MELBOURNE (NV) - Viên chức cao cấp cơ quan ngoại thương của Úc bị tố cáo là dính líu đến chuyện hối lộ cho quan chức của Việt Nam, kể cả việc biết người đứng trung gian nhận tiền hối lộ là một đại tá t́nh báo của Bộ Công An Việt Nam, để công ty Securency lấy được hợp đồng in tiền giấy nhựa polymer.
Một số nhân vật trong vụ Securency hối lộ để lấy hợp đồng in tiền. Từ phải qua trái: Lương Ngọc Anh, chủ tịch công ty AFTD. Bà E. Masamune, viên chức cao cấp Austrade. Vipin Khanma, tay lái súng ở Ấn Độ. David Twine, giám đốc Đông Nam Á của Austrade. Cliff Gerathy, giám đốc điều hành Securency. (H́nh minh họa: The Age)
Trong bài tường thuật mới nhất trên báo The Age ở Melbourne ngày 1 tháng 12, 2011, hai kư giả Richard Baker và Nick McKenzie căn cứ trên các tài liệu họ thu thập được để đặt dấu hỏi là liệu các viên chức cao cấp nhất của Tổng Cục Ngoại Thương của chính phủ Úc (Austrade) biết hay không việc hai công ty con của Ngân Hàng Trung Ương Úc là Securency và Sở In Tiền, hối lộ cho quan chức các nước Á Châu trong đó có Việt Nam.
Những tài liệu đó cho thấy đại diện thương mại của Austrade tại Việt Nam, bà Elizabeth Masamune, đă được công ty Securency cho hay, công ty do Lương Ngọc Anh, một đại tá của Bộ Công An Việt Nam, kiểm soát được dùng như “hộp thư” (post box) giữa công ty của Úc với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Bà Masamune hợp tác chặt chẽ với Lương Ngọc Anh mà Cảnh sát Liên bang Úc nói ông này đă nhận tới $20 triệu Úc kim t́nh nghi là tiền hối lộ do Securency trả.
Một tài liệu mật lưu truyền nội bộ của Austrade nói những ǵ liên quan thỏa thuận với mối quan hệ trung gian th́ được lập hồ sơ riêng chứ không lưu trữ hồ sơ tài liệu trong những hợp đồng chính thức kư với Securency.
Securency là công ty thầu in tiền giấy nhựa polymer do Ngân Hàng Trung Ương Úc (biết dưới tên chính thức là Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc - RBA) làm chủ một nửa và một công ty Anh quốc làm chủ phần c̣n lại. Công ty in tiền Note Printing of Australia th́ hoàn toàn do chính phủ Úc làm chủ.
Các tài liệu mà báo The Age lấy được qua Đạo Luật Tự Do Thông Tin cho thấy bà Masamune, hiện nay là tổng quản lư các thị trường Đông Á Châu, biết từ năm 2001 là Securency có những quan hệ tiền bạc với đại tá t́nh báo công an Lương Ngọc Anh.
Ông Anh được trả tiền để thuyết phục Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đổi từ việc dùng tiền giấy sang tiền giấy nhựa do Securency cung cấp. Nước Úc đă có đạo luật cấm hối lộ quan chức ngoại quốc từ năm 1999, nhưng không một người nào của Austrade khuyến cáo Securency rằng trả tiền cho ông Anh và công ty CFTD của ông ta có thể trái luật. Trái lại, theo báo The Age, Austrade lại sốt sắng khuyến khích Securency quan hệ với ông này.
Tài liệu nội bộ của Austrade cho thấy viên chức Tổng Cục Ngoại Thương Úc biết Đại Tá Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An từ năm 1998 chứ không phải sau này mới biết. Nhưng măi tới năm 2007 và 2008 th́ Austrade mới khuyến cáo Ngân Hàng Trung Ương Úc và Securency rằng ông Anh là một sĩ quan cao cấp trong ngành t́nh báo và an ninh.
Chuyện đưa tiền cho phía Việt Nam được đề cập trong các điện thư giữa bà Masamune và Cliff Gerathy (một giám đốc điều hành của Securency bị truy tố hồi tháng 8, 2011 về tội hối lộ cho quan chức Việt Nam và các nước khác). Tháng 1, 2001, bà Masamune nhắc ông Gerathy là “giữ liên lạc với Đại Tá Lương Ngọc Anh và theo dơi tiếp những ǵ ông ta cần qua các thư ông ta viết cho ông liên quan đến các vấn đề tiền bạc khác.”
Hai tháng sau, ông Gerathy gửi điện thư cho bà Masamune nói: “Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi làm cho họ nhiều hơn cho các nước khác, đặc biệt về cam kết tiền bạc mà chúng tôi coi như một sự đầu tư.”
Diễn dịch ra là Securency hối lộ cho quan chức Việt Nam với số tiền nhiều hơn hối lộ cho quan chức các nước khác.
Tháng 3 năm 2001, Lương Ngọc Anh muốn sang Úc để “thảo luận và kư văn bản bổ túc cho số tiền hoa hồng trả cho CFTD.” Bà Masamune nói với ông Gerathy là bà sẽ cố gắng vận động Sở Di Trú Úc cấp chiếu khán nhập cảnh cho ông Lương “siêu nhanh.”
Các tài liệu của The Age lấy được cũng cho thấy bà Masamune cũng liên quan đến chương tŕnh đưa một số quan chức Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đi du hành Âu Châu với tiền tài trợ của Securency. Tờ báo nói rằng tài trợ như vậy có thể vi phạm luật cấm hối lộ của nước Úc.
Bà cùng một số viên chức của Austrade đă bị Cảnh sát Liên bang Úc thẩm vấn liên quan tới các chuyện điều tra hối lộ cho quan chức Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Nepal để lấy hợp đồng in tiền polymer. Tuy nhiên bà chưa hề bị truy tố.
Các tài liệu của Austrade liên quan tới hoạt động của bà Masamune với Việt Nam cũng như các tài liệu liên quan khác mà báo The Age có được đă bị bôi xóa phần “nhạy cảm” sau khi công ty Securency phản đối là nếu công bố toàn thể các tài liệu với các “bí mật thương mại” th́ có thể tổn hại mối quan hệ với Việt Nam.
Báo The Age gửi tới Autrade 8 câu hỏi nhưng đều không được trả lời, lấy cớ cuộc điều tra của cảnh sát đang tiến hành và họ hợp tác toàn diện trong cuộc điều tra.
Trong số các câu hỏi báo The Age gửi cơ quan Austrade, có câu hỏi dành cho bà Masamune là “bà có biết rằng công ty Securency, qua ông Lương Ngọc Anh, trả tiền hối lộ cho các quan chức Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và tặng quà cho một số những viên chức cao cấp như bà Phụng hay không?”
Báo The Age phanh phui vụ hối lộ để lấy hợp đồng in tiền giấy nhựa polymer từ tháng 5, 2009 đến nay. Hiện chính phủ Úc đă truy tố 8 người tại các công ty Securency và Công Ty In Tiền của chính phủ Úc dù cuộc điều tra vẫn c̣n tiếp diễn.
Nam Phương/Người Việt (tổng hợp)