'Đốm lửa từ mạng xă hội' - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-27-2011   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default 'Đốm lửa từ mạng xă hội'

Khởi nguồn từ Tunisia, sau hơn 8 tháng bạo động chính trị bùng phát mạnh mẽ ở hàng chục quốc gia thuộc Trung Đông và Bắc Phi, và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chính quyền 3 quốc gia đă phải thay đổi. Yếu tố ǵ đă khiến cho cuộc biến động lan tỏa rộng khắp như vậy?

Từ Tunisia tới Syria

Ngày 17/1/2011, Mohamed Bouazzi - công dân Tunisia 26 tuổi, do bị cảnh sát tịch thu gánh hàng rong, v́ quá phẫn uất đă tự thiêu. H́nh ảnh đó được ghi lại bằng máy quay phim, bằng điện thoại di động, được tung lên các trang mạng xă hội Facebook, Twitter, YouTube…

Ngay sau đó, nhiều cuộc biểu t́nh, bạo loạn liên tiếp nổ ra ở Sidi Bouzid và các tỉnh, thành phố khác của Tunisia. Qua các cuộc xô xát, trấn áp, phản kháng, đă có hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương.

Trước sức ép của phe đối lập và các lực lượng biểu t́nh, ngày 14/2/2011 Tổng thống Ben Ali cùng gia đ́nh đă phải trốn chạy khỏi đất nước. Biến động chính trị dữ dội ở Tunisia nhanh chóng tác động, lây lan, xô đẩy nhiều nước khác ở Bắc Phi, Trung Đông.

Ở đất nước có hơn 80 triệu dân Ai Cập, bằng khẩu hiệu “Một ngày nổi dậy” đ̣i Tổng thống Hosni Mubarak từ chức truyền đi qua điện thoại di động, qua Facebook, qua báo chí và mạng internet, nhiều cuộc biểu t́nh, bạo động chính trị quy mô lớn, thu hút sự tham gia của hàng chục ngàn người đă nổ ra tại thủ đô Cairo, thành phố cảng Alechxandria, vùng kênh đào Suez…

Ngày 11/2/2011, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman phát biểu trên truyền h́nh tuyên bố Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak “đă quyết định từ chức”, kết thúc 32 năm cầm quyền liên tục ở đất nước đông dân nhất thế giới Arập.

Sau khi t́nh h́nh chính trị tạm lắng, người dân Ai Cập và cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm tới một nhân vật mang mật danh ElShaheed, tiếng Arab có nghĩa là “tử v́ đạo”, người đóng vai tṛ chính trong việc kích động giới trẻ Ai Cập xuống đường thông qua mạng Facebook.

Tại Libya, những cuộc tuần hành đă biến đất nước nhiều giàu mỏ thành một cuộc nội chiến khốc liệt. Cuộc nổi dậy của lực lượng chống ông Gaddafi bắt đầu nổ ra tại Benghazi, nằm ở phía bắc khu vực dầu mỏ lớn nhất của Libya, gần với nhà máy lọc dầu, cảng khí hóa lỏng và các đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt của nước này. Cuộc nội chiến đấm máu chỉ vừa chấm dứt sau khi NTC tiến vào Sirte, thành lũy cuối cùng và ông Gaddafi bị hạ sát trong một t́nh huống đầy tranh căi.


Các cuộc biểu t́nh nổ ra từ Tunisia nhanh chóng lan sang hàng loạt các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.

C̣n tại Syria các cuộc biểu t́nh kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức bắt đầu vào giữa tháng 3/2011 tại Dera'a, sau đó lan sang khu vực khác. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, số nạn nhân của các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu t́nh đă vượt quá con số hàng ngh́n. Phe đối lập yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad từ chức và chuyển đổi chính trị. Mỹ, Pháp, Anh, Đức và nhiều nước khác kêu gọi Assad phải từ chức.

Trong khi đó, người dẫn đầu đoàn đại biểu đối lập Syria Ammar Kurabi trong chuyến thăm Moscow mới đây đă nói trong một cuộc họp báo rằng trong ṿng hơn 5 tháng qua các cuộc đàn áp trên toàn bộ Syria đă giết chết 3.400 thường dân, khoảng 30.000 người mất tích, hơn 20.000 người khác đang sống như người tị nạn.

