Hackers đă 4 lần khác nhau thâm nhập và can thiệp vào 2 vệ tinh của Mỹ trong khoảng thời gian từ 2007 và 2008.
Tờ
Bloomberg Businessweek, trích nguồn tin từ một báo cáo sắp được công bố của Ủy ban Quốc hội Mỹ cho biết, trong một lần, những kẻ tấn công đă có đủ điều kiện để hoàn toàn kiểm soát 1 trong 2 vệ tinh của Mỹ, nhưng chúng đă không làm như vậy.
Theo
Bloomberg, hai vệ tinh bị tấn công là vệ tinh quan sát trái đất Landsat-7 (do NASA và Cục điều tra địa lư Mỹ điều khiển) và vệ tinh Terra AM-1 do NASA điều khiển.
Dường như kẻ tin tặc đă thâm nhập được vào hệ thống của các vệ tinh của Mỹ thông qua hệ thống kiểm soát mặt đất bị lỗi tại Trạm điều khiển vệ tinh Svalbard đặt ở Spitsbergen, Na Uy.
Theo báo cáo, tin tặc đă 2 lần “xâm nhập” vệ tinh Terra AM-1, một lần kéo dài khoảng 2 phút vào tháng 7/2008, và lần tiếp theo khoảng 9 phút vào tháng 10/2008.
Trong khi đó, hệ thống của vệ tinh Landsat-7 bị xâm nhập tổng cộng hơn 12 phút trong tháng 10/2007 và tháng 7/2008.
Vụ tấn công tháng 10/2007 vào vệ tinh Landsat-7 chỉ được phát hiện vào khi vụ “xâm nhập” tháng hồi tháng 7/2008 bị điều tra.
Dự thảo báo cáo nhận định: “Những thâm nhập như vậy gây ra một số đe dọa tiềm tàng. Thâm nhập vào hệ thống điều khiển vệ tinh có thể cho phép tin tặc làm tê liệt hoặc phá hoại một vệ tinh. Một tin tặc cũng có thể dừng hoặc làm xuống cấp cũng như giả mạo hoặc điều phối các truyền dẫn của hệ thống vệ tinh.”
Bloomberg nói rằng bản báo cáo không trực tiếp cáo buộc kẻ chủ mưu nhưng lưu ư, những vụ làm gián đoạn này phù hợp với chiến lược quân sự mà theo đó, có chủ trương làm tê liệt hệ thống không gian và hệ thống kiểm soát vệ tinh từ mặt đất của kẻ thù.
Một trong những vệ tinh của NASA - vệ tinh nghiên cứu tầng khí quyển.
Các chuyên gia về an ninh mạng cho rằng các cuộc tấn công như vậy cho phép lấy được một lượng thông tin nhạy.
Những sự cố mà bản báo cáo đưa ra dường như giống một bối cảnh được miêu tả hồi đầu năm nay trong Tạp chí nghiên cứu chiến lược hàng quư của Không lực Hoa Kỳ.
Bản báo cáo do Christopher Bronk, một nhà ngoại giao kỳ cựu tại Bộ ngoại giao và chuyên gia về chính sách IT tại Viện Becker thuộc trường ĐH Rice chủ biên, đă miêu tả một cuộc chiến tranh mạng giả định giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng sẽ diễn ra như thế nào.
Trong báo cáo này ông Bronk đă giả thuyết rằng chiến lược của phía đối phương sẽ làm suy giảm và gián đoạn thông tin liên lạc, nhưng không hoàn toàn vô hiệu hóa hệ thống của đối thủ. Mục tiêu của họ là càng thâu tóm được càng nhiều mạng bao nhiêu càng tốt để kiểm soát chúng khi xung đột xảy ra.
Phạm Ngọc Uyển (theo Computer World)