Việc UBND huyện Từ Liêm không tự sửa sai mà “chuyền bóng” sang sân Ṭa án là không đúng pháp luật.
“Không biết sai” nên không sai?
Xung quanh vụ cấp sổ đỏ gây tranh căi tại xă Xuân Phương, huyện Từ Liêm được phản ánh trong bài báo “Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm đánh đố dân”, vừa qua Báo PLVN có buổi làm việc với UBND huyện Từ Liêm để làm rơ thêm các thông tin liên quan.
Theo các đơn vị chức năng của UBND huyện Từ Liêm, việc UBND huyện thu hồi sổ đỏ của cụ Trần Duy Cát và cấp sổ đỏ cho ông Lê Văn Tuấn và ông Trần Duy Thắng là “không sai”, v́ thời điểm nhận hồ sơ và ra quyết định cấp sổ đỏ, UBND huyện không nhận được khiếu nại, tố cáo ǵ về việc cấp sổ đỏ. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ của ông Tuấn và ông Thắng là hợp lệ và UBND huyện không có trách nhiệm trong việc kiểm tra nội dung hợp đồng có công chứng do hợp đồng này đă có Văn pḥng Công chứng A9 chịu trách nhiệm.
|
Ngôi nhà của ông Thắng xây dựng không phép trên thửa đất chưa hoàn thành việc cấp sổ đỏ |
Tuy nhiên, khi sai phạm trong việc công chứng hợp đồng được cơ quan chức năng làm rơ th́ UBND huyện Từ Liêm vẫn khẳng định cơ quan này cấp sổ đỏ là “không sai” nên không thu hồi sổ đỏ đă cấp. Thậm chí, UBND huyện Từ Liêm c̣n từ chối cả việc thu hồi sổ đỏ khi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói rơ là phải thực hiện việc này theo quy định của pháp luật. Lư giải điều này, UBND huyện Từ Liêm cho rằng, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ “đề nghị” chứ không bắt buộc nên UBND huyện không buộc phải làm.
Các cán bộ có trách nhiệm của UBND huyện Từ Liêm cũng thừa nhận, việc “gia hạn” 30 ngày để đương sự tŕnh quyết định của Ṭa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của ṭa là không có căn cứ, nhưng UBND huyện “vận dụng” quy định về thời hạn thụ lư vụ kiện để đặt ra thời hạn trên chứ UBND huyện không “đánh đố dân” (?).
Hồ sơ vụ việc nói lên điều ǵ?
Nhưng hồ sơ vụ việc lại có những bằng chứng cho thấy sự bất b́nh thường trong việc cấp sổ đỏ của UBND huyện Từ Liêm.
Ông Trần Duy Vinh được cụ Cát ủy quyền tặng cho và chuyển nhượng thửa đất hơn 781m2 của hai cụ tại xă Xuân Phương. Dựa vào văn bản này, đầu năm 2011, ông Vinh kư hai đơn đề nghị tặng cho và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Thắng và ông Tuấn. Tháng 3/2011, Văn Pḥng đăng kư (VPĐK) nhà đất đă thực hiện việc kiểm tra hiện trạng thửa đất. Trong biên bản kiểm tra này, cụ Cát và cụ Tính không có mặt v́ đă ủy quyền cho ông Vinh nhưng không hiểu tại sao vẫn có điểm chỉ của các cụ (?).
Ngày 4/4/2011, VPĐK nhà đất đă làm xong trích lục bản đồ liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông Vinh, đồng thời có văn bản gửi các văn pḥng công chứng tại Hà Nội “cho phép” công chứng giao dịch tặng cho và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đơn đề nghị mà ông Trần Duy Vinh kư.
