Bao Giờ Cho... Hết Tháng Mười - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-08-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,409
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Bao Giờ Cho... Hết Tháng Mười

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Bi hài kịch của đồng Euro...

Một nước "vô can" là Anh quốc, không nằm trong khối Euro,
vẫn phải tính xem các ngân hàng Anh bị kẹt bao nhiêu vốn
trong các nước lâm nạn, có tỷ lệ nợ nần cao nhất so với GDP.
Các nước đó mà vỡ nợ th́ hệ thống ngân hàng của Anh có thể
mất bao nhiêu tiền, làm sao đ̣i lại?...


Giới đầu tư trên các thị trường tài chánh thường rất sợ Tháng Mười, là khi hay xảy ra nhiều biến động nhất trong năm. Hai vụ sụt giá cổ phiếu gây kinh hoàng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - cho đến nay - đều xảy ra trong Tháng Mười: "Thứ Năm Đen" vào ngày 24 Tháng 10 1929 khi thị trường mất giá 11% nội trong ngày, và "Thứ Hai Đen" vào ngày 19 Tháng 10 1987 khi thị trường sụt giá mất 22,6%.

Với Âu châu, Tháng Mười sẽ là tháng dài nhất trong năm, khi thị trường chờ đợi là lănh đạo các nước sẽ có thêm một kế hoạch cấp cứu vụ khủng hoảng đồng Euro vào đầu Tháng 11, nhân hội nghị các Tổng trưởng Tài chánh của khối G-20 tại thành phố Cannes. V́ vậy, người ta hát văn là "bao giờ cho hết Tháng 10".

Thật ra, với Âu Châu, tháng nào trong năm cũng sẽ là Tháng Mười nhức tim, chỉ v́ tai ách khó gỡ của đồng Euro.

Kỳ trước, cột báo "Kinh tế cũng là Chính trị" này đă nói đến phương cách ứng phó với khủng hoảng của Hoa Kỳ trong bài "Con Bệnh Euro và Thầy Lang Mỹ - Những nghịch lư chính trị trong tai họa tiền tệ". Kỳ này, xin phân tách tiếp về ách tắc bất tận của các nước Âu châu trong vụ khủng hoảng tài chánh liên miên bất tuyệt này.

***


Thời sự gần như hàng ngày đưa ra những lời báo động rất nổ như "thách đố lớn nhất", "tuột khỏi tầm tay" hoặc "giai đoạn kinh hoàng nhất", v.v... Đó là lời phát biểu của lănh tụ, giới chức cao cấp hay chủ tịch các ngân hàng, sau hàng loạt hội nghị cấp cứu hoặc sáng kiến ứng phó ngày càng tốn kém hơn.

Dư luận b́nh thường th́ rối mắt với các tên tắt rất lạ của kế hoạch cấp cứu hoặc những ngân khoản ngày một cao để chuộc nợ cho Hy Lạp, hay dựng tường lửa ngăn cơn khủng hoảng khỏi lan qua nước này nước kia, v.v.... Khi lờ mờ theo dơi tin tức, người ta cứ tưởng rằng lănh đạo các nước và các định chế đang cấp bách đối phó với cơn hoả hoạn.

Tuần qua, tạp chí chuyên đề The Economist của Anh có một bài viết rất dài nêu đích danh các nhân vật hữu trách của Âu châu với lời phê phán rất nặng về cách đối phó tèm lem như vậy. Nghĩ cũng oan t́nh!

Thật ra, họ chỉ là những cái bóng chạy quanh ngọn nến của đèn kéo quân. Họ không đối phó với thực tế mà bị thực tế xoay vần như con rối. Lư do chính là cơ cấu phi lư của Liên hiệp Âu châu có 27 nước và khối Euro có 17 hội viên trong một dự án hoang tưởng.

Xin nhắc lại về dự án đó: trong đà hồ hởi khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, việc thống nhất quy củ sinh hoạt kinh tế của các nước Âu châu khởi đi từ sau Thế chiến II đă có... bước nhảy vọt vĩ đại vào một cơi "vô chiêu", hay vô chủ.

Khi nguy cơ chiến tranh được đẩy lui, việc tái thiết cả khối Đông Âu bị chủ nghĩa cộng sản tàn phá đă mở ra giai đoạn phát triển khả quan. Được hai chục năm. Thời thịnh đạt th́ ít ai nh́n ra mâu thuẫn bên trong và tưởng rằng lănh đạo các nước đă chủ động vận trù được thực tế. Khi kinh tế suy trầm th́ chính là thực tế mới xoay vần lănh đạo, dù là lănh đạo một nước, một tổ chức thư lại hay một hệ thống ngân hàng.

Nghịch lư ở đây nằm trong ba khối xen kẽ với nhau như một vật thể liền lạc.

Liên Âu là một dự án tự do mậu dịch giữa 27 nước, trong đó đệ nhất cường quốc về xuất cảng là Cộng hoà Liên bang Đức có khả năng cạnh tranh vượt trội và đưa hàng hoá vào các nước thật ra c̣n chậm phát triển, Hy Lạp chỉ là một thí dụ. Chúng ta có khác biệt như vực thẳm giữa các nước kỹ nghệ hoá tiên tiến ở miền Bắc và các nước sa đà trong cơi thư giăn thoải mái ở miền Nam. Chưa nói đến khối Đông Âu cũng có hai mảnh Nam-Bắc.

