Nhiều người lo ngại rằng một nước Nga do Thủ tướng Putin “chèo lái” trong tương lai sẽ không tốt cho các nước láng giềng nhỏ bé ở phía Nam của họ bằng Tổng thống Medvedev.
Tại Armenia, tin tức về sự trở lại của Thủ tướng Putin đang làm nức ḷng cựu Tổng thống Robert Kocharian bởi giữa hai lănh đạo này dễ thấy có nhiều nét tương đồng. Chẳng hạn, cả hai đều buộc phải từ bỏ chức Tổng thống sau hai nhiệm kỳ liên tiếp năm 2008 và bàn giao quyền lực cho những người thân tín.
Ngoài ra, ông Kocharian c̣n giống Thủ tướng Nga ở chỗ là một người đàn ông hành động với tính cách cứng rắn và kiên quyết.
![](http://images.timnhanh.com/tintuc/20111027/Image/447698467_putin_kocharyan.jpg) |
Cựu Tổng thống Armenia Kocharian (trái) và Thủ tướng Nga có mối quan hệ khá thân mật. |
Tuy nhiên, điều đáng nói là sự quay trở lại của “ông bạn” Putin sẽ là động lực để cựu Tổng thống Kochanrian bắt đầu tính toán những bước tiếp theo trên con đường trở lại vị trí quyền lực nhất Armenia.
Song có lẽ con đường trở về của ông Kocharian sẽ gập ghềnh hơn so với Thủ tướng Putin. Không giống như “láng giềng” Nga, ở Armenia hiện nay, thực lực của đương kim Tổng thống Serzh Sarkisian, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên vào năm 2013, được đánh giá là ngang ngửa với ông Kocharian.
Trước đó, cũng như cặp bài trùng Putin – Medvedev, Kocharian và Sarkisian từng là cộng sự của nhau trong suốt 30 năm khi cả hai bắt đầu khởi nghiệp chính trị vào những năm 1980, trong Đoàn thanh niên cộng sản Komsomol tại thành phố nhỏ Stepanakert. Khi đó, Sarkisian là lănh đạo cấp cao của Đoàn thanh niên cộng sản c̣n Kocharian chỉ là một cấp dưới của ông.
Tuy nhiên, có một điều trái ngược là trong khi Thủ tướng Putin thực sự được nhiều người dân Nga ủng hộ th́ ông Kocharian lại có vẻ không “được ḷng” người dân Armenia cho lắm. Do đó, nếu Kocharian “theo gót” Putin chạy đua một nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 th́ có khả năng ông sẽ phải đối mặt với sự “ghẻ lạnh” của người dân.
Và đó sẽ là cơ hộ cho Tổng thống đương nhiệm Serzh Sarkisian giành chiến thắng trước ông Kocharian với sự hỗ trợ của những chính trị gia đối lập, những người muốn Sarkisian làm Tổng thống Armenia hơn là Kocharian.
Trong khi đó, tại Azerbaijan, Tổng thống Ilham Aliev sẽ không mở sâm banh ăn mừng sự trở lại của Thủ tướng Putin. Dù ông Aliev và Thủ tướng Putin từng có quan hệ khá thân thiết nhưng đáng tiếc nó bắt đầu xấu đi từ năm 2006 khi Aliev từ chối hợp tác với Putin trong việc ngừng bán khí đốt giá rẻ cho Gruzia.
Sau khi làm “sứt mẻ” quan hệ với Thủ tướng Putin, ông Aliev liền quay sang xây dựng mối quan hệ "thân thiết” Medvedev. Đáp lại, tháng 7/2008, chỉ một tháng trước khi cuộc chiến tranh Gruzia - Nga nổ ra, Tổng thống Medvedev kư một tuyên bố quan trọng về việc xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Nga và Azerbaijan tại Baku.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, liên quan đến mối quan hệ giữa Nga, Armenia và Azerbaijan đó là nhiều người quan ngại rằng, sự trở lại của Putin ở vị trí lănh đạo số 1 của nước Nga có thể không tốt cho hai nước láng giềng bằng Tổng thống Medvedev.
Nguyên nhân đến từ thái độ có phần khác nhau giữa Putin và Medvedev đối với vấn đề lớn nhất ở khu vực Nam Caucasus: tranh chấp lănh thổ giữa Armenia và Azerbaijan để giành quyền kiểm soát khu vực Nagorny – Karabakh.
Nhiều người vẫn c̣n nhớ Thủ tướng Putin từng “giận tím ruột” khi chứng kiến vụ căi lộn ồn ào của hai Tổng thống Armenia và Azerbaijan bất chấp sự hiện diện của ông trong một cuộc đàm phán ḥa giải mà Thủ tướng Putin làm trung gian hồi tháng 9/2004.
Trong khi đó, Tổng thống Medvedev lại được ca ngợi là rất kiên nhẫn và có sức chịu đựng tốt hơn khi triêu tập tới 9 cuộc Hội đàm giữa Aliev và Sarkisian.
Ngoài ra, hồi tháng 2/2007, trả lời một nhà báo Azerbaijan về xung đột giữa Azerbaijan – Armenia, Thủ tướng Putin nhấn mạnh lập trường cứng rắn rằng Nga không có ư định giúp các bên giải quyết mâu thuẫn.
“Người Armenia và Azerbaijan không nên thoái thác vấn đề của họ cho chúng tôi. Chính các bạn phải tự t́m lấy một giải pháp cho vấn đề của các bạn”, ông Putin nhấn mạnh.
Trong khi đó, đối với Gruzia, sự trở lại điện Kremlin của Putin có vẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn bởi ông và Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili vốn dĩ chẳng ưa ǵ nhau. Hơn nữa, hai nước từng xảy ra một cuộc chiến tranh và sự thù địch vẫn luôn âm ỉ cháy giữa Nga – Gruzia.
Ngoài ra, bằng mọi giá, Gruzia sẽ vẫn sử dụng quyền phủ quyết để ngăn Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới cho đến khi Moscow chịu nhượng bộ về việc phân định biên giới của Abkhazia và Nam Ossetia.
Điều đó có khả năng đẩy căng thẳng Gruzia – Nga trở nên tồi tệ hơn nếu Thủ tướng Putin đắc cử Tổng thống vào năm sau.
Tuy nhiên, có lẽ vẫn c̣n khá sớm để khẳng định ông Putin sẽ lại làm Tổng thống; cũng như những biến động ở khu vực Nam Caucasus trong trường hợp đó.
Chia sẻ qua:
![](http://static.timnhanh.com/yume/images/share/yahoo_share_icon.gif)
Theo Đất Việt