Cô dâu Việt ở Đài Loan (Nhiều kỳ) - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-18-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan (Nhiều kỳ)

Kỳ 1: Cô dâu Việt ở Đài Loan

Phóng viên Lệ Chi, Ban Quốc tế Báo Thanh Niên, đă có chuyến đi Đài Bắc t́m hiểu về đời sống của những cô dâu Việt, từ nơi đô thị đến vùng núi xa xôi, hẻo lánh...
Hơn 40.000 cô dâu Việt đang sinh sống tại Đài Loan với rất nhiều cảnh ngộ khác nhau. Một số tạm hài ḷng với cuộc sống ổn định, êm đềm, nhưng cũng không ít người vẫn phải sống trong nước mắt.

Tôi gắng chờ chị Lê Thị Bích Vĩ (33 tuổi), làm dâu gần 9 năm ở khu vực Tam Hiệp, đường Đại Đồng, vùng đô thị mới Đài Bắc Mới (trước là huyện Đài Bắc), tan giờ làm công nhân điện lạnh trong tiết trời mưa rét. Thường cứ sau giờ làm, chị lại hối hả đón cô con gái 8 tuổi đi học về và nấu nướng cho hai cậu con riêng của chồng lớn lộc ngộc. V́ vậy, chị dành cho tôi cuộc tṛ chuyện hơn 1 giờ đồng hồ ngay bên lề đường, v́ “sợ gia đ́nh chồng phát hiện sẽ la mắng”.


Chị Bích tự sắm chiếc xe máy này sau 1 năm dành dụm từ việc dán thùng giấy - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

Chị Bích (tên gọi thân mật của chị Bích Vĩ) chỉ là một trong những số phận đau đớn cho kiếp cô dâu Việt nơi đất khách. Gốc người Kiên Giang, bố mẹ làm nghề nông, gia cảnh quá nghèo, chị Bích nhắm mắt nhận lời lấy chồng Đài Loan làm nghề lái xe tải qua một công ty môi giới, với mong ước gầy dựng được một cuộc sống b́nh dị, đủ ăn, đủ mặc. Thế nhưng, khi vừa đặt chân về làm dâu, cuộc đời chị đă rơi vào địa ngục. Hoàn cảnh thương tâm của chị khiến gần 20 cô dâu Việt sống quanh đó ai cũng phải xót xa.

Bị đánh để... mẹ chồng vui!


" Đến khi sinh con gái, hai mẹ con em càng bị gia đ́nh chồng hắt hủi. Em nằm một ḿnh trong bệnh viện khóc ṛng, không hiểu tiếng và cũng không một ai chăm sóc, phải tự ḿnh lê từ lầu nọ sang lầu kia bệnh viện cho con bú. Không có một xu mua quần áo sơ sinh cho con, em phải đi xin quần áo cũ của con cái những cô dâu Việt khác."
Chị Lê Thị Bích Vĩ, 33 tuổi, làm dâu ở Đài Loan

Giọng nghẹn ngào, chị Bích thuật lại những trận đ̣n thừa sống thiếu chết bởi người chồng vũ phu. Sau 9 năm chung sống với chồng, trong đó có 8 năm sống chung với gia đ́nh nhà chồng, chị không thể nhớ nổi ḿnh đă chịu bao nhiêu trận đ̣n của cả chồng và người nhà chồng. “Cho tới giờ, em cũng không hiểu tại sao em bị đánh, em đă làm ǵ sai?”, chị Bích nói. Bởi bất kể lúc nào và đang làm ǵ, chỉ cần mẹ chồng phàn nàn, chị lập tức bị chồng đánh tàn nhẫn cho... mẹ vui (!?). Có lần, chị đang tắm trên lầu, chồng chạy xồng xộc lên nhà, tông cửa đấm đá chị túi bụi, khiến chị hoảng loạn v́ không rơ lư do. Có lần, chị vừa từ Việt Nam trở về sau chuyến thăm gia đ́nh, chưa kịp mở va li ra, chị đă bị chồng đánh tới mức phải leo lên mái nhà, nhảy liên tiếp sang các mái nhà hàng xóm chạy trốn. Lần nặng nhất, khi chị đang mang bầu 6 tháng, người chồng tàn nhẫn đưa chị lên núi, đấm đá vào bụng vợ tới mức ra huyết, nhưng vẫn không cho vợ đi cấp cứu, thậm chí c̣n thách thức: “Tao đánh mày trên núi, xem có ai bênh mày không? V́ ở dưới núi, có người Việt tới bênh mày!”. Chị đau đớn ngất đi, những tưởng mất đứa con trong bụng. Chỉ đến khi bà d́ chồng xin măi, chị mới được đưa xuống núi, đến bệnh viện.

Chị tủi thân kể lại lần bị em gái chồng đánh ngay trước mặt chồng và mẹ chồng nhưng không hề có ai bênh vực, chỉ với lư do chị không chịu đưa tiền cho chồng đi ăn chơi. Chị uất ức bỏ lên pḥng khóc vẫn bị em chồng cầm dao rượt theo, chém chảy máu chân. Sau khi chị chạy thoát thân ra khỏi nhà, tới được đồn công an tŕnh báo th́ mặt mày đă xanh lét v́ đau và mất máu quá nhiều. Lần đó, chị phải khâu 6 mũi, vẫn c̣n vết sẹo trên chân, nhưng bị gia đ́nh chồng đổ lỗi là chị hỗn láo với mẹ chồng nên bị chồng đánh.
Tháng 7 vừa qua, chị vừa bị chồng đánh nứt xương chân v́ “dám đi chùa trong khi má chồng không... thích”!
3 lần bỏ đi và tự tử không thành
8 năm sống cùng gia đ́nh chồng là 8 năm chị không được tự ư ra khỏi cửa, mọi ăn uống sinh hoạt đều do má chồng quyết định. Khi chị có bầu cũng không được đưa đi khám thai, không được ăn uống tẩm bổ, thậm chí c̣n bị bắt phá thai để ở vậy nuôi 2 cậu con riêng của chồng với vợ trước.

