"Bán lô sim rẻ bèo như con mèo", "hàng cực độc, quư và cổ như thuốc bổ", "hàng tuyển, chân dài, sim 9X, thích th́ nhúc nhích, giá cực hạt dẻ"... Ngôn ngữ của "Sát thủ đầu mưng mủ" đang đi vào một bộ phận dân kinh doanh như thứ mốt thời thượng.
Chị Hoa ở phố Mă Mây, Hà Nội bật cười khi đọc lời rao bán của đại lư sim số trên mạng: "Hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu, đại gia nào có nhu cầu cứ ới cho em". Ngỡ rằng ai đó rao bán món hàng nào tế nhị, chị click chuột vào xem. Nào ngờ, người bán đang xả hàng một lô sim di động đầu 097 và 098. Dải số mà người bán gọi là "hàng tuyển chân dài, sánh vai hoa hậu" là một chiếc sim lục cửu - 999999 có giá 300 triệu đồng.
Liếc nhanh trên diễn đàn số này, chị càng thấy bất ngờ hơn với những lời mời chào kiểu: "Sim 0977xxxx giá bèo như con mèo" hay "số đỏ như son, hàng ngon phải biết". Khi chị Hoa thắc mắc với người bán về sự vô lư của câu ví von "rẻ bèo như con mèo" th́ được giải thích rằng: Trước đây, món tiểu hổ lên ngôi nên mèo có giá trị. C̣n bây giờ, mèo c̣n không bắt nổi chuột nên giá bán của nó ngày càng rẻ đi.
"Ngoài lời giải thích ngộ nghĩnh trên, người bán c̣n bảo dùng lối nói ví von ấy vừa vần lại hợp với thời thượng, nhất là khi ngôn ngữ của cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" đang lan nhanh trong giới trẻ", chị Hoa kể.
"Sành điệu xài hàng hiệu", "ăn chơi không sợ mưa rơi" hoặc "thời trang phang thời tiết" hay "giá sốc tận óc" , "hàng chuẩn không cần chỉnh"... cách nói kiểu teen hóa này xuất hiện ngày càng nhiều trên cộng đồng mạng. Giới kinh doanh các sản phẩm quần áo thời trang, giày dép, thậm chí là điện tử, sim số sử dụng như thứ ngôn ngư ngữ thời thượng để quảng cáo sản phẩm.
|
Không chỉ giới trẻ, nhiều doanh nhân khi nói chuyện bù khú với nhau vẫn thường dùng những câu đại ư như thế này. |
Chị Hạnh ở Tây Sơn, Hà Nội kể, cách đây 2 ngày, chị dẫn con gái 6 tuổi vào một cửa hàng quần áo trên phố Thái Thịnh, Hà Nội. Vừa mở cửa bước vào, chị chủ hàng đă đon đả mời chào: "Hai mẹ con vào đây, hàng về nhiều đẹp cứ gọi là "mê ly quằn qoại". Chưa hết ngạc nhiên trước cách nói chuyện nhí nhảnh của chị chủ tuổi ngoài 50, chị Hạnh được dẫn ngay lên tầng 2 của ṭa nhà, kèm theo lời giới thiệu: "Hàng mới về, tuyệt lắm, em mà mặc vào cứ gọi là ai nh́n thấy cũng phải "ngất ngây con gà tây"".
Ướm thử được một bộ đồ ưng ư, chị Hạnh liếc nhanh thấy giá niêm yết 1,5 triệu đồng. Thấy đắt, chị Hạnh mặc cả xuống 1,2 triệu đồng gọi là lấy chỗ đi lại. Thay v́ giảm giá, chủ cửa hàng liên tục nói rằng: Giá này đă là "hạt dẻ" lắm rồi, mẫu mă lại "độc địa" có một không hai và rất đáng "đồng tiền bát gạo". "Mua đi em, lấy chỗ đi lại, chị bớt cho 50 ngh́n, về dùng nếu đụng hàng đến đây chị "a hoàn" tiền", chị chủ cam kết.
"Thú thực, lúc đầu tôi chưa có ư định mua hàng nhưng thấy cách nói chuyện của chị chủ quán duyên, nhiễm nặng ngôn ngữ @ nên tôi không nỡ từ chối. Chị chủ quán c̣n tiết lộ, chị học cách nói teen này từ cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" của cô con gái đang học năm thứ 3 đại học", chị Hạnh nói.
Nói đến ngôn ngữ trong "Sát thủ đầu mưng mủ", anh Hoàng, chủ một showroom ôtô cho rằng những câu nói kiểu như "chán như con gián", "buồn như con chuồn chuồn" hay "b́nh thường như cân đường hộp sữa" anh vẫn hay dùng khi ai đó hỏi: "Kinh doanh dạo này thế nào?".
Anh cho biết tại thời điểm Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 về siết ôtô nhập khẩu, giới buôn xe c̣n an ủi nhau bằng các câu đại ư như: "Đâu sẽ có đó, thịt chó có mắm tôm" hay "Miệt mài quay tay vận may sẽ đến".
Theo anh, cũng là câu nói nhưng nếu biết lựa chọn một cách thể hiện ví von, ấn tượng, câu chuyện sẽ "vào cầu" và thu hút hơn. "Bạn hăy tưởng tượng một vị khách giàu có vào mua hàng, họ c̣ kè bớt một thêm hai. Nếu bạn nói với anh ta rằng: nhà giàu mà ki bo, chắc chắn sẽ làm họ phật ư. Nhưng thay vào đó bạn ví von rằng: "Nhà giàu tiếc ǵ con lợn c̣i" hay "ăn chơi sợ ǵ mưa rơi" sẽ nhẹ nhàng và dễ nghe hơn rất nhiều", anh Hoàng chia sẻ.
Theo Vnexpress