Chi phí chính thức thật sự chỉ có $24 để dự kỳ thi tuyển tiếng Hàn Quốc mà nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được cho sang đó bán sức lao động.
Tuy nhiên, ở Nghệ An, hiện đang có sự mánh mung của một số quan chức địa phương để, nếu chịu hối lộ th́ sẽ trúng tuyển.
Báo Tiền Phong ngày 16 tháng 12, 2011 tố cáo nhiều “chiêu thức làm tiền” của những người liên quan đến “Trung tâm giới thiệu việc làm” thuộc Sở Lao Động-Thương Binh-Xă Hội địa phương từ bán một tờ đơn đăng kư thi tiếng Hàn lấy 2 triệu đồng đến thu thêm 50,000 đồng “sai quy định.”
Bên trên những chuyện này, báo Tiền Phong nói rằng: “Theo phản ánh của nhiều lao động (LĐ), trước khi đăng kư kiểm tra tiếng Hàn, tại Nghệ An xảy ra t́nh trạng các cơ sở dạy tiếng Hàn, các giáo viên dạy tiếng Hàn, các đường dây dịch vụ, đầu nậu, c̣ mồi... bảo lănh cho người lao động dự kiểm tra sẽ đỗ với mức giá $1,000-$1,500.”
Cảnh lộn xộn, chen lấn, xô đẩy khi lao động đăng kư kiểm tra tiếng Hàn tại Nghệ An. (H́nh: Tiền Phong)
Với số tiền hối lộ, tờ báo trên nói: “Cách làm chủ yếu của các c̣ là cho một số người thông thạo tiếng Hàn đăng kư dự thi. Những người này thực chất không phải vào pḥng thi làm bài thi cho ḿnh, làm bài kiểm tra cho các lao động. Họ c̣n nhắn đáp án ra ngoài hoặc nhắn cho người dự thi khác theo số máy điện thoại đă đặt hàng. Những người ở bên ngoài tiếp nhận tin nhắn đáp án, rồi nhắn tin hoặc đọc trực tiếp cho lao động tại pḥng thi.”
Theo tờ Tiền Phong, “Những người ‘thi giả’ này được các chủ đầu nậu trả $1,000 và các khoản khác. Với lao động dự kiểm tra tiếng Hàn thật, ngoài số tiền lót tay $1,000 đến $1,500, c̣n phải nộp cho chủ đầu nậu 2 triệu đồng để mua điện thoại và sim. Điện thoại này được các lao động kẹp vào thắt lưng ở bụng và nối dây từ máy ra mích và tai nghe, giắt ở áo sơ mi.”
Kỳ nộp đơn dự tuyển vào các ngày 7 đến 9 tháng 12 vừa qua, chỉ riêng tỉnh Nghệ An có hơn 13,000 ở các huyện tranh nhau nộp đơn dù tin tức trước đó cho rằng số người được huấn luyện tiếng Hàn trong tỉnh này chỉ khoảng một phần ba. Như vậy, số người tham dự nhiều như thế có thể gồm phần lớn là những người “không học mà thi.”
Ngày 3 tháng 12, 2011, trong một cuộc phỏng vấn, ông Phan Văn Minh, giám đốc Trung tâm Lao động Ngoài nước của Bộ Lao Động trả lời đài VOV nói rằng “đừng mong gian lận trong thi tuyển lao động sang Hàn quốc.”
Hồi cuối Tháng Bảy vừa qua, chính phủ Hàn quốc loan báo tạm ngưng cho người Việt Nam sang đó bán sức lao động v́ có quá nhiều người trốn ở lại “làm chui” dù hợp đồng lao động đă hết. Nay th́ cho khoảng 15,000 sang làm nên có các cuộc thi tuyển với sự giám sát của đại diện chính phủ Hàn quốc tại các trung tâm thi ở Hà Nội, Sài G̣n, Nam Định, Nghệ An và Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 12, 2011.
Nguồn: Nguoiviet