Do chị không chịu phá thai, chồng chị bỏ ra ngoài ngang nhiên sống với bồ nhí, chỉ sau 2 tháng chị vừa về làm dâu. “Đến khi sinh con gái, hai mẹ con em càng bị gia đ́nh chồng hắt hủi. Em nằm một ḿnh trong bệnh viện khóc ṛng, không hiểu tiếng và cũng không một ai chăm sóc, phải tự ḿnh lê từ lầu nọ sang lầu kia bệnh viện cho con bú. Không có một xu mua quần áo sơ sinh cho con, em phải đi xin quần áo cũ của con cái những cô dâu Việt khác”, chị Bích kể trong tiếng nấc. Chán nản và tuyệt vọng, không biết số phận ḿnh tiếp theo sẽ ra sao, chị từng muốn bỏ về Việt Nam nhiều lần nhưng hộ chiếu lại bị mẹ chồng cất kỹ và cũng không có tiền về.

Hơn 40.000 cô dâu Việt ở Đài Loan
Theo số liệu thống kê của Bộ Nội chính và Cục Di dân Đài Loan, tính tới tháng 2.2011, số cô dâu Việt ở vùng đô thị mới Đài Bắc là 14.209 người, ở TP.Cao Hùng: 9.860 người, ở TP.Đài Bắc: 4.513 người, ở TP.Đài Trung: 8.642 người, ở TP.Đài Nam: 6.651 người. Tuy nhiên, theo một số website Đài Loan đăng tải th́ con số này lớn hơn rất nhiều.
Liên tiếp bị đánh đập và phải ở trong nhà, luôn phải dè chừng không dám làm điều ǵ trái ư mẹ chồng, chị Bích có những lúc tưởng không thể chịu đựng nổi, đă 3 lần bỏ nhà đi t́m đường về nước, thậm chí từng leo lên núi định gieo ḿnh tự vẫn. Nhưng rồi nghĩ thương con gái nhỏ vốn bị ghét bỏ ruồng rẫy ngay chính trong gia đ́nh chồng, chị lại cắn răng trở về “địa ngục”. “Nó là con gái, nhà chồng không thương nó, bỏ nó tội nghiệp lắm”, chị nói trong nước mắt. Do chồng bỏ đi ra ngoài sống biền biệt, không thèm đoái hoài, cũng không hề đưa tiền cho vợ, mọi chi phí sinh hoạt nuôi 2 con riêng của chồng cùng con đẻ đổ hết lên vai chị, chị Bích lần hồi sinh sống bằng nhiều nghề: nhận đồ gia công vải tại nhà, phụ bán đồ ăn sáng với mức lương 100 Đài tệ/giờ, dán thùng giấy cũng với mức lương đó, và gần đây nhất là xin được làm công nhân tại một công ty điện lạnh với mức lương 23.000 Đài tệ/tháng.

Chấp nhận lấy chồng xa xứ, những tưởng t́m được chốn nương tựa th́ nay chị Bích lại phải trần ḿnh đi làm tự nuôi thân, nuôi con ḿnh và con chồng. Mọi ăn uống chi tiêu sinh hoạt, học hành của 3 đứa con đều do chị một tay gánh vác. Bữa nào không kịp đóng tiền học cho con chồng, chị lại bị mẹ chồng la mắng thậm tệ. Chưa hết, người chồng vô trách nhiệm thấy vợ đi làm th́ quay sang nă tiền vợ. Mỗi lần chị không chịu đưa tiền cho chồng xài, chồng chị lập tức đánh đứa con chung với lời đe dọa: “Mày không cho tao tiền, tao sẽ đánh con mày!”. Xót con, chị đành nhắm mắt đưa số tiền vất vả mới kiếm được…
Mọi nhọc nhằn đau đớn bất công mà chị phải trải qua gần 9 năm, chị luôn dằn lại trong ḷng, không dám nói một lời cho con gái biết v́ sợ con c̣n quá nhỏ, không muốn gây ấn tượng xấu cho con về bố và bà nội. Chị cũng không dám hé răng kể cho bố mẹ và các em ở Việt Nam nghe, sợ mọi người đau buồn.

Đă hơn 1 năm nay, chị không biết chồng ở đâu, làm ǵ, thu nhập bao nhiêu. Do mẹ chồng mới chuyển sang nhà mới ở nên cuộc sống của mẹ con chị Bích hơn 1 năm qua mới dễ thở hơn một chút. Chị vẫn phải làm cật lực hằng ngày và sống v́ con, gắng nuôi con lớn với hy vọng có thể về Việt Nam. “Giờ em cũng không biết làm sao nữa. Thôi cứ nghĩ duy tâm theo nhà Phật là kiếp trước ḿnh thiếu nợ người ta, kiếp này phải trả lại”, chị bùi ngùi nói.
Dơi theo chị Bích co ro trong làn mưa vội vă đi về v́ sợ mẹ chồng sang kiểm tra và la mắng, ḷng tôi không khỏi xót xa cho một kiếp người. Đợi tới khi con gái chị khôn lớn tự nuôi thân được để chị yên tâm dứt áo về nước th́ cuộc đời chị cũng gần bước sang tuổi xế chiều.
(C̣n tiếp)

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	co-dau-Viet.jpg
Views:	9
Size:	51.1 KB
ID:	343387
Old 12-18-2011   #2
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 2: Tan vỡ ước mơ đổi đời

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 2: Tan vỡ ước mơ đổi đời

Khác xa với mơ ước đổi đời, sau khi lấy chồng xứ Đài, rất nhiều cô dâu Việt bị gia đ́nh chồng và cả gia đ́nh ḿnh trút lên vai gánh nặng.

