Hầu hết những nữ phu vàng ở đây đều có số phận bất hạnh. V́ miếng cơm manh áo, họ chấp nhận số phận bị đày đọa và cả những nguy hiểm ŕnh rập xung quanh…
Hiểm nguy ŕnh rập
Ban ngày khổ sở trăm bề nhưng đêm đến họ nào có được yên giấc bởi trong đầu luôn thường trực bao nỗi sợ hăi, lo lắng. Em Lê Thị Mơ, ở xă An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, lo lắng: “Chúng em rất sợ bóng đêm v́ khi đó có quá nhiều rủi ro khiến ḿnh không thể nào pḥng ngừa hết được. Đêm đến quanh căn lều chị em ở luôn có rất đông người ŕnh rập để chờ cơ hội “làm bậy”. C̣n vào ban ngày, mỗi khi đi rửa ráy, tắm giặt, ai nấy cũng đều ớn lạnh bởi hàng chục cặp mắt dữ tợn nh́m chằm chằm tứ phía như muốn “ăn tươi nuốt sống”.
|
Những nữ phu đào, đăi vàng cực chẳng kém nam giới |
Dù không có vẻ bề ngoài xinh xắn nhưng nhờ cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, dáng người dong dỏng cao, “ṿng nào ra ṿng nấy”, lại là “của hiếm” giữa núi rừng trùng điệp nên các phu nữ luôn được cánh phu nam “quan tâm”, “chăm sóc” và được họ gọi bằng cái tên tŕu mến “hoa nơi băi vàng”. Nhiều cậu phu trẻ xa vợ, cả ngày nai lưng làm việc, đêm lại tụ tập đánh bài, uống rượu giải khuây.
Khi say rồi lại “nổi hứng”, không chịu t́m về lều ḿnh ngủ mà cứ ṃ sang lều đàn bà con gái nhằm “kiếm chút hơi ấm trong đêm”. Những lúc đấy, các chị em chỉ c̣n cách cự tuyệt, chống cự quyết liệt cũng như nhờ sự trợ giúp của những nam phu tốt tính khác th́ mới được yên thân. Và cũng do quá sợ hăi, không một cô gái nào dám bước chân ra khỏi lều lúc nửa đêm để đi… vệ sinh và phải rỉ tai nhau đi cùng để “dễ bề ứng phó”. Vào cuối mỗi chiều, họ thường đi thành từng tốp 6, 7 người ḥng tránh xảy ra t́nh trạng một chị nào đó bị “bắt cóc nửa đường”…
|
Chị Trịnh Thị Hà kể chuyện bị quấy rối khi đang đi hái rau rừng về ăn |
Chị Trịnh Thị Hà, 29 tuổi, quê ở Hoài Nhơn, B́nh Định, kể lại: “Những lúc một ḿnh ở lán, em bị không ít người đàn ông đem tiền tới gạ gẫm, rủ rê vào rừng chơi cùng họ. Những lần như vậy, em đều t́m cách từ chối khéo. Một lần nọ, khi ra suối tắm, em bị hai người đàn ông bịt mặt chặn đường, buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh. Khi em t́m cách lảng đi th́ bị họ xông tới cầm tay tính lôi vào rừng sâu “làm bậy”. Sau một hồi chống trả, em may mắn bốc được một nắm cát ném thẳng vào mặt bọn chúng nên mới chạy thoát được. Về đến lán mà trong ḷng vẫn chưa hết sợ”. Được biết, chị em nào mắc vơng ngủ trưa ngoài băi phải quấn kín mít từ đầu đến chân, tay lăm lăm một con dao nhọn để pḥng thâm. Nhờ “vũ trang kỹ lưỡng” nên cánh phu nam cũng trở nên dè dặt hơn một khi muốn “phạm thượng”….
Những phận đời bất hạnh
Cũng tại chốn thâm sơn cùng cốc này, ta dễ dàng bắt gặp những mảnh đời bất hạnh. Giống như nhiều người phụ nữ khác, trước đây, chị Trần Thị B. (xin giấu tên), 29 tuổi, quê ở xă Xuân Quang II , huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) cũng từng có một mái ấm, một người chồng hiền lành, chất phác và ba đứa con ngoan, học giỏi. Một đêm cuối tháng 11/2009, cơn “đại hồng thủy” khủng khiếp từ trên núi đổ xuống quét tan xóm nhỏ yên b́nh của chị và cướp đi 18 sinh mạng vô tội.
