Bỏ qua thất bại ở một số nội dung được kỳ vọng, cùng những “hạt sạn” không đáng có trong công tác tổ chức, Đoàn TTVN đă kết thúc một kỳ SEA Games đại thành công.
|
Tấm HCV lịch sử của môn TDDC Nam tại SEA Games |
Vượt xa chỉ tiêu ban đầu
Lường trước những khó khăn khi BTC SEA Games cắt giảm nhiều nội dung thế mạnh cũng như đưa nhiều môn mới vào nội dung thi đấu, đoàn Thể thao Việt Nam chỉ đưa ra mục tiêu giành khoảng 70 HCV để lọt vào nhóm dẫn đầu.
Nhưng với nỗ lực thi đấu tuyệt vời của các VĐV Việt Nam đă xuất sắc giành tới 96 HCV, hơn chỉ tiêu tới 26 tấm. Việt Nam cũng chắc chắn ở vị trị thứ ba chung cuộc, sau chủ nhà Indonesia và Thái Lan.
Thậm chí, đă có những thời điểm, Việt Nam vươn lên dẫn trước Thái Lan để trụ ở vị trí thứ hai trong giai đoạn cuối SEA Games 26.
Những môn thi đấu ấn tượng nhất
Thể dục dụng cụ là môn đem về nhiều HCV nhất cho Việt Nam với 11 tấm. Ở hầu hết các nội dung đơn môn, toàn năng và đồng đội, các VĐV Việt Nam đều “ẵm” vàng.
Đáng chú ư nhất là tấm HCV nội dung đồng đội nam đầu tiên ở môn này. Bên cạnh đó, Phan Thị Hà Thanh và Đỗ Thị Ngân Thương lần lượt thống trị tại nội dung toàn năng nữ cũng như đóng góp tới 5 HCV cá nhân cho đội tuyển thể dục dụng cụ.
Điền kinh cũng mang về 9 HCV, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, dù Vũ Thị Hương đă thất bại trong việc bảo vệ 2 HCV các nội dung 100m và 200m nữ. Chiến tích của điền kinh Việt Nam có dấu ấn của Trương Thanh Hằng (2 HCV), Vũ Văn Huyện, Dương Thị Việt Anh, Dương Văn Thái…
Bắn súng cũng giành 7 HCV để vượt chỉ tiêu ban đầu là 5 HCV. Những xạ thủ như Hoàng Xuân Vinh, Hà Minh Thành, Vũ Thành Hương… khiến bắn súng Việt Nam thêm một lần nữa là số một tại khu vực.
Tỏa sáng ở những môn Olympic
Sau khi Nguyễn Hữu Việt không giành được huy chương nào và thất bại ở nội dung bơi 100m ếch đă từng thống trị 4 kỳ SEA Games liên tiếp, tay bơi Hoàng Quư Phước nổi lên như một hiện tượng lạ.
Chàng trai 18 tuổi đến từ Đà Nẵng đă xuất sắc giành 2 HCV, phá kỷ lục SEA Games nội dung 100m bướm và tiệm cận chuẩn B Olympic nội dung 100m tự do. Hoàng Quư Phước đă khiến bơi lội Việt Nam lần đầu tiên có được 2 HCV tại một kỳ SEA Games trong suổt nửa thế kỷ qua.
Hoàng Quư Phước cũng chính là VĐV Việt Nam đầu tiên giành vé dự Olympic London 2012 khi khi vượt qua chuẩn B nội dung 100m bướm tại giải Malaysia mở rộng 2011.
Bên cạnh đó, Phan Thị Hà Thanh cũng khiến thể dục dụng cụ Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới khi giành HCĐ giải VĐTQ tổ chức trước SEA Games để giành vé dự sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
Cử tạ dù chỉ giành 1 HCV nhưng thành tích của Trần Lê Quốc Toàn tại hạng cân 56kg nam xừng đáng được khen ngợi. Quốc Toàn đă chiến thắng áp lực để thi đấu xuất sắc hơn cả Thạch Kim Tuấn (HCV Olympic trẻ 2010 và là hy vọng số 1 của cử tạ Việt Nam) để giành HCV.
Màn ra mắt ấn tượng của Vovinam
Bên cạnh thành tích chung của thể thao Việt Nam, không thể không nhắc đến màn ra mắt ấn tượng của Vovinam tại xứ sở Vạn đảo lần này.
Nằm trong số 5 môn lần đầu được đưa vào nội dung thi đấu SEA Games, Vovinam, môn vơ truyền thống của Việt Nam, đă để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn bè khu vực. Với việc giành được 5 HCV, 7 HCB, 2 HCĐ, Vovinam không chỉ giành ngôi nhất toàn đoàn mà c̣n thể hiện là môn vơ có tiềm năng được phát triển rộng răi trong khu vực lẫn thế giới.
Thậm chí, BTC SEA Games 26 c̣n lạc quan cho rằng nếu biết cách quảng bá và nâng tầm môn vơ này, rất có thể Vovinam sẽ được đưa vào nội dung thi đấu tại Olympic trong tương lai.
Theo Bongdaplus