Nhọc ḷng nuôi con chồng

Mỗi lần chị Thúy Hằng và con cái về nước đều có chồng đi theo để lo giữ vợ

Ở đường Đại Đồng, Tam Hiệp, vùng đô thị mới Đài Bắc có tới gần 20 cô dâu Việt. Trong đó không ít cô sau khi sang Đài Loan mới biết chồng lấy ḿnh chủ yếu để có người chăm sóc cho các con riêng với vợ trước. Chồng và gia đ́nh chồng không muốn cô dâu Việt sinh thêm con v́ sợ thêm gánh nặng. Mọi việc nội trợ trong nhà đều do các cô dâu Việt đảm nhận. Những cô dâu Việt như Hồng, Lan, Trân, Bích, Tuyền... ở cùng xóm đều lấy phải những người chồng đă có con riêng nên không được chồng cho sinh con. Thậm chí, tiền lương mà họ tự kiếm được cũng đều bị mẹ chồng giữ hết. Chăm sóc con chồng không tốt sẽ luôn bị mẹ chồng la mắng. Một số người chán nản đă ly dị sau một thời gian sống trong cảnh con ở và mất quyền làm mẹ.

Chị Bích (đă nêu trong bài trước) cho biết dù mẹ chồng dọn sang nhà mới hơn 1 năm nay, nhưng bà luôn sang kiểm tra xem chị cho 2 con riêng của chồng ăn uống ra sao, và luôn la mắng v́ cho rằng chị không chăm sóc chúng đầy đủ, không yêu thương con chồng như con ḿnh, dù chị phải nặng gánh kinh tế cả gia đ́nh hơn 1 năm qua. Điều khiến chị đau ḷng hơn là dẫu hết ḷng chăm sóc 2 cậu con chồng gần 9 năm, khi chị bị ức hiếp th́ hai cậu bé chỉ im lặng làm ngơ.

Lệ thuộc về kinh tế


Giỏi nhẫn nhịn
Theo Đào Duyên Hải - một cô dâu Việt ở Đài Loan, đồng thời là đội trưởng một đội t́nh nguyện cư dân mới của vùng đô thị mới Đài Bắc, trong những câu trắc nghiệm về cách xử lư khi bị chồng và nhà chồng ngược đăi của các cô dâu Việt do tổ chức này điều tra, phần lớn câu trả lời đều chọn đáp án là: nhẫn nhịn. Một số cô dâu do không chịu đựng nổi th́ bỏ nhà, ra ngoài sinh sống, nhưng sau khi được chồng tới năn nỉ và bày tỏ sự hối cải th́ lại mềm ḷng và quay về gia đ́nh v́ con cái. Tuy nhiên cũng chỉ được một thời gian rồi đâu lại hoàn đấy.

Phần lớn các ông chồng của các cô dâu Việt đều xuất thân từ tầng lớp lao động, như: công nhân cầu đường, lái xe tải, thợ cơ khí, thợ sơn sửa nhà cửa, nông dân... và hầu hết không có tŕnh độ học vấn cao, có người chưa học hết tiểu học. Đa phần họ lấy vợ Việt qua các công ty môi giới hôn nhân. Sau khi họ tốn khoảng 10.000 USD cho công ty môi giới, người vợ Việt của họ chỉ được công ty trả vỏn vẹn 2 triệu đồng tiền Việt sau khi đă trừ hết tiền cưới, giấy tờ thủ tục đăng kư kết hôn... V́ vậy, phần lớn cô dâu Việt lên đường sang xứ Đài với hai bàn tay trắng và phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng. Tuy nhiên, rất nhiều cô dâu Việt không được chồng và nhà chồng cho phép ra ngoài đi làm với nhiều lư do: chủ yếu lấy vợ về để chăm sóc cho con cái riêng của chồng, cần người nội trợ; hoặc sợ vợ đi ra ngoài quen người khác mà bỏ ḿnh... Chị Nhă Tú, 32 tuổi (quê Đồng Nai), đă có 2 mặt con, nhưng ở nhà nội trợ 13 năm nay, phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào chồng. Chị muốn chi tiêu ǵ, dù nhỏ nhất cũng đều phải xin chồng. Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, 28 tuổi (quê Tây Ninh), cho biết tuy đă sinh 2 con và sống ở Đài Loan hơn 7 năm, chồng chị - một công nhân điện nước hơn chị 19 tuổi - vẫn không cho vợ đi làm v́ quá ghen. Hằng ngày, chồng cho chị tiền ăn sáng, c̣n lại mọi chi tiêu trong gia đ́nh đều do mẹ chồng mua. Chị không được cầm tiền, cần mua ǵ th́ xin chồng. Tương tự, chị Phan Ngọc Huyền, 36 tuổi, giáo viên mẫu giáo người Vĩnh Long, cũng không được ông chồng vốn làm nghề trang trí ngoại thất cho đi làm dù hai người đă chung sống 11 năm và có 3 mặt con. Chị đành yên phận ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái, tuyệt nhiên không biết thu nhập của chồng ḿnh, bởi mọi chi tiêu gia đ́nh đều do chồng đích thân quản lư.

