Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc với cái tên là Thi đã hoàn tất thành công cuộc chạy thử nghiệm thứ hai trên biển vào hôm qua.
H́nh ảnh Thi lang ra biển hôm 30/11
Theo đó, Hôm qua, tàu sân bay Trung Quốc đã trở về cảng Đại Liên sau chuyến đi biển 12 ngày. Tạp chí “Kanwa Asian Defense” xuất bản ở Trung Quốc viết rằng, trên tàu vẫn chưa có hệ thống hạ cánh tin cậy. Trung Quốc đã có ý định mua 4 hệ thống cáp hãm đà của Nga, nhưng Matxcơva từ chối vì coi đó là thiết bị mang tính chất chiến lược.
Tuy nhiên, Kanwa càng đi sâu tìm hiểu vấn đề, bắt đầu có cảm tưởng là nguyên nhân thật sự của lệnh cấm không chỉ liên quan đến “việc cấm xuất khẩu các hệ thống vũ khí chiến lược sang Trung Quốc” mà còn sự tức giận của Nga về việc Trung Quốc sao chép tiêm kích trên hạm Su-33.
Năm 2007, nguồn tin tiết lộ với Kanwa rằng, thiết kế và sản xuất các cáp hãm đà là nhiệm vụ rất khó khăn và hiện nay chỉ có Nga và Mỹ có những khả năng đó. “Trước đây, trên một tàu sân bay thường sử dụng 4 cáp hãm đà, nhưng trên tàu sân bay mới của Ấn Độ chỉ lắp 3, điều đó cho thấy độ tin cậy của các hệ thống của Nga”.
Mặc dù tính năng kỹ chiến thuật của J-15 đă đạt yêu cầu, cơ bản có nhiều máy bay sử dụng cho tàu sân bay, nhưng Thi Lang vẫn thiếu hệ thống hạ cánh tin cậy.
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc vốn là một tàu sân bay Varyag do Liên Xô chế tạo và được Trung Quốc mua lại của Ucraina, nhưng không có động cơ.
Hiện Trung Quốc đang cải tạo chiếc tàu này ở cảng Đại Liên để làm tàu thử nghiệm và huấn luyện của hải quân Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xă, ngoài Thi Lang, Trung Quốc cũng tân trang lại hoàn toàn một tàu Đô đốc lớp Kuznetsov dài 304,5m, rộng 37m và có tải trọng 58.500 tấn để phục vụ nghiên cứu và huấn luyện.
* Phú Nguyễn ( Theo tiếng nói nước Nga)