Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, phóng viên tạp chí QH gặp gỡ và phỏng vấn một số nữ doanh nhân người Việt trong dịp các chị về tham dự Hội thảo Gặp gỡ Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức trong hai ngày 12-13/10 tại Hà Nội.
Chị Lê Thị Mỹ Lệ - Giám đốc hệ thống nhà hàng Miền Tây tại Anh
àm thế nào để có thể củng cố, giữ vững và phát triển doanh nghiệp luôn là câu hỏi đối với mỗi doanh nhân. Đối với những nữ doanh nhân Việt, lại đang kinh doanh ở nước ngoài, nhiệm vụ này dường như c̣n khó hơn gấp bội. Nhưng với sự năng động, quyết tâm và chịu khó học hỏi, rất nhiều nữ doanh nhân Việt kinh doanh ở nước ngoài đă đạt được những thành công nhất định. Và cho dù có bộn bề với công việc th́ t́nh yêu đối với quê hương, đất nước của các chị vẫn không hề thay đổi, họ vẫn luôn mong muốn có cơ hội được đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Thành công sẽ đến nếu người phụ nữ có quyết tâm, nỗ lực làm việc và dám thay đổi
Chị Lê Thị Mỹ Lệ, doanh nhân người Việt - Giám đốc hệ thống nhà hàng Miền Tây tại London (Anh) tâm sự: “Ngày đầu mới sang lập nghiệp, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Đồng vốn ban đầu eo hẹp, lại thêm sự bất đồng về ngôn ngữ và phong cách sống là rào cản lớn, nhưng tôi vẫn quyết tâm kinh doanh nhà hàng. Phần do yêu nghề, phần do tôi muốn mang văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam giới thiệu đến bè bạn quốc tế”.
Sự cố gắng của chị Lệ đă được đền đáp khi nhà hàng dần phát triển và có tiếng tăm, thu hút được một số báo đến đưa tin. Số lượng khách hàng theo đó cũng tăng dần. Cho đến giờ, việc kinh doanh của chị đă đi vào ổn định, chị đă mở được bốn nhà hàng mang tên Miền Tây tại Anh (hai trong số đó là tại London) và đang ấp ủ nhiều dự định kinh doanh mới.
Với chị Nguyễn Thị Kim Anh - đại diện công ty TNHH Minh Long - tuy đă sinh sống tại Anh khá lâu, nhưng chị lại quyết định thành lập công ty ở Việt Nam trước và đang xúc tiến thành lập công ty tại Anh. Công ty của chị chủ yếu chuyên sâu về mặt hàng thủ công - mỹ nghệ. Tại Việt Nam, chị sẽ thu gom hàng của những cơ sở sản xuất, những làng nghề thủ công và chuyển hàng sang Anh để xúc tiến hệ thống bán buôn - bán lẻ. Hiện tại, tuy công ty tại Anh đang trong quá tŕnh thành lập nhưng chị đă mang hàng sang để triển lăm, giới thiệu sản phẩm và đă nhận được sự phản hồi tích cực từ phía báo chí và khách hàng. Chị cũng đă đăng kí và chính thức trở thành một thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vương quốc Anh. Tuy vậy, theo chị, những mặt hàng thủ công - mỹ nghệ, đồ handmade của Việt Nam muốn tiếp cận và phát triển tại thị trường nước ngoài th́ cần nhiều thời gian, công sức, phải tiếp thị dần dần do đây không phải là một mặt hàng dễ bán và thị trường Anh lúc này, cũng giống như các nước khác, đang gặp suy thoái. Dó đó, mức độ tiêu dùng cũng sẽ bị hạn chế.
Nữ doanh nhân trẻ Phạm Thị Thục Anh
Với nữ doanh nhân trẻ tuổi Phạm Thị Thục Anh, một người Việt đang sinh sống và làm việc tại Sofia (Bulgari), Giám đốc điều hành công ty TNHH Ox & Fox th́ việc quản lư, phát triển công ty là việc làm không hề đơn giản. Sau khi tốt nghiệp khoa Marketing của trường Đại học Kinh tế Đối ngoại Sofia, chị đă cùng một người bạn Bulgari mở một công ty quảng cáo với cái tên Number One Advertising. Cho đến giờ, công ty của chị đă làm việc với hơn 2500 công ty lớn, nhỏ và cũng đă có tiếng tăm nhất định tại Sofia. Gần đây, do nhận thấy nguồn hàng cung cấp vào Bulgari chủ yếu là từ Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ mà chưa có nhiều hàng từ Việt Nam, chị đă quyết định thành lập công ty TNHH Ox & Fox với mục tiêu t́m kiếm, xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Bulgari.