Bị ngược đăi

Do phần lớn cô dâu Việt lấy chồng xứ Đài qua đường môi giới hôn nhân hoặc mai mối từ những người quen biết nên rất nhiều người bị rơi vào cảnh bị người nhà chồng hoặc chính chồng mỉa mai là người “được mua về” và “lấy chồng v́ tiền”. Do hôn nhân xuất phát không từ t́nh yêu đích thực nên cuộc sống giữa họ luôn gặp trục trặc và đầy mâu thuẫn. Từ những bất đồng ngôn ngữ ban đầu, đặc biệt khi sinh hoạt chung trong gia đ́nh nhà chồng, các cô dâu Việt thường bị các bà mẹ chồng ghét bỏ, la mắng và bị chồng đánh đập mỗi khi không hài ḷng. Tuy nhiên, do đă có con chung và xuất phát từ tính nhẫn nhịn của phụ nữ Việt, rất nhiều cô im lặng chịu đựng, không tố cáo với cảnh sát về chuyện bị ngược đăi. Khi về nước thăm gia đ́nh, họ cũng không dám nói sự thật hoặc chỉ kể một phần, phần v́ để gia đ́nh không lo lắng, phần v́ sĩ diện.

Nhiều cô dâu Việt muốn bỏ về nước để thoát khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nhưng phần lớn họ đều không nỡ rời bỏ con ḿnh, do ly dị xong, họ sẽ bị mất quyền nuôi con bởi không có công ăn việc làm và kinh tế ổn định. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp do không thể chịu đựng nổi, sau nhiều lần ḥa giải không được, cũng quyết tâm dứt áo ly dị, bỏ về Việt Nam, để lại con cho chồng. Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, 32 tuổi (quê Cần Thơ), sang Đài Loan sinh sống được 7 năm, th́ mấy năm phải chăm sóc phục dịch người chồng bị bệnh gan rất vất vả. Nhưng cuối cùng mẹ chồng vẫn đuổi chị đi, không cho ở chung v́ không thích chị. Chồng chị bất lực không dám bênh vực do cuộc sống hiện tại hoàn toàn phải nương tựa vào mẹ. Vậy là sau 7 năm làm dâu xứ người, chị Hằng lại quay về xuất phát điểm ban đầu: không tiền bạc, không con cái, không chồng và giờ tự kiếm việc nuôi thân.

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #3
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 3: Vừa làm vợ vừa làm chồng

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 3: Vừa làm vợ vừa làm chồng

Những tưởng lấy chồng sẽ t́m được nơi nương tựa, nhưng thực tế không ít cô dâu Việt vẫn phải quần quật làm việc để nuôi ḿnh và gia đ́nh.

Trụ cột gia đ́nh

Cuộc tṛ chuyện với chị Đặng Thị Xuân Diễm (quê Đồng Tháp) được thực hiện ở ngoài hiên trước cửa nhà chị, khi chị vẫn đang gia công hàng nhận về nhà. Sở dĩ phải tranh thủ làm việc như vậy v́ gia đ́nh chị có tới 3 đứa con, con út năm nay 8 tuổi. Chị Diễm đùa rằng cộng thêm anh chồng nông dân là đủ 4 đứa con mà chị phải chăm lo. Nhà chị Diễm rất nghèo, chồng chị làm nông, trồng măng và rau trên núi, thu nhập của chồng chỉ khoảng 20.000 Đài tệ/tháng (khoảng 14 triệu đồng). Bán lại măng cho người thu mua chỉ được 50 Đài tệ/600 gr. Do sinh con liên tiếp, chị Diễm đành ở nhà nội trợ, phải nhận đủ các loại hàng về gia công tại nhà, thu nhập chừng 15.000 Đài tệ/tháng, rất chật vật để lo kinh tế cho cả gia đ́nh. Thấy vợ tần tảo chịu khó, cũng có khả năng kiếm được tiền, chồng chị đă đẩy phần lớn trách nhiệm chi tiêu trong gia đ́nh cho vợ như tiền học hành của con cái, tiền ăn uống, sinh hoạt cho cả gia đ́nh... Mọi thu nhập của chồng, chị không được giữ, cũng không được hỏi tới. “Giờ hỏi tài khoản của chồng có bao nhiêu tiền, ḿnh chịu đấy!”, chị Diễm thành thật.


Không muốn bị lệ thuộc về kinh tế
Nhiều cô dâu khác cho biết, do xác định lấy chồng để gầy dựng một mái ấm, các cô đều mong mỏi được sớm đi làm để phụ giúp chồng chăm lo gia đ́nh, mặt khác cũng tự chủ, không bị lệ thuộc về kinh tế, có thể phụ giúp cho gia đ́nh bố mẹ, anh chị em ở quê. Cũng có không ít họ hàng, người thân ở Việt Nam không biết được các cô dâu Việt sinh sống ở xứ Đài vất vả ra sao, vẫn liên tục xin tiền và nhờ vả, khiến các cô lại phải nai lưng ra làm vừa để phụ lo gia đ́nh riêng, vừa tằn tiện giúp người thân.

Chị Diễm tâm sự nhờ tằn tiện nên cuộc sống gia đ́nh hiện cũng đủ ăn, như rau phần lớn đều là do nhà tự trồng trên núi. Đồ ăn th́ nhiều bữa mấy chị em đồng hương người Việt thương t́nh san sẻ bớt cho nhau. Nhà nào khá hơn một chút th́ bữa nào nấu món ǵ cũng bớt cho nhà kia một ít.
Xung quanh xóm chị Diễm cũng có vài cô dâu Việt khác, làm rất vất vả cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày do ai nấy oằn gánh gia đ́nh. Mấy chị em đồng hương xứ người chỉ biết thương cảm nhau, động viên nhau, nhiều lúc khóc lóc tâm sự với nhau mỗi khi buồn chuyện gia đ́nh. Niềm an ủi giải trí duy nhất của các chị là chuyền tay nhau mấy cuốn sách tiếng Việt hiếm hoi.
Chị Diễm sống ở huyện Đài Bắc đă 11 năm, tuy không phải chịu cảnh mẹ chồng, nàng dâu nhưng gia đ́nh cũng không mấy êm thấm. Chồng chị luôn mang tư tưởng vợ lấy ḿnh v́ tiền nên nhiều bữa cũng tiếng nặng, tiếng nhẹ, nhiều bữa không nói chuyện với vợ, làm chị lại giọt ngắn giọt dài. Cũng may các con đều ngoan ngoăn và chịu khó học tập. Chị Diễm bộc bạch, do tŕnh độ văn hóa của chồng quá thấp, chưa hết tiểu học, nên chị chịu khó đi học lại từ lớp 1 theo chương tŕnh giáo dục tiểu học của Đài Loan, tới nay đă tốt nghiệp cấp 1, tŕnh độ học vấn cao hơn chồng nên chịu trách nhiệm dạy dỗ con cái. Nh́n đám con chị quây quần hỏi bài mẹ sau khi đi học về, khung cảnh gia đ́nh mới thấy ấm áp lên đôi chút.