|
Chị Trần Thị B. luôn mang trong ḷng nỗi nhớ con |
Không chỉ mất nhà cửa, ruộng vườn, chị c̣n mất cả người chồng và đứa con trai cả. Trước nỗi đau quá lớn, chị dắt con về nhà bố mẹ đẻ ở xóm kề bên. Khi vết thương ḷng chưa kịp kín miệng, chị gắng gượng trở dậy và bắt đầu phiêu bạt khắp nơi để kiếm tiền nuôi thân và nuôi con. Ḍng đời xô đẩy, chị t́m đến băi vàng để nấu ăn cho đám phu vàng với mức lương 1 triệu đồng/tháng. “Xa nhà gần hai năm trời, đêm nào ngủ em cũng khóc v́ nhớ hai con da diết mà không cách nào về thăm chúng được. Em tính làm thêm một thời gian, khi nào dư được một khoản kha khá sẽ về quê mở tiệm tạp hóa rồi đón con về sống chung”.
C̣n đối với em Huỳnh Thị Hạnh Phúc, 20 tuổi, ở xă Vạn Ninh, tỉnh Khánh Ḥa, cuộc đời chỉ toàn nước mắt. Năm 2007, mẹ mất, Phúc theo bố lên băi vàng kiếm sống. Đầu năm 2008, do được người thân ở quê giới thiệu được một đám, Phúc từ biệt bố để về quê lấy chồng. Tuy nhiên, chỉ qua 3 tháng làm dâu, Phúc đă phải bỏ nhà ra đi v́ không chịu được cảnh hắt hủi, miệt thị của nhà chồng.
Không biết đi đâu về đâu, Phúc đành trở lại nơi rừng thiêng nước độc để ở với bố. Hơn ba tháng sau, Phúc hoảng hốt v́ trong người cô có một sinh linh bé bỏng, là kết quả giữa cô với người chồng trước đă thành h́nh hài. Do thai quá lớn, không thể phá được nên Phúc quyết định giữ lại. Đến nay, đứa con Phúc đă được gần hai tuổi. “Được mang tên Hạnh Phúc nhưng sao cuộc đời em chỉ toàn cay đắng bất hạnh. Giờ em không dám trở về nhà chồng cũ nhưng cũng chẳng nỡ để con theo ḿnh rồi sống trong tủi cực. Thôi ráng thêm thời gian làm có tiền em sẽ đưa con về quê cũ” – Phúc ứa nước mắt.
Tuy nhiên không ai quên được số phận bi thương của vợ chồng cô gái 25 tuổi Nguyễn Thị Vàng, dân gốc ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh. Từ khi c̣n là thôn nữ đôi mươi, Vàng đă theo chồng phiêu bạt khắp các băi vàng từ Quảng Trị, Quảng Nam rồi đến Phú Yên. Ở với nhau 5 năm, Vàng đă hai lần mang bầu nhưng đều không giữ được dù hai vợ chồng đă cố hết sức. Lần thứ ba, thai phát triển b́nh thường đến tháng thứ 8. Khi đấy hai vợ chồng cô như “mở cờ trong bụng” với viễn cảnh một gia đ́nh đầm ấm với tiếng trẻ ê a tập nói hiện lên ngày một rơ hơn bao giờ hết.
Một tháng sau, Vàng chuyển dạ, mọi người đều hồi hộp chờ đợi. Khi được bà đỡ trao cho đứa bé, chồng Vàng thét lên kinh hoàng, riêng Vàng th́ ngất lịm bởi trên tay không phải là một sinh linh bé bỏng mà là một đống “bầy nhầy” không h́nh hài và thiếu sinh khí: không mắt, miệng, chân tay. Th́ ra chất độc dưới suối ngầu đục trộn lẫn bột đá và chất độc cyanua mà Vàng tiếp xúc hằng ngày đă ngấm vào cơ thể của cô. Ngày hôm sau, sau khi đào huyệt chôn con, vợ chồng Vàng đă bỏ băi vàng trở về quê cũ…
Mặc dù luôn sống cơ cực và âu lo thấp thỏm nhưng hầu hết các phu nữ làm vàng đều không có ư định bỏ ngang bởi họ nghĩ rằng nghề này sẽ giúp họ thay đổi số phận và có một cuộc sống tươi đẹp hơn. Nhưng thực ra, hầu hết các chị đều thất bại trong việc theo đuổi “giấc mộng giàu sang” để rồi lại đón nhận thêm thật nhiều cay đắng … |
Lưu T́nh
Phunu