Một doanh nhân Việt tại Đức hiện cũng đang kinh doanh khá thành công là chị Nguyễn Thị Hà - Giám đốc công ty Ha Beauty Nails Supply, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Đức. Chị là một trong những người đầu tiên có công đưa ngành nails vào Đức và cũng là người đầu tiên mở công ty cung cấp trang thiết bị máy móc về ngành nails cho thị trường này. Nói về những ngày đầu kinh doanh, chị cho biết “Năm 2005, khi nhận thấy thị trường nails tại Đức có cơ hội phát triển, tôi đă chuyển hướng kinh doanh từ quần áo sang lĩnh vực này. Tôi vấp phải khó khăn khi khách hàng tỏ ra e ngại, không mấy tin tưởng bởi lẽ vào thời điểm đó, ngành nails ở Đức c̣n rất mới mẻ.” Tuy vậy, chị luôn tâm niệm thành công sẽ đến nếu người phụ nữ có quyết tâm, mạnh mẽ, dám thay đổi và luôn cố gắng học hỏi, làm việc. “Nhờ vậy, tôi đă có thành công như ngày hôm nay” – chị Hà chia sẻ, mắt lấp lánh niềm vui. Hiện tại, công ty của chị là nhà nhập khẩu lớn của ba nhà máy hóa chất hàng đầu về ngành nails của Mỹ. Bản thân chị cũng đă mở một gian hàng đồ nails rộng lớn tại Berlin với doanh số bán hàng là 1 triệu euro mỗi năm.
Mong muốn được góp sức, xây dựng quê hương
Chị Lê Thị Mỹ Lệ (Anh) cho biết: ”Mong muốn cuối đời của tôi là được đóng góp cho quê hương. Khi nhà hàng Miền Tây 3 phát triển, lợi nhuận tôi sẽ chia cho những nhân viên Việt đă giúp tôi lâu năm, số c̣n lại sẽ quyên về nước làm từ thiện. Bản thân tôi gần đây cũng về nước, tự tay học làm bánh mỳ với dự định sẽ mở một công ty bánh mỳ Sài G̣n tại London để tạo thêm công việc cho những sinh viên ḿnh sang đó du học. Và lợi nhuận thu được cũng sẽ được góp về cho quê hương”. Ngoài ra, trong tương lai, chị Lệ đang có kế hoạch sẽ mở một xưởng mây tre tại Việt Nam với mục đích giúp những người tàn tật có thêm thu nhập, và đem nghệ thuật làm đồ thủ công của người Việt giới thiệu ở nước ngoài.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh - đại diện công ty TNHH Minh Long
Mong muốn đem hàng thủ công - mỹ nghệ trong nước ra nước ngoài, chị Kim Anh (Anh) đang nỗ lực xúc tiến thành lập công ty tại Anh sớm nhất có thể. Chị đă mang hàng quảng cáo trên website, mở gian hàng tại các hội chợ, triển lăm. ”Tôi đặc biệt muốn đi sâu vào mặt hàng thủ công - mỹ nghệ bởi nguyện vọng của tôi là khai thác những tiềm năng, hàng hóa của Việt Nam để giới thiệu cho thế giới biết đến những tinh hoa của đất nước Việt Nam, biết đến sự sáng tạo và khéo léo của con người Việt. Qua đó, đóng góp một phần sức nhỏ cho quê hương”. Chị Kim Anh cũng cho biết thêm, gần đây, chị đă xin được một dự án chế biến gỗ trong nước, làm gia công cho những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chị tập trung vào thị trường gỗ công nghiệp để thay thế cho gỗ tự nhiên, tránh nạn phá rừng và khai thác gỗ bừa băi hiện nay.
C̣n với doanh nhân trẻ Phạm Thị Thục Anh (Bulgari), việc quyết định thành lập công ty mới, chuyên sâu về xuất nhập khẩu hàng Việt Nam sang thị trường nước ngoài có lẽ ảnh hưởng ít nhiều từ người mẹ của chị - chị Ngô Thị Thục, Giám đốc công ty TNHH EIKIA, Tổng thư kư Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bulgari. Mẹ là người dạy cho chị biết về Việt Nam, dạy chị làm kinh doanh và phải biết nhớ về quê hương, đất nước. Bởi vậy, giờ đây, sau khi ổn định công việc ở công ty cũ, tâm nguyện khi mở công ty TNHH Ox & Fox của chị là có thể làm những việc gắn bó với Việt Nam, hiểu thêm về con người Việt Nam, được đóng góp, xây dựng đất nước nhiều hơn.
Tuy bận rộn với công việc kinh doanh nhưng chị Nguyễn Thị Hà (Đức) vẫn luôn hướng về quê hương. Trong kinh doanh, đối với những đối tác, khách hàng là người Việt, bao giờ chị cũng có sự ưu tiên hơn. Trong những hoạt động ở quê hương, chị luôn cố gắng thu xếp thời gian để về và tham gia nhiệt t́nh. Bởi vậy, cộng đồng doanh nhân Việt tại Đức biết đến chị như là một trong số những người phụ nữ thành đạt nhất trên thương trường, một nữ doanh nhân làm từ thiện và công tác xă hội tích cực nhất cho cộng đồng và quê hương.
Theo: Quehuong