Ngồi tựa lưng vào cột nhà nh́n đăm đăm quan tài Thẩm, người duy nhất tử nạn trong vụ đắm phà sáng 21/11 ở Quảng Nam, Thương đấm tay vào ngực nghẹn ngào tự trách ḿnh không cứu được em gái.
Thương là chị họ của Vũ Thị Thiên Thẩm, thai phụ chết v́ ch́m phà sáng 21/11. Lên phà, hai chị em ngồi chung một ghế để sang bên kia bờ sông Trường Giang đi làm.
"Chúng tôi đang nói chuyện th́ nghe tiếng la thất thanh từ phía trước. Nước tràn vào, phà sắp ch́m rồi. Hoảng quá, tôi vội vơ 3 áo phao mặc vào người một cái, hai áo c̣n lại đưa cho em Thẩm và mợ Quyết. Mợ kịp mặc áo phao, c̣n Thẩm không kịp...", Thương kể, nước mắt lăn dài trên má.
|
Người dân xă đảo Tam Hải tiếc thương trước cái chết của cô công nhân trẻ Vũ Thị Thiện Thẩm (27 tuổi). Ảnh: Trí Tín |
Chiều 21/11, người dân xă đảo Tam Hải (Núi Thành), đă đến nhà thai phụ Thẩm chia sẻ nỗi đau cùng gia đ́nh. Thẩm mới kết hôn được 4 tháng, đang mang thai con đầu ḷng th́ gặp nạn. Ngày nào cũng vậy, Thẩm qua phà, rồi đi nhờ xe máy bạn bè đến Xí nghiệp may mặc ở thị trấn Núi Thành cách nhà gần 10 km. Chiều cô lại theo phà về nhà.
"Yêu nhau, chúng tôi nguyện sống bên nhau suốt đời. Ai ngờ, cô ấy mang cả đứa con trong bụng chết thảm thế này", anh Nguyễn Bá Vơ (chồng của Thẩm) xót xa.
Chiều 21/11, nhiều gia đ́nh có người thân thoát chết trong vụ đắm phà, đă làm mâm cơm cúng mừng "tai qua, nạn khỏi". Trong căn nhà ở thôn 2, bà Huỳnh Thị Vũ vẫn c̣n run khi nhớ lại giây phút chới với giữa ḍng nước chảy xiết.
Buổi sáng bà Vũ lên phà qua sông để vào Quảng Ngăi trả tiền hàng, mua gà về bán. Khi phà chao nghiêng rồi chúi mũi ch́m, nghe ông Thấn (phụ lái phà) la lớn "Sắp ch́m phà rồi bà con ơi", hoảng quá bà Vũ lấy gói tiền 50 triệu đồng cột chặt vào áo mưa rồi vơ phao nhảy xuống nước.
|
Huỳnh Thị Kim Thương (chị họ của Thẩm) đau đớn trước cái chết của em gái. Ảnh: Trí Tín |
"Xe tải rơi ùm xuống sông tạo sóng mạnh đánh dạt tôi ra xa, lúc đó chẳng thấy phao đâu nữa, gói tiền vuột khỏi tay trôi mất. Tôi trồi lên, hụp xuống giữa ḍng nước tưởng khó sống nổi, may mà có anh Tàu kịp chạy ghe máy đến cứu. Leo lên ghe máy, bọc tiền trong áo mưa ở đâu lại dạt sát mạn ghe, tôi vớt được", bà Vũ nhớ lại.
Theo nhiều nạn nhân sống sót, hầu như hành khách đi phà không mặc chiếc áo phao nào. Đến khi có sự cố, nhiều người mới tranh giành áo phao và phao tṛn để bên trong cabin phà. Cụ bà Nguyễn Thị Khương (75 tuổi) đă ngất xỉu sau khi lực lượng cứu hộ đưa lên bờ, được hô hấp nhân tạo rồi đưa về Trạm y tế xă cấp cứu. Đến tối, sức khỏe bà Khương dần hồi phục.
"Tôi định qua phà nhờ mấy đứa cháu chở lên Bệnh viện đa khoa huyện nhận thuốc bảo hiểm y tế. Phà lật, tui vơ được chiếc áo phao chưa kịp mặc th́ đă bị hất văng xuống nước. Nhờ nắm chắc áo phao, sau khi uống đầy bụng nước, tôi nổi lên th́ được các chú biên pḥng kịp đến cứu", bà Khương chậm răi kể về phút giây hăi hùng trong khi những người con của bà thút thít khóc mừng tủi.
|
Ông Nguyễn Văn Tư mừng đến phát khóc như đứa trẻ, ngồi bên cạnh mẹ ḿnh là bà Nguyễn Thị Khương (75 tuổi) thoát chết trong vụ ch́m phà sáng 21/11. Ảnh: Trí Tín |
C̣n Trần Thị Duyên, lớp 11 trường THPT Núi Thành, sống sót trong vụ đắm phà buổi sáng th́ buổi chiều cứ loay hoay đứng ngóng chờ ở bến phà Tam Hải. Gặp người cứu hộ, chủ ghe nào đi ngang qua em cũng hỏi thăm những túi đồ bị trôi dạt trong vụ ch́m phà.
Cô nữ sinh mắt đỏ hoe: "Dành dụm mấy tháng qua, ba má mới mua em được ít quần áo mới, máy tính để ra thị trấn trọ học. Phà ch́m, hai túi đồ mất hết, may mà em được cứu sống".
Trí Tín