Thấy tôi giới thiệu là người Việt Nam sang, chồng chị không mấy mặn mà, cũng không chịu cho chụp h́nh lẫn phỏng vấn. Ông cứ lặng lẽ ra ngồi một góc làm việc. Cô con gái cả của chị ngượng ngùng không chịu cho chụp h́nh. Cậu con út cũng xấu hổ núp sau lưng mẹ. Tất cả 3 đứa con chị đều không biết tiếng Việt bởi mẹ nó đâu c̣n thời gian dạy. Làm việc quần quật để lo kinh tế gia đ́nh, lại phải chạy đua học thêm các buổi tối để đủ kiến thức hướng dẫn bài vở cho con cái, cùng việc đảm đương mọi việc nội trợ gia đ́nh, đă vắt kiệt sức của chị. Nh́n mặt chị lúc nào cũng thấy buồn rười rượi.

Lúc chia tay, giọng chị Diễm chùng xuống: “Khi nào ở Việt Nam có nhiều chính sách đảm bảo cho đời sống người nông dân được đủ ăn đủ mặc, ḿnh và nhiều cô dâu Việt khác cũng ôm con về nước sinh sống thôi”.


Vừa lao động kiếm tiền, chị Diễm vừa dạy con học - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

Chia sẻ gánh nặng kinh tế

Tất cả các cô dâu Việt mà tôi từng tiếp xúc phần lớn đều sinh sống tại Đài Loan khá lâu năm. Vài năm đầu, họ đều phải ở nhà và sinh con, chấp nhận làm nội trợ và đi học tiếng Hoa. Qua vài năm chung sống, những cặp vợ chồng nào dần dần hiểu được nhau th́ chịu thông cảm tính cách và cùng chia sẻ trách nhiệm kinh tế gia đ́nh. Chị M.Linh, 30 tuổi, sống ở khu vực Đào Viên đă 10 năm qua, cho biết hiện chị đang làm công nhân, lương tháng ổn định khoảng 20.000 Đài tệ. Chồng chị làm công nhân điện lạnh với mức lương 50.000 Đài tệ/tháng. “Em phải đi làm để phụ giúp kinh tế cùng chồng. Muốn 2 con được học hành tử tế, có học thêm tiếng Anh, được sinh hoạt đầy đủ, cuộc sống gia đ́nh tươm tất một tí th́ vợ cũng phải đi làm cùng chồng”, chị nói.

Chị cũng cho biết để đủ nuôi hai con, chi phí sinh hoạt trong gia đ́nh tiêu tốn khoảng 50.000 Đài tệ/tháng. Do làm việc chăm chỉ, gia đ́nh chị mua được xe hơi. Và cứ chủ nhật hằng tuần, chồng lại chịu khó lái xe đưa vợ con tới lớp học dành riêng cho các bà vợ Việt ở tận huyện Đài Bắc để các cô dâu Việt được sinh hoạt, tṛ chuyện cho khuây khỏa nỗi nhớ nhà và trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, chị Linh cũng cho biết vợ chồng chị chỉ thực sự thông cảm với nhau trong thời gian gần đây. “Phần lớn các ông chồng xứ Đài vẫn không tin tưởng vợ, luôn cho rằng vợ lấy ḿnh v́ tiền và sẽ sẵn sàng bỏ ḿnh để lấy người khác khá giả và trẻ trung hơn. V́ vậy không phải cô dâu nào cũng được đi làm ngay, chỉ sau khi đă chung sống với nhau nhiều năm và đă có con chung mới được đi làm. Có người sau cả chục năm vẫn chưa được chồng cho đi làm,” chị Linh tâm sự.

Chị Phạm Thu Trang, 32 tuổi (quê Đồng Tháp), cho biết chị cũng mới đi làm công nhân sản xuất đồ điện tử dù hồi ở Việt Nam từng học hết trung cấp kế toán và làm việc tại kho bạc nhà nước. Do thu nhập lái taxi của chồng chị không đủ cho cả gia đ́nh và hai đứa con nhỏ đang tuổi ăn học, nên chị cương quyết vận động cho ḿnh đi làm.

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #4
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 4: Góa phụ không an phận

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 4: Góa phụ không an phận

Dẫu trải qua nhiều thăng trầm, một phụ nữ Việt vẫn giữ được sự lạc quan và khát vọng vươn lên, cống hiến cho xă hội và là một điểm sáng thành công hiếm hoi trong bức tranh các cô dâu Việt tại xứ Đài.

Đào Duyên Hải chụp h́nh cùng lănh đạo Đài Loan Mă Anh Cửu (hai người ở giữa) tại một điểm vận động bầu cử ngày 19.11 Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Nhờ một người bạn nhà văn mau mắn, tôi liên hệ được với Đào Duyên Hải và được cô nhiệt t́nh đội mưa tới khách sạn đưa đi tham dự một số hoạt động xă hội sôi nổi liên quan tới cô dâu Việt Nam. Cô cũng là 1 trong 2 cô dâu Việt hiếm hoi được mời chụp h́nh với lănh đạo Đài Loan Mă Anh Cửu trong tư cách đại diện cho những người di dân mới tại một điểm vận động bầu cử của ông tại Vùng đô thị mới Đài Bắc vào ngày 19.11 vừa qua.

