Sự sụp đổ của Gaddafi khiến cho phương Tây vui mừng nhưng ông kịp để lại "di sản chết người", đe dọa lợi ích của phương Tây và nhiều đồng minh của họ ở Trung Đông.
Hiện tại cuộc chiến ở Libya tạm thời chấm dứt. Phương Tây cho rằng, Trung Đông an toàn hơn khi Đại tá Moammar Gaddafi chết và không thể tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
Tổng thống Obama th́ cho rằng, cái chết của Gaddafi kết thúc một chương dài đau khổ của người dân Libya, mở ra chương mới cho nền dân chủ nơi đây nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung.
Libya "được giải phóng", Chính phủ mới sắp được thành lập, tạm thời kết thúc những cuộc đấu súng giằng co kéo dài trong 8 tháng qua nhưng di sản mà Gaddafi để lại cho Libya là kinh tế phụ thuộc vào dầu, tệ nạn xă hội tràn lan…Không những vậy, t́nh trạng hỗn loạn tại đây vẫn chưa hoàn toàn kết thúc khi hàng loạt nhóm dân quân vũ trang xuất hiện nhan nhản tại nhiều nút giao thông chính tại các thành phố ở Libya.

Libya hậu Gaddafi trở thành kho vũ khí cho những kẻ khủng bố hàng đầu trên toàn thế giới giành giật.
Ảnh minh họa.
Một trong những thách thức đầu tiên mà Chính phủ lâm thời mới sẽ phải đối mặt là phải thuyết phục các nhóm vũ trang khác nhau tại Libya hạ vũ khí và hỗ trợ Chính phủ thiết lập quy tắc dân chủ.
Trong khi đó, cái mà phương Tây quan ngại thực sự có lẽ không phải là ai lên nắm chính quyền ở Libya mà là các kho vũ khí khổng lồ của chế độ Gaddafi. Trong thời gian giao tranh hơn 8 tháng, phương Tây phát hiện được một số kho vũ khí của Gaddafi nhưng họ tin rằng, vẫn c̣n đâu đó những kho vũ khí khổng lồ của Gaddafi và chúng là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với phương Tây nếu không được phát hiện và thu hồi sớm.
Kể từ khi chế độ Gaddafi sụp đổ, t́nh báo của CIA, được sự hỗ trợ của cơ quan t́nh báo MI6 của Anh lùng sục toàn lănh thổ Libya nhằm t́m kiếm những kho vũ khí bí mật. Mục tiêu chính của họ là t́m kiếm tung tích tên lửa mà Gaddafi mua từ Moscow trước đó, tránh để chúng rơi vào tay những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Điều này càng cấp thiết khi t́nh báo Mỹ tiết lộ rằng, những người ủng hộ al Queda ở Tunisia và Algeria đang nỗ lực để có được những tên lửa này, qua đó có thể sử dụng chúng tấn công khủng bố các máy bay dân sự.
Do vậy, Phương Tây đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn kịch bản này. Mọi thông tin về những kho vũ khí c̣n trong ṿng bí mật trở thành mối quan tâm hàng đầu của t́nh báo phương Tây.
Ngoài những thách thức về vũ khí trôi nổi, Libya hậu Gaddafi không ít th́ nhiều c̣n chịu sự xâm lấn của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Không ai đảm bảo chắc chắn rằng, các nhóm phiến quân sẽ hợp tác với phương Tây và xây dựng một Libya hậu Gaddafi an toàn và ngăn chặn nó trở thành điểm nóng cho các phần tử Hồi giáo cực đoan như từng xảy ra tại Iraq sau khi lật đổ Saddam Hussein.
Do đó, sự ra đi của Gaddafi có thể chỉ là chiến thắng ngắn ngủi của phương Tây. Những ǵ đằng sau đó mới là điềm gở dành cho phương Tây và chế độ mới của Libya.
Nói cách khác, cái chết của Gaddafi có thể kết thúc chiến tranh tại Libya nhưng lại mở ra cuộc chiến mới giữa phương Tây và những kẻ khủng bố chống họ.
Hoàng Linh (theo Telegraph)