'Kỳ nhân' không tay cuốc đất, viết chữ... bên ḍng sông Lam - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-18-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,431
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default 'Kỳ nhân' không tay cuốc đất, viết chữ... bên ḍng sông Lam

Mất đi đôi tay, nhưng với nghị lực phi thường, ông đă đứng dậy, vượt bao gian khó trong cuộc sống, ông là Nguyễn Ngọc Kư thứ hai ở Việt Nam, dệt nên câu chuyện nổi tiếng được lan truyền từ mấy chục năm nay.

Đó chính là Hoa Xuân Tứ, nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của nhà thơ – nhà văn Quang Huy, tác phẩm đoạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi do Trung ương Đoàn phối hợp với hội nhà văn tổ chức năm 1968.

Tuổi thơ dữ dội

Chúng tôi t́m về nhà Hoa Xuân Tứ vào một ngày cuối tuần, bầu trời xứ Nghệ mùa này lúc nào cũng âm u, mây đen xám xịt, có thể trút cơn mưa bất cứ lúc nào. Mới vào đến đầu xă hỏi nhà Hoa Xuân Tứ mà ai cũng biết. Cũng phải thôi, tôi quê ở khác huyện nhưng từ nhỏ đă được thầy cô dạy cho tấm gương nghị lực của ông để noi theo. Hoa Xuân Tứ nổi tiếng là vậy, ai cũng biết th́ điều đó cũng dễ hiểu.


Chân dung “kỳ nhân” Hoa Xuân Tứ.

Từ thuở ngồi trên ghế nhà trường tiểu học tôi đă nghe tới tên ông nên lần đầu tiên gặp tôi thấy hồi hộp ṭ ṃ vô cùng. Con đường vào nhà ông ổ voi, ổ gà nham nhở, sau một hồi vật lộn với con đường đau khổ, chúng tôi cũng đến được nơi cần đến. Hiện ra trước mắt tôi là căn nhà đơn sơ, đang làm dở, dường như chủ nhà hết tiền nên không thể hoàn thiện căn nhà cho đẹp.

"Cho cháu hỏi đây phải nhà bác Hoa Xuân Tứ phải không ạ?", "Đúng rồi, tôi là vợ ông ấy, ông Tứ đang đi ḅ ngoài đồng, để tôi ra gọi ông ấy về, các chú cứ vào nhà ngồi chơi, uống nước chờ ông ấy".


Vợ chồng ông Hoa Xuân Tứ

Bước vào căn nhà trống trải, có rất ít thứ đáng giá đồng tiền, tôi hiểu được phần nào cuộc sống của gia đ́nh ông. Chừng 10 phút sau th́ ông Tứ về.

Trước mắt chúng tôi là một người đàn ông nước da ngăm đen, dáng dấp nông dân đích thực, mái tóc đă ngả muối tiêu, tôi chú ư đôi tay của ông đă bị cụt đến tận nách. Miệng tươi cười, hằn lên những nếp nhăn, Hoa Xuân Tứ bắt đầu t́m về miền kư ức kể lại câu chuyện đẫm nước mắt cho chúng tôi nghe.

Hơn nửa thế kỷ đă trôi qua nhưng nó vẫn như hằn in trong tâm trí của ông không thể nào quên được. Ngày đó Hoa Xuân Tứ cũng như những đứa trẻ trong cái làng quê nghèo ở Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) này, tuổi thơ gắn với ḍng sông Lam thơ mộng, với những băi bồi bạt ngàn mía.


Mặc dù mất đi đôi tay nhưng việc ǵ Hoa Xuân Tứ cũng có thể làm được. Trong ảnh là ông dùng vai và cằm cầm xẻng xúc đất.

“Hồi đó quê tôi có nghề kéo mía ép mật thủ công, cứ hai ba nhà có một cái che kéo. Nhà tôi cũng chung với hai hộ khác làm một cái che. Đó là một cái trục xoay dùng sức kéo của trâu, ḅ, hai cái trục dựng đứng để ép mía. Trẻ con vốn nghịch ngợm, hiếu kỳ. Có lần tôi đến đút mía vào che rồi giục trâu kéo, ai ngờ chiếc máy ép mía ép luôn cả đôi tay vào trục che, tôi chỉ biết kêu một tiếng trời ơi rồi ngất đi không biết ǵ nữa”, ông Tứ bàng hoàng kể lại tai nạn khiến đôi tay ông bị cụt đến tận vai như ngày nay.


Clip: Ông Tứ trổ tài viết bằng miệng

Khi tỉnh dậy th́ cậu bé Tứ đă thấy ḿnh nằm trong bệnh viện, toàn thân đau nhức và Tứ đă khóc khi biết đôi tay của ḿnh không c̣n, nó bị cắt cụt lên đến tận vai.

Ra viện, Tứ gầy g̣, ốm yếu sống thui thủi một ḿnh trong xó nhà. Tương lai của cậu bé ở vùng quê nghèo rồi sẽ ra sao khi không c̣n đôi tay? Những tháng ngày tiếp đó đúng là một thời kỳ đen tối nhất đối với Tứ, suốt ngày Tứ khóc không chịu chơi đùa ǵ cả.