Chúng tôi đổi rất nhiều trạm tàu điện ngầm và xe buưt, mất hơn tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm công viên nơi tổ chức cuộc vận động bầu cử của đảng cầm quyền KMT (Quốc dân đảng) dưới trời mưa tầm tă. Hải cũng chính là cô dâu Việt được mời dạy lănh đạo Đài Loan Mă Anh Cửu và Thị trưởng TP.Đài Bắc gói bánh chưng Việt Nam vào tháng 5 vừa qua. Cô khoe sau hơn chục phút loay hoay, cuối cùng vị lănh đạo Đài Loan cũng gói xong, ông thở phào sung sướng và thừa nhận gói bánh chưng Việt Nam khó quá.

Hải nói thêm, chính sách mới của ông Mă Anh Cửu đă giúp đỡ rất nhiều cho những người di dân mới (trong đó có cô dâu Việt) như chỉ cần sinh sống ở Đài Loan đủ 3 năm là các cô dâu nước ngoài được quyền làm chứng minh thư, mà không cần chồng hoặc nhà chồng cho phép, trong khi chính sách cũ là các cô dâu chỉ được nhập quốc tịch khi được nhà chồng chấp thuận bảo lănh với số tiền bảo lănh là 5 triệu Đài tệ. Điều này đă khiến các cô dâu Việt tự chủ hơn, và bảo đảm được quyền lợi cho ḿnh, không c̣n bị lệ thuộc vào nhà chồng hoặc dẫu bị chồng bỏ, vẫn có thể đàng hoàng ở lại Đài Loan sinh sống, làm việc.

Ngoài ra, các cô dâu nước ngoài cũng được hưởng nhiều quyền lợi như học tiểu học không mất tiền, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, xây dựng các trạm hỗ trợ người di dân mới để học tiếng, t́m hiểu phong tục tập quán người bản xứ, kịp thời chia sẻ thông tin và giúp đỡ những cô dâu nước ngoài khỏi bạo lực gia đ́nh…

Sở dĩ Hải được chọn là gương mặt tiêu biểu đại diện cho các cô dâu Việt như vậy v́ cô rất hoạt bát, xông xáo, đặc biệt rất tích cực tham gia các hoạt động xă hội v́ cộng đồng, nhất là chương tŕnh giúp ích cho cô dâu Việt, như: đi về các miền núi tuyên truyền chương tŕnh chống bạo lực gia đ́nh; làm t́nh nguyện viên không lương cho hai đồn cảnh sát để phiên dịch giúp cho các cô dâu Việt khi có việc cần cảnh sát trợ giúp… Cũng nhờ công việc này, cô được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh cô dâu Việt và các cô dâu nước ngoài khác khá bất hạnh, để từ đó lại càng tự nhận thấy ḿnh cần nỗ lực hơn nữa để giúp thêm nhiều người có hoàn cảnh khổ hơn.

Có đêm sau khi nghe một cú điện thoại khóc kêu cứu của một cô dâu khác, Hải lao ra khỏi nhà lúc 3 giờ sáng, một ḿnh phóng xe máy tới nhà cô dâu đó, lấy tang chứng bị bạo hành t́nh dục giấu đi, để cô này có đủ bằng chứng ly dị, thoát khỏi ông chồng có vấn đề về thần kinh. Hải cho biết cô tích cực tham gia các hoạt động xă hội như vậy nhằm khẳng định vị trí và khả năng của cô dâu Việt trong xă hội Đài Loan, và cũng để chứng tỏ mục đích lấy chồng xứ Đài của cô dâu Việt không phải lúc nào cũng v́ tiền.

Truân chuyên dặm trường


Hănh diện về tà áo dài
Khác với nhiều cô dâu Việt khác khi ra đường không muốn mặc áo dài, không nói tiếng Việt để lộ ra ḿnh là người Việt Nam, nhằm tránh những con mắt ṭ ṃ, ḍ xét của một số người có cái nh́n phiến diện về cô dâu nước ngoài, Hải luôn tranh thủ mặc bộ áo dài truyền thống ở mọi lúc mọi nơi, trên xe buưt, trên tàu điện ngầm, trong lớp học, trên sân khấu, trong những hoạt động xă hội… “Áo dài Việt Nam đẹp lắm, tội ǵ mà không khoe, vả lại em muốn cho mọi người ở Đài Loan đều thấy cô dâu Việt sống ở đây vẫn tự tin và tự hào về quê hương ḿnh”, Hải thổ lộ.