Cũng trong ngày hôm đó, nhân viên của VPCC A9 đă bay vào TP Hồ Chí Minh để lấy điểm chỉ của cụ Cát. Như vậy, đă có sự “phối hợp” giữa VPĐK nhà đất huyện Lừ Liêm với VPCC A9 để hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất của cụ Cát. Công văn gửi các tổ chức công chứng của VPĐK nhà đất chỉ là h́nh thức. V́ thực tế nó đă được trao tận tay VPCC A9 ngay sau khi kư để nhân viên của văn pḥng công chứng kịp “bay” vào bệnh viện 175 TP Hồ Chí Minh lấy điểm chỉ của cụ Cát trong cùng ngày.
Điều ǵ khiến VPĐK nhà đất huyện Từ Liêm “nhiệt t́nh” với yêu cầu của công dân trong vụ việc này đến như vậy? Liệu đây có phải là lư do mà cơ quan này từ chối thu hồi sổ đỏ đă cấp ngay cả khi các bản hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đă được xác định là trái pháp luật do công chứng sai? Những điều bất b́nh thường trong việc làm thủ tục cấp sổ đỏ cho ông Tuấn và ông Thắng đă phần nào lư giải việc UBND huyện Từ Liêm không tự sửa sai mà chuyền trái bóng khiếu nại của người dân sang… ṭa án.
Chúng tôi đă có cuộc trao dổi với Luật sư Trần văn Toàn về vụ việc này.
Thưa Luật sư Trần Văn Toàn, UBND huyện Từ Liêm có phải xem xét và việc thu hồi sổ đỏ đă cấp khi có kết luận của cơ quan chức năng về việc “cấp sai” hay không?
- Về nguyên tắc, quyết định cấp sổ đỏ là một quyết định hành chính nên sau khi ban hành, quyết định này có thể bị khiếu nại. Cơ quan ban hành phải thu hồi quyết định nếu quá tŕnh giải quyết khiếu nại phát hiện ra quyết định đó có sai sót, kể cả trường hợp sai sót được phát hiện sau khi ra quyết định.
Tại Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, th́ khi cơ quan chức năng, cơ quan cấp sổ đỏ hoặc công dân phát hiện ra giấy chứng nhận đă bị cấp sai th́ cơ quan cấp sổ đỏ đều phải có trách nhiệm kiểm tra, nếu kết luận hoặc phản ánh đó là đúng th́ phải thu hồi giấy chứng nhận đă cấp.
Như vậy, trường hợp này th́ UBND huyện Từ Liêm phải thụ lư vụ việc, xem xét lại quyết định cấp sổ đỏ và thu hồi sổ đỏ đă cấp.
Ông có ư kiến ǵ về việc UBND huyện Từ Liêm cho rằng, chỉ thu hồi sổ đỏ nếu ṭa án yêu cầu hoặc tuyên bố các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là vô hiệu?
- Hồ sơ cấp sổ đỏ có bản hợp đồng trái pháp luật th́ việc cấp sổ đỏ là sai, chỉ có điều là sau khi cấp sổ đỏ th́ sai sót này mới được phát hiện. Khoản 3, Điều 25, Nghị định 88/2009/NĐ-CP cũng quy định, trường hợp cấp sổ đỏ sai th́ cơ quan cấp sổ đỏ đó phải thu hồi mà không cần đến quyết định của Ṭa án. Theo Điều 42, Nghị định 181/2004/NĐ-CP th́ chỉ đợi quyết định của Ṭa mới thu hồi sổ đỏ trong những trường hợp cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất ổn định được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. V́ thế, việc UBND huyện yêu ra điều kiện như trên là không đúng.
Việc ấn định 30 ngày để công dân “tŕnh” quyết định của ṭa có khả thi không, thưa ông?
- Với thời hạn đó mà yêu cầu có bản án th́ đúng là “đánh đố dân”. Trong thời gian đó, Ṭa cũng chưa thể thụ lư và ra quyết định yêu cầu dừng trả sổ đỏ v́ tranh chấp đất đai c̣n phải ḥa giải tại xă, phường với thời gian cũng kéo dài cả tháng. V́ thế, yêu cầu trên không bao giờ người dân làm được.
Xin cảm ơn ông!
|
B́nh Minh
.