Hoa Xuân Tứ đang trổ tài viết chữ bằng vai và cằm. Cách viết này ông sử dụng suốt từ lúc bước vào học lớp 1 cho tới nay.

Thế nhưng bằng nghị lực của ḿnh Hoa Xuân Tứ đă dệt nên một cổ tích thần kỳ thời bấy giờ. Tứ không gục ngă mà đứng lên một cách mạnh mẽ khiến nhiều người phải nể phục. Tấm gương cậu bé Hoa Xuân Tứ thời đó lan truyền khắp cả nước, lan tới cả ngoài chiến trường ác liệt, Hoa Xuân Tứ xứng đáng trở thành tấm gương vượt khó, vượt khổ vươn lên để mọi người học hỏi.

Dệt nên những kỳ tích giữa đời thường

Thời kỳ đó, một lớp học vỡ ḷng được mở ngay đầu xóm của Tứ. Nh́n bạn bè cùng trang lứa tung tăng cắp sách tới trường, nước mắt Hoa Xuân Tứ nhạt nḥa chan đầy bát cơm trắng độn muối mà bố mẹ, anh chị nhường cho em mỗi khi nghĩ đến cảnh đám bạn í ới gọi nhau tới trường.

Rồi Tứ nuôi ước mơ tới trường, mỗi lần cả gia đ́nh đi làm đồng, Tứ ở nhà một ḿnh dùng những ngón chân của ḿnh kẹp lấy que tre tập vẽ trên nền đất. Từ que tre đến viên phấn, “Tứ phải lên gân, cặp thật chặt hai ngón chân lại. Viên phấn có vẻ chắc chắn hơn, lượn những nét run run trên mặt phản. Nhưng thỉnh thoảng lại bị “cục” một tiếng. Phấn găy làm đôi".


Ông Tứ chăm sóc cho đứa con tật nguyền suốt 28 năm nay nằm 1 chỗ.

"Nó lại chịu khó cặp viên khác. Viết xong được mấy chữ, thả viên phấn ra, hai ngón chân cứ cứng quèo như bị chuột rút”. (trích “Hoa Xuân Tứ”, tr 17), nhà văn Quang Huy đă miêu tả như vậy trong tập truyện của ḿnh. Qua bao ngày khổ luyện Tứ đă làm nên điều kỳ diệu đầu tiên là em viết được bằng chân và viết chữ rất đẹp.

Em bảo bố mẹ đưa đến trường xin nhập học nhưng nh́n cậu bé đôi tay cụt đến tận vai thầy giáo đă lắc đầu không nhận. Thầy giáo cũng như bạn bè, mọi người đều phán một câu: “Cụt tay như nó làm sao mà học được”.


Vợ chồng ông Tứ bên đứa con kém may mắn, bị bại năo nằm 1 chỗ.

Không nản chí, Tứ hằng ngày vẫn đều đặn mang vở đứng ngoài hiên của lớp nghe thầy giáo giảng bài và học theo. Nghị lực của Tứ đă làm cho thầy giáo phải bái phục và nhận vào lớp học. Từ đó người ta thấy trong lớp học có thêm một cậu bé đen nhẻm, dáng nhỏ thó chăm chỉ ngồi trên tấm phản ở góc pḥng học nghe thầy giáo giảng bài.

Từ viết chân Tứ đă chuyển sang viết bằng vai và cằm. Tứ nghĩ rằng, dùng chân viết như thế là “mất lịch sự” nên cậu bắt đầu tập viết chữ bằng vai và cằm phải. “Có lần, sang chơi nhà Tứ, tôi thấy nó đang nằm chổng mông trên giường; cái đầu cứ ngoẹo đi ngoẹo lại.

Quái, thằng này làm cái tṛ ǵ không biết? Tôi đến gần xem. Đầu và vai nó cứ voặn vẹo trên một quyển vở. Hoá ra nó đang tập viết theo kiểu mới. Tôi để ư thấy nó không cặp bút vào kẽ chân như trước nữa mà cặp vào giữa cằm và vai. Cái thằng Tứ, không bao giờ nó chịu vừa ḷng với việc ḿnh làm!” (trích “Hoa Xuân Tứ”, tr. 20).

Và Tứ đă làm nên điều kỳ tích thứ hai là viết chữ được bằng vai và cằm. Sau bao năm khổ luyện, với thành tích học luôn đứng đầu lớp, Tứ trở thành một tấm gương sáng về nghị lực vượt lên tất cả trở thành người sống có ích, hoc giỏi. Tứ là tấm gương sáng cho bạn bè, mọi người học tập noi theo, cậu trở thành niềm tự hào cho mọi thế hệ lúc bấy giờ.