Trên chặng đường đi tàu điện ngầm dài lê thê, Hải tâm sự rất nhiều về cuộc đời đầy thăng trầm của ḿnh. Hải mang tiếng lấy chồng Đài Loan đă 11 năm qua nhưng thời gian chung sống vỏn vẹn chưa đầy 2 tháng, giờ cô vẫn đang sống trong cảnh góa chồng. Do thời gian đầu mới lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng gây hiểu lầm, khiến chồng cô nảy sinh ghen tuông tới mức Hải không chịu đựng nổi phải bỏ về nước chỉ 2 tháng sau ngày cưới. “Suốt 5 năm đó, cả chồng và gia đ́nh chồng, em đều không hề liên lạc. Em rất muốn làm thủ tục ly dị nhưng cũng không biết phải làm cách nào v́ không nhớ địa chỉ, không có số điện thoại, không biết tiếng Hoa để hỏi”, Hải kể.
Măi tới 5 năm sau, khi gia đ́nh chồng gọi điện sang Việt Nam thông báo chồng cô sắp mất v́ ốm nặng, cô liền thu xếp sang thăm chồng lần cuối, v́ nghĩ rằng một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng. Thế nhưng sau khi vừa vội vă để sang kịp nh́n mặt chồng lần cuối, cô đă bất ngờ khi hay tin chồng đă qua đời được hai tháng và vẫn để ở nhà xác, chỉ chờ cô sang tới Đài Loan là phát tang. “Có lẽ người Đài Loan vẫn mang nặng tư tưởng truyền thống là khi chết phải có vợ đưa tiễn chồng nên mới gọi em sang. Em cũng làm cho trọn nghĩa vợ chồng, nhất nhất nghi lễ cúng tuần, cúng 49 ngày…, nhà chồng nói ǵ, bảo làm ǵ, em đều làm theo cả. Cứ thế dần dần mà ở lại Đài Loan từ bữa đó tới nay đă 6 năm rồi”. Từ chỗ bị gia đ́nh chồng ngờ vực v́ mục đích lấy chồng v́ tiền, từng bị gọi điện báo cảnh sát v́ sợ cô đ̣i chia gia sản của chồng, tới nay gia đ́nh chồng đă phải thán phục về đức tính cần cù, chịu khó, sự thông minh và tính cương nghị vượt khó của Hải.

Từ một người không biết một chữ cắn đôi tiếng Hoa, giờ đây cô đă có thể nói làu làu sau 6 năm sinh sống và làm việc ở xứ người và đă thử sức với rất nhiều nghề.
Thoạt đầu, cô lên núi phụ bán hàng ăn cho gia đ́nh anh chồng. Rồi cô vừa đi học vừa đi bán hoa quả thuê cho một công ty xuất khẩu đông lạnh với mức giá 70 Đài tệ/giờ (khoảng 50.000 đồng). Tiếp đó, cô trực điện thoại cho một công ty điện tín với mức lương trung b́nh là 15.000 Đài tệ/tháng. Không hài ḷng với mức lương này, cô tự gọi điện tới ngân hàng, đề nghị làm một công việc chưa từng có trong tiền lệ là hướng dẫn các thủ tục gửi tiền về nước cho người Việt do cảm thấy nhiều cô dâu Việt rất lúng túng mỗi khi ra ngân hàng gửi tiền về quê. Cô làm công việc này hơn 1 năm với mức lương 33.000 Đài tệ/tháng, đi tới nhiều trường tiểu học để phát tờ rơi quảng cáo về dịch vụ này cho nhiều cô dâu Việt được biết. Không chịu an phận, Hải tiếp tục nhận làm việc phát thẻ điện thoại miễn phí cho một công ty điện thoại với mức lương 100 Đài tệ nếu phát được 200 thẻ. Công việc bận tới nỗi cô phải thuê thêm 2 sinh viên Việt Nam đang du học ở đây làm thêm ngoài giờ.

Ước mơ của Hải trong tương lai là đi học đại học chuyên ngành xă hội học để giúp được nhiều người, mở một tờ báo tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt tại đây.

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #5
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 5: Học để vươn lên

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 5: Học để vươn lên

Khác với một số người chỉ cần học để vượt qua rào cản ngôn ngữ, không ít cô dâu Việt lại chọn con đường học hành để nâng cao tŕnh độ, khẳng định vị trí xă hội và t́m công việc tốt hơn.

Học từ thực tế cuộc sống

Từ lúc không biết một chữ cắn đôi, cô dâu Đào Duyên Hải (32 tuổi), người Hà Nội, dần dà học tiếng, trải qua vô số nghề để sinh sống. Được chứng kiến cảnh ngộ không may mắn của nhiều cô dâu Việt khác, Hải lại càng quyết tâm làm việc và khẳng định vị trí xă hội với mong muốn giúp đỡ được nhiều cô dâu Việt đồng cảnh ngộ. Cô được coi như thủ lĩnh tinh thần của các cô dâu Việt ở Vùng đô thị mới Đài Bắc (New Taipei City). Giờ đây, cô rất tự tin khi làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc và tham gia nhiều hoạt động xă hội từ thiện. “Em thấy cuộc sống của ḿnh có ư nghĩa hẳn v́ được thử sức với rất nhiều việc, học được rất nhiều kinh nghiệm sống. Từ đó, ngôn ngữ của em cũng giỏi hơn, thấu hiểu dần phong tục tập quán và lối sống, sinh hoạt của người dân xứ Đài”.


Các cô dâu Việt trong lớp học đan - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

Nh́n Hải hoạt bát tự tin đi lại trên đường phố Đài Bắc, di chuyển thành thạo bằng các phương tiện công cộng và giúp đỡ được nhiều người khác, ít ai biết rằng cô đă phải tự vượt qua những ngày tháng khó khăn nhường nào khi sống cảnh góa chồng, một ḿnh trên đất khách. Sức chịu đựng và ư chí vươn lên của cô đă chinh phục cả gia đ́nh bên chồng. Sau 6 năm ở lại làm dâu, hết ḷng chăm sóc bố chồng bị trúng phong nằm liệt một chỗ, anh trai cả nhà chồng đă động viên cô nên đi thêm bước nữa. “Hăy coi gia đ́nh này như gia đ́nh mẹ đẻ của ḿnh. Em hăy t́m một người đàn ông khác để nương tựa. Đừng ngại điều tiếng ǵ. Mọi người trong nhà đều rất thông cảm với em”, anh chồng nói.