Trong khối Liên Âu, có 17 nước lập ra một hệ thống tiền tệ Euro, nơi mà một nước tụt hậu, như Hy Lạp, lại xài chung đồng bạc với cường quốc kinh tế là Đức, theo một thể thức chung. Hai xu hướng tiết kiệm và tiêu thụ quá khác biệt này có thể xé rách đồng bạc! Quả nhiên.

Thứ ba, v́ ảo vọng thống nhất, Liên Âu c̣n lập ra bộ máy thư lại của các công chức quốc tế tại Bruxelles để đ̣i chi li điều động mọi sinh hoạt kinh tế tài chánh của các hội viên.

Trong khối kiến trúc có vẻ liền lạc mà ai ai cũng có vẻ điều khiển cái ǵ đó có vẻ có lợi nhất cho cả tập thể - từ nguyên thủ quốc gia đến người cầm đầu các định chế công quyền Âu châu hay ngân hàng - người ta có một hài kịch về quyền lợi. Các nước đều có vẻ hợp tác với nhau, chứ khi hữu sự th́ chủ quyền quốc gia, hay quyền lợi của người dân, mới là yếu tố quyết định.

Điều ấy rất chính đáng, nhưng dẫn tới kết quả là Hy Lạp có thể dựa thế kinh tế Đức mà tiêu xài vô lối... cho dân Hy Lạp. Khi Đức phải mở hầu bao cấp cứu thành viên bất cẩn này th́ dân Đức khiển trách lănh đạo của ḿnh. Mà kế hoạch cấp cứu c̣n phải được một xứ khác, nhỏ xíu như Slovenia hay Slovakia, đồng ư. Chỉ cần một nước lắc đầu là sẽ đi lại từ đầu, t́m ra kế hoạch c̣n tốn kém hơn. V́ trong khi các thành phần ưu tú c̣n hội họp tranh căi th́ thực tế, hay thị trường, vẫn tiếp tục gieo họa.

Một thí dụ khác mà dân Mỹ thấy sát sườn trong bối cảnh kinh tế và chính trị hiện nay: ưu tiên là giảm chi để quân b́nh ngân sách hay đẩy mạnh tăng trưởng để giải quyết thất nghiệp?

Tại Âu châu, cuộc tranh luận chính đáng này là một vở kịch câm ồn ào: không cơ chế nào có thẩm quyền quyết định cho cả tập thể, mà chỉ có từng tiếng nói, cũng rất chính đáng, của từng nước, để không dẫn đến kết quả chung quyết. V́ mỗi nước lại có một ưu tiên riêng, về kinh tế hay chính trị, hay bầu cử.

Khi nh́n trên toàn cảnh như vậy, người ta thấy ra tập thể này, kinh tế hay tiền tệ, là một vở kịch mà mỗi diễn viên hay quốc gia lại diễn theo kịch bản của ḿnh. Toàn là diễn viên thượng thặng, nhưng cho riêng cử tọa của ḿnh ở dưới. Mà không có đạo diễn!

Thủ tướng Hy Lạp hứa hẹn khắc khổ trên sân khấu mà nháy mắt với cử tọa của ông ở dưới, ở nhà, là đừng lo, hăy khắckhổ một chút th́ ta sẽ có tiền. Trên sân khấu, Thủ tướng Đức ra vẻ tin tưởng lời hứa, nhưng bật tín hiệu cho cử tọa của bà, cử tri Đức, rằng ta không cứu Hy Lạp mà cứu lấy các ngân hàng Đức. Tổng thống Pháp hay Thủ tướng Ư cũng thế, họ diễn rất khéo vở kịch riêng. Nếu không th́ sẽ thất cử.

Đâm ra, các nước Âu châu lập ra cơ chế hào nhoáng mà vô quyền, v́ vậy mới là "vô chiêu": khi hữu sự th́ đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ. Từng quốc gia vẫn lấy quyết định riêng trên cơ sở của quyền lợi quốc gia dân tộc. Và trên lưng người khác, nếu có thể được.

Hài kịch ấy trở thành bi kịch khi mà không xứ nào dám xoá bỏ hệ thống Euro để mọi người ra về xài tiền của ḿnh bằng thực lực của ḿnh theo kiểu liệu cơm gắp mắm. Đồng Euro có thể thành đồng sứt nhưng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt trong sự lụn bại chậm răi của cả tập thể. Cho đến ngày dư luận xoay chiều và chống lại việc thống nhất ngoài da như vậy. Dấu hiệu tiên báo là khi các chính đảng "chống Âu châu" đắc cử hàng loạt.

Từ nay đến thời điểm đảo ngược tư tưởng như thế, có thể là khá lâu sau này, thị trường tiếp tục vần vũ. Và 12 tháng đều là Tháng Mười.

Nguyễn Xuân Nghĩa - Người Việt
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	article-1333204-0C36343C000005DC-853_634x483.jpg
Views:	8
Size:	29.0 KB
ID:	323007
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:51.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08491 seconds with 12 queries