(Dân Việt) - Sau khi hoàn thành Dự án Thủy điện Đồng Nai 3, chủ đầu tư bỏ đi đă để lại nỗi buồn cho hàng trăm người dân vùng tái định cư nơi đây. Cứ tưởng thuỷ điện đưa lại cuộc sống ấm no cho họ, nào ngờ...
Nước ngập làng cũ, hơn 40 hộ dân, với gần 200 khẩu của xă Đăk PLao, huyện Đăk Glong, Đăk Nông kéo nhau lên rừng trú ngụ. Họ cũng được Thủy điện Đồng Nai 3 sắp xếp chỗ ở mới, nhưng chỗ ấy sống không được. Lên rừng, về chỗ mà tổ tiên ngày xưa sinh sống dù sao cũng c̣n chút đất để tỉa cái ngô, hạt lúa, sống qua ngày…
Chiếc đ̣ nhỏ của Tân có thể chở đến 8 chiếc xe máy cùng hơn chục người một lúc.
Hết việc làm th́ vui với rượu
Suốt từ chiều qua đến giờ, nhà KLư lúc nào cũng rộn ră tiếng người. Họ hàng bên Đăk Som (Đăk Glong), rồi bên xă Đăk Plao mới mang theo chai rượu, ít măng chua, một vài thứ đồ khô… sang mừng đầy tuần đứa con thứ 4 của KLư.
Bước ra từ cuộc vui, KSơn lên xe máy phóng về nhà ḿnh. Thấy người lạ, Kơn khật khưỡng lôi tuột vào nhà: “Anh là người ở phố rồi. Ngoài đó chắc là vui lắm, kể ḿnh nghe với đi. Cả năm nay, ở trong rừng buồn chết anh ạ”.
Nhà KSơn rộng chừng 20m2, giữa kê cái sạp gỗ, trống hoác. KSơn 20 tuổi, lẽ ra đă có vợ nhưng trong làng giờ chẳng có con gái đồng lứa, mà bốn bề là núi, là nước th́ biết t́m vợ ở đâu. Nhà có miếng ruộng bé như cái vũng trâu đằm, “ông già” giành làm hết, chẳng có việc ǵ làm, KSơn loanh quanh xem ai thuê ǵ th́ làm, hết việc lại uống rượu.
Nhà KSơn và nhà KLư cách nhau vài chục bước chân, nằm dọc trên con đường lên đỉnh Tà Đùng, bị vây giữa ba bên là núi thẳng đứng, trước mặt là ḷng hồ thủy điện mênh mông. Xung quanh đó c̣n khoảng hơn 10 nhà khác quần tụ trên mảnh đất bằng hiếm hoi ở lưng núi. Từ đó leo tuốt vô trong núi cũng có gần 20 nóc nhà chen chúc trên mảnh đất chừng 1ha.
Gặp người quen, ông KKệ trước đây là già làng thôn 1, nói như khóc: “Tao giờ khổ lắm. Đói th́ chưa nhưng sắp rồi, tao có làm được ǵ đâu, con cháu cả bầy… Thôi làm với tao chén rượu”.
Ông KKệ kể, từ ngày lên đây, dân làng khổ lắm. Mỗi nhà có vài sào đất, trồng cây cà phê, cây bắp, cái lúa. Nhưng cà phê th́ chưa có quả, lúa bắp th́ lũ chim trên rừng cướp hết. Nhận mấy đồng tiền đền bù cứ rứt ra ăn dần, nhiều nhà đă hết nhẵn.
“Nói vậy chứ ở trong này dù sao cũng đỡ hơn ngoài khu tái định cư. Dù chẳng đáng là bao nhưng cũng có cái để thu”- ông KKệ bưng chén rượu húp cạn rồi tiếp: “Chẳng có ǵ làm th́ tao vui với rượu”.
Bến đ̣ 24/24
Từ nhà già làng KKệ chạy xuống mé nước có một ngôi nhà nổi. Ở đấy, Tân (16 tuổi) luôn túc trực, bất kỳ lúc nào nó cũng sẵn sàng đưa người sang sông. Tuy nhỏ tuổi nhưng suy nghĩ của nó th́ như người lớn: “Không đưa họ đi sao được anh? Ban đêm chủ yếu là người bệnh, ḿnh không chở họ ra để họ chết th́ mang tội lắm”.
Ông KKệ kể, từ ngày lên đây, dân làng khổ lắm. Mỗi nhà có vài sào đất, trồng cây cà phê, cây bắp, cái lúa. Nhưng cà phê th́ chưa có quả, lúa bắp th́ lũ chim trên rừng cướp hết. Nhận mấy đồng tiền đền bù cứ rứt ra ăn dần, nhiều nhà đă hết nhẵn.
Chiếc đ̣ của Tân rộng chừng 8m2, dưới trám xi măng, chạy bằng máy phát cỏ và chẳng có bất cứ phương tiện bảo hộ ǵ. Đây cũng là chiếc đ̣ duy nhất để người trong làng ông KKệ ra vào. Lúc đông nó có thể đưa một lúc 8 chiếc xe máy cùng cả chục người sang sông. Theo Tân th́ trẻ đi học càng ngày càng ít đi. Mỗi tháng Tân thu được hơn triệu từ việc đưa đ̣, nhưng chỉ bỏ túi được vài trăm, số c̣n lại dân “kư sổ”.
Theo ông Lê Diễn - Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, tỉnh đă mua 2 xuồng cứu hộ và cho người túc trực trên hồ, huyện Đăk Glong cũng thành lập hẳn đội cảnh sát đường thủy. Nhưng hôm chúng tôi ghé thăm, chỗ bến sông này chỉ có duy nhất chiếc đ̣ của Tân.
Bài 2: Phố định cư ngắc ngoải
Duy Hậu