Châu Âu đă có thay đổi lớn sau một đêm lạnh giá ở Brussels dù nhiều người dân còn chưa rõ tình hình sẽ ra sao.

Dù tay bắt mặt mừng nhưng lănh đạo Anh và Pháp đã bất đồng nghiêm trọng
Các lănh đạo EU đă tiến hành một bước quan trọng hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn nữa.
Điều đáng nói, theo chủ biên trang châu Âu của BBC Gavin Hewitt, đây không phải là do đ̣i hỏi của người dân châu Âu mà chỉ v́ các nhà lănh đạo tin rằng dự án thống nhất châu Âu "gặp nguy hiểm chưa từng có".
Đêm 8/12/2011 đánh dấu sự kiện phần lớn các chính phủ châu Âu từ bỏ một phần chủ quyền.
Trong tương lai, thuế và kế hoạch chi tiêu sẽ được đệ tŕnh cho quan chức liên hiệp trước khi nó gửi cho các chính phủ.
Thủ tướng Anh David Cameron đă bác bỏ những thay đổi này.
Như vậy, 17 nước trong khu vực đồng euro - và có thể cùng các nước c̣n lại của EU - sẽ soạn một hiệp định mới riêng rẽ - không có phần của nước Anh.
Thỏa thuận đó sẽ áp đặt những quy định ngân sách nghiêm ngặt lên khu vực đồng euro và thúc đẩy hội nhập kinh tế bên trong khu vực này.
Anh quốc bị cô lập
Nói chuyện với BBC, Ngoại trưởng Anh William Hague nói nước ông đă đúng khi bày tỏ lo ngại về tác động của thỏa thuận.

Dư luận EU lo ngại về hướng đi tương lai của đồng tiền chung
Ông nói ông "không dùng chữ cô lập" về quyết định của Thủ tướng Cameron v́ nước Anh không muốn làm thành viên của câu lạc bộ mới.
Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nước Anh bị cô lập sau cuộc đàm phán thay đổi tương lai liên kết châu Âu tại buổi tối được cho là "biến đổi lịch sử".
Thủ tướng David Cameron đại diện cho Anh Quốc cố tìm cách giành một thỏa thuận bảo vệ thị trường tài chính của mình (City of London) nhưng bị bác bỏ.
Ông Cameron đã làm nhiều lãnh đạo bực bội vì phủ quyết dự án thắt chặt hơn nữa liên kết châu Âu vào đúng lúc họ cần Anh ủng hộ.
Theo nhà báo BBC Gavin Hewitt, người theo dõi hội nghị thượng đỉnh nhằm cứu đồng euro tại Brussels đêm 8/12, ông Cameron muốn có chế độ riêng cho thị trường tài chính London.
Ý của Anh Quốc là muốn bảo vệ cách đánh thuế mà Liên hiệp châu Âu (EU) muốn nhắm vào các dịch vụ tài chính ở City of London.
Nhưng hai nước dẫn đầu EU, Đức và Pháp đã thẳng thừng bác bỏ chuyện này.
Cuối cùng, ông Cameron quyết định rằng nếu ông đồng ư về thay đổi các hiệp định của EU, điều đó có nghĩa là ông đi ngược lại quyền lợi nước Anh.
Ông đă dùng quyền phủ quyết để bác bỏ, và điều này khiến nhiều lănh đạo châu Âu giận dữ với Anh quốc.

Pháp và Đức vẫn là hai nước quyết định chính về định hướng của EU
Theo nhà báo Gavin Hewitt, đêm 8/12/2011 đánh dấu thay đổi căn bản trong quan hệ của Anh với châu Âu.
Nhà báo này nói chưa bao giờ Anh quốc lại bị đẩy ra bên lề như thế.
Mục tiêu ban đầu của hội nghị ngày 8/12 là đưa ra thỏa thuận mà có thể cung cấp giải pháp lâu dài cho khu vực đồng euro.
Nhưng kết quả đang đặt ra thách thức cho h́nh ảnh của Thủ tướng Anh.
Tổng thống Pháp Sarkozy đă trách móc "các người bạn Anh" v́ ngăn không cho có thay đổi.
Nếu sau lần này, khu vực đồng euro tiếp tục khủng hoảng, thái độ của các lănh đạo châu Âu với ông Cameron c̣n có thể ác cảm hơn nữa.
THEO BBC