T́nh h́nh căng thẳng với nhiều cuộc biểu t́nh, bạo động chính trị cũng xảy ra ở các nước lân cận như Ira, Yemen, Barain, Sudan, Kuwait, Oman, Jordania, Gibuti…

Quyền lực mạng xă hội

Với những hiệu ứng khủng hoảng chính trị dây chuyền diễn ra tại một loạt các nước Bắc Phi và Trung Đông, thế giới giật ḿnh nhận ra sức mạnh thực sự của các mạng xă hội và điện thoại di động vốn rất thịnh hành trong một thập niên trở lại đây.

Ông Micah Sifry - đồng sáng lập viên trang blog techPresident (chuyên về chính trị và các công nghệ thông tin) cho rằng giờ đây cả thế giới bằng máy tính xách tay hay các loại điện thoại di động kết nối Internet là có thể dơi theo từng bước đi của các sự kiện. Những h́nh ảnh, các đoạn video từ Trung Đông và Bắc Phi tràn ngập các trang mạng.

Trên trang Facebook và Twitter, các kư giả liên tục đưa lên các bài tường thuật tại chỗ. Những người biểu t́nh phối hợp và kết nối những bước kế tiếp. Người dân thuộc đủ mọi tầng lớp, tuổi tác đă chia sẻ với nhau những hy vọng cũng như những nỗi lo sợ trong cái thời khắc quan trọng này của lịch sử nước họ.


Mạng xă hội là công cụ kết nối tất cả mọi người trên thế giới nhưng nó cũng là công cụ để các thế lực xấu lợi dụng thực hiện mưu đồ đen tối.

Ông Micah Sifry phân tích: “Nhờ những h́nh ảnh được quay bằng điện thoại di động ở Tunis, Cairo, Bahrain… được tải lên các mạng Facebook, Twitter, Flickr, YouTube, rồi sau đó được các đài truyền h́nh quốc tế như CNN hay Al-Jazira lấy lại để phát, cả thế giới mới biết được tầm mức của phong trào phản kháng tại những nước đó.

Riêng mạng YouTube hiện c̣n đang lưu giữ nhiều đoạn phim của cùng một người gửi lên Internet có bí danh là “enoughgaddafi”. Chính những h́nh ảnh về các vụ đàn áp biểu t́nh đẫm máu ấy đă gây phẫn nộ cho cả thế giới và càng khiến cho người dân các nước này thêm căm thù chế độ”.

Theo ông Sifry, đang h́nh thành quyền lực của một thế hệ trẻ sống ở đô thị và được trang bị điện thoại di động, Internet. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy các phong trào phản kháng.

Ông Wael Ghonim, một trong những gương mặt tiêu biểu của cuộc nổi dậy tại Ai Cập vừa qua, khẳng định các mạng xă hội đă đóng vai tṛ chủ yếu trong việc lật đổ Mubarak. Phát biểu trên đài truyền h́nh Mỹ CBS, Wael Ghonim nói: “Không có Facebook, Twitter, Google, YouTube, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”.

Những phong trào được nuôi dưỡng bằng Internet và điện thoại di động chắc chắn sẽ khó mà bị dập tắt. Có lẽ v́ thế, khi nhắc đến khủng hoảng chính trị tại các nước Bắc Phi và Trung Đông, chính quyền bị lật đổ nhanh chóng quy kết các mạng xă hội như Twitter, Facebook, WikiLeaks, YouTube và vai tṛ của báo chí, truyền thông… như là những tội đồ.

“Các mạng xă hội, phương tiện truyền thông, báo chí… thuần túy chỉ là công cụ - những công cụ đắc lực, sắc lẻm, lạnh lùng trong tay kẻ chủ mưu, kẻ sử dụng”, ông Wael Ghonim cho biết.

Một đài phát thanh có tiếng ở châu Âu, trong bài viết gần đây nêu ra những “kinh nghiệm” để làm “cách mạng”: Kích động quần chúng gây rối, bạo loạn; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ; sử dụng mạng xă hội, báo chí, truyền thông để kích động, liên kết trong ngoài…

Dẫn chứng tại Ai Cập, những cuộc biểu t́nh vẫn tiếp tục mặc dầu mạng Internet bị cắt. Người dân tổ chức xuống đường bằng cách phân phát tờ rơi, truyền miệng, sử dụng modem không cố định và máy fax để liên hệ với thế giới.

Trong khi đó, Chính phủ tiếp tục ra lệnh cho các mạng điện thoại di động gửi tin nhắn với nội dung ủng hộ Chính phủ và bắt bớ các Bloggers và những ai kêu gọi biểu t́nh trên mạng internet. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mubarak chỉ tồn tại thêm được 18 ngày sau biến cố trên.