Hoa Xuân Tứ đang xem lại những bức ảnh chụp cùng Bác Hồ khi được vinh dự ra Hà Nội dự Đại hội chiến sĩ anh hùng thi đua toàn miền Bắc.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời Hoa Xuân Tứ là vào năm 1967, ông vinh dự được đồng chí Chu Mạnh, chủ tịch tỉnh Nghệ Tĩnh lúc bấy giờ khi nghe được tấm gương vượt khó của Tứ đă trực tiếp về xóm đưa em ra tận Hà Nội dự Đại hội chiến sĩ anh hùng thi đua toàn miền Bắc.

Cũng trong lần này Hoa Xuân Tứ vinh dự được gặp Bác Hồ. Sau khi nghe câu chuyện của Tứ, Bác ôm Tứ vào ḷng và động viên an ủi Tứ. Cũng trong lần ấy Bác đă chỉ đạo cho giáo sư Tôn Thất Tùng làm cho Tứ một đôi tay giả. Thế nhưng không may cho ông là trận lũ lịch sử năm 1978 đă cuốn trôi đôi tay giả ấy, v́ thế ông quay trở lại sống cuộc sống không có tay như ngày xưa.

Đôi chân và cái miệng nuôi 5 đứa con nên người

Giờ đây Hoa Xuân Tứ đă bước sang tuổi 64, bằng nghị lực của ḿnh, qua bao năm khổ luyện, Hoa Xuân Tứ bây giờ có thể làm được mọi việc như bao người b́nh thường khác như bơi, làm việc lặt vặt trong nhà và rất nhiều việc khác nữa…

Đă gần 50 năm qua, Hoa Xuân Tứ, từ một đứa trẻ tật nguyền đă trở thành thần tượng của thế hệ tuổi trẻ. Bước ra ngoài văn chương, ông trở thành lăo nông quê mùa mộc mạc. Sống một cuộc đời b́nh dị xứng đáng với sự thương yêu của Bác Hồ và niềm tin của thế hệ thanh, thiếu niên cách đây gần nửa thế kỷ.

Mọi sinh hoạt hằng ngày tuy có phần khó khăn so với người b́nh thường nhưng ông vẫn thể hiện một con người giàu nghị lực. Với đôi hàm răng chắc và đôi chân năng động, rắn chắc đă giúp ông làm mọi việc từ đồng áng cho tới sinh hoạt cá nhân v́ cuộc sống của bản thân và gia đ́nh. Ông cùng bà Lê Thị Sự, người vợ hiền ngoan, tần tảo, lam lũ hôm sớm để nuôi năm người con trưởng thành.


Clip: Cảnh sinh hoạt hàng ngày của ông Hoa Xuân Tứ

Giờ đây ông đă có cháu nội, những đứa con lớn lên lần lượt đă lập gia đ́nh, yên bề gia thất, duy chỉ có người con thứ 3 Hoa Thị Sen (SN 1978), sau một tai nạn đă phải nằm liệt giường hơn 28 năm nay. Mọi sinh hoạt của chị Sen đều phải nhờ vào sự chăm sóc của ông và bà Sự.

Chia tay Hoa Xuân Tứ khi cơn mưa chiều ập xuống, cơn gió lạnh rít lên từng hồi, trong tâm trí tôi vẫn văng vẳng lời nhắn nhủ của ông: "Tôi không mong muốn ǵ hơn, vợ chồng chúng tôi già rồi mà vẫn chưa xây được căn nhà hoàn chỉnh, con Sen lại bại liệt nằm một chỗ, không biết sau này chũng tôi già rồi th́ ai chăm sóc nó được.

Tôi chỉ mong nó có được cái xe lăn cho nó, được tham gia chương tŕnh vượt lên chính ḿnh để có thể xóa được số nợ của ngân hàng, có chút tiền hoàn thiện nốt căn nhà đang dang dở. Như thế là đời tôi măn nguyện lắm rồi".

Ước nguyện của ông thật nhỏ nhoi nhưng chất chứa trong đó là ao ước cả đời của ông và gia đ́nh.

Xe chạy qua ḍng sông Lam, chúng tôi nghe văng vẳng đâu đó câu hát quen thuộc đối với người dân nơi đây:

Cuối ḍng sông Lam, trên quê hương Bác Hồ,

Có người bạn nhỏ, mất cả hai tay nhưng vẫn hăng say học hành.

Con chim không cánh mà vẫn biết bay.

Như vẫn c̣n đây đẹp hai bàn tay.

Mang truyền thống quê hương Xô Viết.

Tiếp cho anh muôn vàn sức mạnh

Cho anh thắng mọi khó khăn…

Như con chim nhỏ không c̣n đôi cánh xinh

Líu lo trên quê ḿnh trước ánh b́nh minh

Hoa Xuân Tứ người bạn hiền ta yêu biết mấy

Cụt cả hai tay mà đời vẫn vui thay…


Lam Giang
Theo Bưu Điện Việt Nam
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	t688236.jpg
Views:	6
Size:	41.5 KB
ID:	325562
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09983 seconds with 12 queries