GiadinhNet - Người đàn ông với khuôn mặt di dạng lặng lẽ giữa chốn đô thị bán vé số kiếm tiền nuôi vợ mắc căn bệnh suy tim.
Tuổi thơ nghiệt ngă
Ngày mưa cũng như ngày nắng, người ta vẫn thấy một người đàn ông tật nguyền lê những bước chân khắp mọi ngơ ngách của TP Huế để bán những tờ vé số
Ông Lê Phúc sinh năm 1957 hiện trú tại thôn An Khanh (xă Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế). Từ khi mới lọt ḷng Phúc vẫn khỏe mạnh, kháu khỉnh như bao đứa trẻ khác. Giữa học kỳ năm lớp 1, độ 7 tuổi, không hiểu sao bên phải khuôn mặt Phúc bắt đầu nổi lên những đốm đỏ. Ba mẹ cậu cứ nghĩ là bị dị ứng nên cũng chạy đôn chạy đáo hỏi han bà con cḥm xóm t́m lá cây rửa cho con nhưng măi vẫn không đỡ, càng ngày vết đỏ cứ lan ra, tấy và đau nhức…
Chiến tranh loạn lạc, gia cảnh khó khăn, ba mẹ Phúc cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay nh́n con trong đau đớn. Cậu chịu đựng cảnh đi học bị bạn bè trêu chọc, lủi thủi chơi một ḿnh, vào trong lớp bị các bạn đẩy xuống dưới ngồi một ḿnh, không ai chơi thân v́ sợ lây bệnh. Học hết lớp 5, Phúc về nhà theo ba làm thuê cuốc mướn kiếm gạo nuôi em.
Những khối u trên mặt càng ngày càng tấy đỏ, thịt cứ đùn ra mà không có tiền đi viện. Ông Phúc ngậm ngùi: “Khi nghĩ lại tuổi thơ, tui muốn chết đi cho đỡ khổ. Bị mọi người xa lánh, xua đuổi tui đă khóc rất nhiều, ăn không muốn ăn, cơ thể tiều tụy, người c̣i cọc… Nhưng nghĩ ba mẹ đă đau từng khúc ruột sinh ra tui, tui c̣n có ba mẹ và các em nên tui phải sống”. Đau khổ hơn, khi đi làm đồng ông dẫm phải ḿn, may cứu được mạng sống nhưng đôi chân ông mang tật suốt đời.
Năm 25 tuổi, Lê Phúc cũng có vợ. Vợ anh là một thiếu nữ nết na, cùng làng, cùng tuổi – chị là Trần Thị Bằng. Tuy nh́n bề ngoài xấu xí, nhưng ở anh có bản tính hiền lành, chịu khó nên chị đem ḷng yêu mến. Dưới mái nhà tranh dột nát, những đứa con khỏe mạnh đă ra đời. Rồi chị bị suy tim, “cơm áo gạo tiền” lại đè nặng lên đôi vai gầy yếu của người chồng.
Căn bệnh lạ của ông cứ một ngày nặng thêm, u thịt cứ lớn dần kéo sệ khuôn mặt xuống. Nghề nghiệp không, tŕnh độ thấp, vợ chồng đều mang bệnh nên cơm gạo không có, nhịn nhiều hơn ăn. Tuy nghèo đói, vợ chồng ông sống trong sạch, không trộm cắp, ngửa tay xin ai bao giờ.
Ông Hồng, hàng xóm cho hay: “Nh́n gia cảnh vợ chồng ông Phúc mà tui thấy chạnh ḷng thương. Chồng th́ mắc bệnh lạ, vợ lại bệnh tim nữa, không ai khổ như gia đ́nh ông. Sáng mô ông cũng lê những bước chân tật nguyền, với khuôn mặt dị dạng lên thành phố bán vé số. Có ai gọi ông làm ǵ ông cũng làm để kiếm bát gạo cho vợ con. Có người thương t́nh cho thêm lon gạo, con cá, bát nước mắm… đỡ phần khó khăn”.
Mặc dù sống trong nghèo khó nhưng ông chẳng bao giờ than phiền, hay trách móc, làm ǵ đó trái với lương tâm ḿnh v́ thế mà được mọi người nể trọng.
Ước một điều kỳ diệu
Ông cố quên đi nỗi đau về thể xác, tích góp để đi viện chữa bệnh. Nhưng rồi ông nghĩ ḿnh bề ngoài thế này cũng đành v́ không nguy hại đến tính mạng, cái chính là lo cho vợ. Ông liều vay mượn anh em, bà con cḥm xóm cộng thêm bán đồ đạc trong nhà, đầu năm 2000 đưa vợ vào TPHCM chữa trị. Được một thời gian, không đủ tiền phẫu thuật ông đành ngậm ngùi làm thủ tục xuất viện cho vợ.
Vợ chồng ông có với nhau 3 mặt con. Chúng cũng lăn lóc đi làm thuê làm mướn nơi làng quê nghèo đói tự kiếm miếng ăn đă đành, c̣n phải kiếm tiến mua thuốc hàng ngày cho mẹ.
Ngày mưa cũng như ngày nắng, người ta vẫn thấy một người đàn ông tật nguyền lê những bước chân khắp mọi ngơ ngách của TP Huế để bán những tờ vé số. Sáng sớm tôi đă gặp ông ở cổng Bệnh viện Trung ương Huế. Ông tâm sự: “Tui bắt đầu dậy 4 giờ sáng, ăn tạm hạt cơm nguội để cuốc bộ cả chục cấy số đi lên phố kịp trời vừa sáng, nhận vé xong là tui đến đây, chỗ bệnh viện đông người mong sao cũng bán được nhiều tấm vé hơn chỗ khác”
Ông nói thêm: “Với khuôn mặt như ri, người mới gặp lần đầu sợ phát khiếp, nhất là chị em phụ nữ. Nhưng tui đi đây nhiều nên họ cũng quen. Bây chừ tui chỉ mong là đừng ốm, chừ mà ốm là vợ tui không có thuốc uống, mà không có thuốc là vợ tui chết mất”.
TP Huế không nơi nào mà ông chưa đến. Trưa đến, ông tạm nhai tạm chiếc bánh ḿ khô, vào nhà dân xin tạm ngụm nước, t́m gốc cây bên đường nghỉ tạm. Đôi chân tật nguyền vẫn chưa được phép mệt mỏi, ông vẫn âm thầm, lặng lẽ giữa ḍng đời tấp nập. Ông bảo: “Bệnh tui mà lây, th́ cả gia đ́nh, ḍng họ đă lây hết rồi. Tui làm ăn chứ có xin xỏ, trộm cắp ǵ của họ mô mà họ sợ”.
Trước lúc chia tay tôi có hỏi ông: Nếu như ông trời cho ông hai điều ước th́ ông sẽ ước ǵ, ông ngậm ngùi: “Thứ nhất, những khối u trên khuôn mặt tui tự dưng biến mất; thứ hai, căn bệnh tim của vợ tui cũng khỏi hẳn”.
Mọi tấm ḷng giúp đỡ cho gia đ́nh ông Lê Phúc xin được gửi về:
- ông Lê Phúc - thôn An Khanh, xă Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế
- Báo Gia đ́nh và Xă hội - 138A Giảng Vơ - Ba Đ́nh - Hà Nội.
Hoặc số tài khoản của Báo: 102010000003919 Ngân hàng Công Thương, chi nhánh Ba Đ́nh, Hà Nội.
Lê Tập