Ông Alec Ross - cố vấn cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về các công nghệ mới, cũng nh́n nhận rằng các mạng xă hội đă đóng một “vai tṛ quan trọng” trong các sự kiện ở Tunisia và Ai Cập.

Theo ông Alec Ross “công nghệ thông tin đă đẩy nhanh những biến chuyển. B́nh thường, những phong trào đó có thể kéo dài hàng tháng hay hàng năm, nhưng nay được thu ngắn lại rất nhiều, nhờ các mạng xă hội”. Ông Alec Ross so sánh mạng thông tin toàn cầu như là Che Guevara của thế kỷ 21.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thừa nhận người biểu t́nh liên kết lại với nhau thông qua mạng xă hội.

Không phải không có lư khi mà trong bài diễn văn nói về sức mạnh và quyền tự do thông tin của Internet tại ĐH George Washington ngày 15/2/2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton mở đầu bằng cuộc biểu t́nh ở Iran trước đó 18 tháng, khi người dân xuống đường phản đối kết quả bầu cử. Bà Hillary Clinton thẳng thắn chỉ ra rằng những người biểu t́nh khi đó cũng đă sử dụng đến các trang mạng để tổ chức nhau lại.

Khởi nguồn cuộc bạo động từ một đoạn video quay được bằng điện thoại cầm tay cho thấy một cô gái trẻ tên Nadia bị lực lượng bán quân sự giết hại, và chỉ trong ṿng vài tiếng đồng hồ đoạn video ấy đă được loan truyền rộng răi và được nhiều người xem.

Ngay lập tức, Chính phủ Iran "ngắt cầu dao điện": Mạng điện thoại di động bị cắt; sóng truyền h́nh bị nhiễu và hầu như toàn thể mọi người không vào được mạng Internet.

Bên cạnh đó, nhà cầm quyền Iran lệnh cho lực lượng Vệ binh Cách mạng theo dơi các thành viên của Phong trào Xanh bằng qua các hồ sơ cá nhân trên mạng. Chỉ sau khi nhà cầm quyền lùng bắt tại gia, tấn công kư túc xá các trường đại học, bắt bớ hàng loạt, tra tấn và bắn vào đám đông, cuộc biểu t́nh mới chấm dứt.

Ông Ayman Mohyeldin - Truyền h́nh Al Jazeera cho rằng: “Sức mạnh của Internet, sức mạnh của truyền thông đă nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn. Cuối cùng là, nó trở thành một công cụ kết nối cho phong trào này, một công cụ kết nối cho cả nước và có lẽ cho toàn bộ khu vực trong những năm tới”.

Có thể thấy, những biến cố tại các nước Bắc Phi và Trung Đông khiến thế giới chú ư nhiều hơn tới việc sử dụng Internet. Thống kê sơ bộ, hiện có 2 tỷ người trên khắp hành tinh nối mạng Internet, tức là gần một phần ba nhân loại và con số ấy không ngừng gia tăng.

Theo dự báo của Google, trong ṿng 20 năm tới, sẽ có hơn 5 tỷ người sử dụng Internet. Nói một cách h́nh ảnh, Internet đă trở thành một không gian chung cho thế kỷ 21 – thành quảng trường của thế giới, thành lớp học, chợ búa, tiệm café và pḥng trà của thế giới.

Bên cạnh những tiện ích như việc người dân Nga sử dụng mạng Internet để ḍ t́m các vụ cháy rừng và lập ra những đội cứu hỏa thiện nguyện, cho đến những trẻ em ở Syria sử dụng trang mạng Facebook để công khai những vụ thầy giáo hành hạ học tṛ và những cuộc vận động trên mạng tại Trung Quốc để giúp phụ huynh t́m kiếm con em mất tích… th́ những ǵ đang diễn ra Trung Đông và Bắc Phi thời gian qua khiến không ít quốc giật ḿnh trước tầm ảnh hưởng của Internet và mạng xă hội mà như b́nh luận nổi tiếng của Giáo sư Joseph Nye, Trường Đại học Harvard, Mỹ: “Đốm lửa bắt đầu từ mạng xă hội”.

Tùng Dương (tổng hợp)
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	10
Size:	20.8 KB
ID:	328259
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:16.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10998 seconds with 12 queries