Trong khi tiếp tục làm việc với chính quyền Damascus, th́ phía Nga cũng thu xếp liên hệ với phe đối lập.
Đoàn đại diện của chính quyền Damascus do cố vấn của Tổng thống Syria về các vấn đề chính trị và thông tin Buseina Shaaban làm trưởng đoàn đă thăm Nga.
Trong ba ngày ở Nga đoàn đă gặp gỡ đại diện của Bộ Ngoại giao, Đuma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng liên bang (Thượng viện).
Tại Thượng viện, ông Buseyna Shaaban đă tuyên bố: “Nga là nước duy nhất dựa vào các sự việc thực đang diễn ra ở Syria” (để xác định thái độ đối với nước này).
Ngày 8/9, Thượng viện Nga cũng đă tiếp đoàn đối lập Syria do Ammar al-Kurabi làm trưởng đoàn. Mục đích cơ bản của những người này là thiết lập quan hệ với giới chính trị cấp cao của Nga.
Nhà lănh đạo Trung tâm nghiên cứu Cận Đông ở Petersburg Gumer Isaev cho rằng: “Có thể coi việc quan hệ với tất cả các phe của xung đột, cũng như tuyên bố của Medvedev là nỗ lực hoà giải Tổng thống Syria Assad với đối lập, đồng thời cải thiện uy tín của Tổng thống Syria trong con mắt của phương Tây. Thất bại trong vụ Libya sẽ thúc đẩy những nỗ lực theo hướng này”.
Phó chủ tịch thứ nhất của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện nói về kết quả hội đàm: “Chúng tôi đă thảo luận vấn đề quan trọng nhất – không được có sự can thiệp vào công việc nội bộ của Syria, kể cả trong khuôn khổ quốc tế. Nhân dân Syria phải quyết định vận mệnh của ḿnh, dù có hay không có Assad”.
Với "cách chơi hai mặt", dù phe nào ở Syria chiếm ưu thế nước Nga có thể vẫn đảm bảo được quyền lợi ở Syria.
Syria là một trong số không nhiều nước ở Cận Đông mà Nga c̣n giữ được ảnh hưởng, trước hết đây là thị trường lớn cho vũ khí Nga. Hợp tác kỹ thuật quân sự với Damascus, nếu tính cả các hợp đồng đang đàm phán, có thể mang lại cho nước Nga 3–4 tỷ USD.
Các công ty năng lượng Nga đang hoạt động ở Syria, ở Tartus có căn cứ hải quân Nga. Trong bối cảnh như vậy, chính sách của chính quyền Nga “tự bảo hiểm” và lập quan hệ với với các thủ lĩnh đối lập triển vọng là hoàn toàn có thể giải thích được.
Ngoài ra, chế độ của Assad đă tự bôi nhọ ḿnh trong con mắt của cộng đồng quốc tế khi đàn áp khốc liệt các cuộc chống đối, và sự ủng hộ nhiệt thành ẩn chứa nguy cơ mất uy tín.
Việc giữ vai tṛ nhà hoà giải, nước trung gian giữa các bên cho phép đồng thời cả nâng cao vai tṛ của Nga trong khu vực, cả cải thiện danh tiếng của chính quyền Syria hiện nay.
Có thể, uy tín quốc tế của Nga sẽ giúp cho việc bảo vệ các lợi ích của Syria trong các cuộc gặp gỡ và đàm phán ở Liên Hợp Quốc, Hội đồng nghị viện châu Âu và các tổ chức quốc tế khác.
Đại sứ mới của Nga ở Syria vừa được bổ nhiệm hôm 12/9/2011 Azamat Kulmuhametov được giao một công việc hết sức phức tạp.
T́nh h́nh ở Cận Đông, như Tổng tham mưu trưởng Nga Nikolai Makarov thừa nhận, “khó dự đoán”, và cố gắng của Nga đứng ngoài cuộc tranh giành trong bối cảnh khó xác định xem ra là khôn ngoan. Mặt khác, điều này mang trong nó nguy cơ đánh mất ưu thế một khi xuất hiện người thắng rơ ràng.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)