(ĐVO) “Số lượng đám cưới Malaysia - Việt Nam tăng ồ ạt và con số phụ nữ Việt bỏ chồng cũng cao vùn vụt”, Michael Chong, Giám đốc Sở Khiếu nại và dịch vụ cộng đồng Malaysia, cho biết một sự thật phũ phàng.
Sở Nội vụ Malaysia thống kê từ năm 2009 đến 15/10/2011 cho thấy, phụ nữ Việt Nam tiếp tục chiếm hơn 30% trong tổng số các cô dâu ngoại ở nước này. Cụ thể: trong năm 2009 có 2.679 cô gái Việt lên xe hoa về nhà chồng ở Malaysia; năm 2010 là 2.482 người và cho đến ngày 15/10 năm nay, đă có 1.879 cô dâu Việt ghi danh kết hôn với người bản xứ.
Các cô gái Việt chờ đợi để ra mắt tại Trung tâm tư vấn hôn nhân Cupid. Ảnh: thestar
Cũng theo Sở Nội vụ, phụ nữ Trung Quốc xếp thứ nh́ với khoảng 26%, Indonesia xếp thứ ba với 15%. Sau đó mới đến các cô dâu Thái Lan, Philippines, Miến Điện và Ấn Độ.
Lựa chọn số 1
Phụ nữ Việt đang được coi là lựa chọn số 1 của đại đa số nam giới Malaysia "chuộng" lấy vợ ngoại. V́ thế, theo ông Michael Chong, trong vài năm trở lại đây, con số các trung tâm mai mối cho đàn ông bản xứ kết duyên với phụ nữ Việt đang mọc lên "như nấm sau cơn mưa".
Theo quảng cáo trên các trang mai mối, cô dâu Việt là người mỏng manh, dịu dàng; có mùi hương quyến rũ và không bao giờ ly dị. Do vậy, các chàng độc thân Malaysia đă đổ xô đăng kư t́m kiếm các cô gái Việt để tiến tới hôn nhân. Trong đó, có nhiều người có địa vị như kỹ sư, kiến trúc sư và quản lư cấp cao...
Kh'ng Kek Kon, chủ của Trung tâm tư vấn hôn nhân Cupid, cho biết, khách hàng có nhu cầu lấy vợ Việt ngày càng tăng mạnh v́ các cô gái thường hấp dẫn hơn so với phụ nữ Indonesia hay Trung Quốc và đàn ông Malaysia có thể gặp gỡ họ ngay trên đất nước ḿnh trước khi đưa ra lựa chọn, thay v́ phải cất công sang tận nước láng giềng. Lệ phí kết hôn cũng khá phải chăng, chỉ khoảng 10.000RM (tương đương 60 triệu đồng), trong khi với một cô gái Trung Quốc là 30.000RM (tương đương 180 triệu đồng).
Chưa kể, hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, đàn ông Malaysia c̣n có thể tiếp xúc gián tiếp với các cô gái Việt qua mạng Internet. Giám đốc tại một cơ quan mai mối địa phương giấu tên cho biết, ông ủng hộ việc này và nhấn mạnh đây là một hoạt động pháp lư tự nguyện v́ các cô gái cũng chủ động t́m chồng nước ngoài.
"Sau khi khách hàng lựa chọn xong, chúng tôi sẽ sắp xếp để cô gái sang đây và hai bên sẽ gặp nhau tại văn pḥng công ty hoặc khách sạn. Nếu họ ưng nhau, đám cưới có thể tiến hành", ông này tiết lộ.
Sướng hay khổ?
Giám đốc Sở Khiếu nại và dịch vụ cộng đồng Malaysia cho hay, v́ những người ông xấu trai hoặc ít học ở Malaysia khó ḷng kiếm được vợ "nội" (các cô gái bản địa yêu cầu về ông chồng tương lai rất cao), họ bèn quay sang t́m kiếm vợ ngoại và mê phụ nữ Việt Nam -được cho là "học hỏi rất nhanh" ở xứ người. Thế nhưng, thực tế cho thấy, có sự tương quan giữa số lượng đám cưới và ly dị: cưới càng nhiều th́ ly dị cũng càng lắm.
Trên tờ The Star, ông Michael Chong từng đề cập rằng, để "kinh doanh" vợ Việt, các trung tâm mai mối ở Malaysia c̣n rải cả tờ rơi để quảng bá dịch vụ và trong văn pḥng của họ luôn có sẵn nhiều ảnh, hồ sơ về các cô gái. Cay nghiệt hơn, theo ông Chong, sau khi các cô gái được đưa ra giới thiệu, họ sẽ bị “bán” cho những người đàn ông Malaysia độc thân, đă ly dị hoặc có tuổi và hầu hết sống ở những vùng nông thôn.
Có lẽ, v́ cách cưới "ḿ ăn liền" đó, sau một thời gian chung sống không hợp, nhiều cô dâu Việt đă nhanh chóng học cách bỏ chồng, bỏ trốn... do bị ngược đăi hay bạo hành.
Ông Trịnh Vinh Quang, Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, khuyến cáo những ai muốn kết hôn hay muốn sang lao động tại Malaysia hăy t́m đến những cơ sở hợp pháp, có uy tín nhiệm và trách nhiệm. Không bao giờ nên sang Malaysia t́m việc hay kết hôn theo con đường môi giới cá nhân, bởi điều đó có thể đẩy các cô gái trẻ tới những nguy hiểm khôn lường.
An Đông