Hải khoe hai chiếc túi hoa rất đẹp mà cô phải làm từ tối đến 3 giờ sáng để kịp đi tặng lănh đạo Đài Loan. Thoạt đầu, cô học nghề thủ công này chỉ để cho vui và giết thời gian, nhưng nhờ khéo tay, sáng ư và tiếp thu nhanh, Hải mau chóng làm ra được nhiều sản phẩm thủ công tỉ mỉ và sắc sảo như dây tết thủy tinh đeo ch́a khóa hoặc vật trang trí kết đá, kết cườm, giỏ đi làm, đi chợ, giỏ đựng cơm trưa... Với chứng chỉ nghề thủ công, giờ đây Hải đă đứng lớp dạy lại nghề cho các cô dâu Việt khác. Cô c̣n nhận một số đơn hàng thủ công mỹ nghệ về cho lớp để tăng thêm thu nhập cho các cô dâu hoặc làm hàng bán quyên góp từ thiện.

Miệt mài đèn sách

Không ít cô dâu khác như Phạm Thu Trang (32 tuổi, người Đồng Tháp), Hứa Thanh Hân (35 tuổi, người Bạc Liêu)... lại t́m đến con đường học tập như một cứu cánh trong cuộc đời. Được chồng là Trương Kim Tài làm nghề lái taxi hết ḷng ủng hộ, sau khi vừa sinh con được 2 tháng, Trang đă liên tiếp học từ tiểu học, tới nay đă là lớp 10. Đây là một nỗ lực rất lớn mà không phải cô dâu nào cũng học được v́ c̣n bận sinh con, chăm sóc gia đ́nh và lo kiếm sống. “Ḿnh có 2 con nhỏ, không hướng dẫn con cái bài vở được th́ buồn lắm. V́ vậy cũng phải gắng học, vừa để ḿnh có cơ sở t́m được công việc tốt, ổn định sau này, vừa biết kiến thức cơ bản để kèm cặp con cái”, cô nói. Tuy nhiên, để theo học được các lớp học buổi tối từ 18 - 20 giờ liên tục từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, cô phải tranh thủ làm xong mọi việc nhà, vừa phải chăm sóc má chồng đang bệnh. Trang hồ hởi cho biết học tiểu học không mất tiền, học phí trung học cơ sở khoảng 2.500 Đài tệ/học kỳ (nay được chính phủ Đài Loan ưu đăi, hạ xuống chỉ c̣n 1.000 Đài tệ/học kỳ), học phí trung học phổ thông khoảng 7.000 Đài tệ/học kỳ. Mỗi lớp học buổi tối có 30 học sinh, trong đó chỉ có 5 cô dâu Việt, c̣n lại đều là người bản xứ, nhưng phần lớn người Việt đều học hết tiểu học, đủ biết nói chuyện và vơ vẽ dăm chữ là bỏ, không học lên tiếp, phần v́ khó, không đủ kiên nhẫn, phần v́ bận mưu sinh.
Không chỉ dừng ở việc học kiến thức cơ bản, nhiều cô dâu Việt c̣n chịu khó tham gia rất nhiều khóa học dạy nghề như thủ công, đan lát, may vá, vi tính, nấu ăn, t́m hiểu về luật pháp Đài Loan... Bản thân Trang cũng rất tích cực tham gia nhiều khóa học này và được nhận rất nhiều văn bằng chứng chỉ. “Em học nhiều lớp quá khiến chồng em có lúc cũng sợ vợ học nhiều quá sẽ bị khùng. Nhưng em cứ nghĩ học được nhiều càng tốt, có nhiều kiến thức, nhiều văn bằng, càng dễ xin việc tốt sau này. Vả lại không phải ai cũng được chồng tạo điều kiện cho ăn học như vậy, tội ǵ mà không học”, Trang thổ lộ. Tới nay, với vốn kiến thức và ngôn ngữ có được, Trang đang làm Đội trưởng Đội t́nh nguyện khu Tam Hiệp trực thuộc Hiệp hội Giáo dục t́nh nguyện gia đ́nh Vùng đô thị mới Đài Bắc. Ngoài các hoạt động xă hội giúp ích cho các cô dâu Việt, cô c̣n nhận phiên dịch thêm...

Tạo điều kiện cho vợ ăn học
Hỏi chuyện anh Trương Kim Tài, chồng chị Trang, anh vui vẻ tâm sự: “Tôi hơn Trang 18 tuổi, lấy nhau qua công ty môi giới hôn nhân. Tôi cũng biết v́ cuộc sống gia đ́nh cô ấy rất khó khăn, cô ấy mới chịu lấy chồng xa và già như tôi. V́ vậy tôi rất trân trọng cô ấy và luôn tạo điều kiện để vợ được ăn học, nhanh chóng và tự tin ḥa nhập vào xă hội Đài Loan”.

Không phải ai cũng có được gia đ́nh hạnh phúc như cô dâu Phạm Thu Trang - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

Nguyễn Lệ Chi, bongda.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #6
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 6: Một thế hệ con lai

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 6: Một thế hệ con lai

Hơn 17 năm kể từ khi phong trào lấy cô dâu Việt ở xứ Đài phát triển rầm rộ tới nay, một thế hệ con lai Việt - Đài ra đời và trưởng thành. Tuy nhiên cũng có không ít lo ngại.

Mất gốc


Mong được giữ quốc tịch Việt Nam
Tâm sự với nhiều cô dâu Việt, không ít người cho biết họ rất mong Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho giữ lại quốc tịch Việt Nam trong khi họ đă được cấp chứng minh thư Đài Loan. Lư do thật đơn giản: quốc tịch Việt Nam như một bước lùi an toàn, một “bùa hộ mệnh” cho họ nếu chẳng may cuộc sống của họ ở Đài Loan gặp trắc trở.

Rất nhiều đứa trẻ lai Việt - Đài đều ngơ ngác khi tôi nói chuyện với chúng bằng tiếng Việt, dù chỉ là những từ xă giao đơn giản nhất. Đây cũng chính là điểm chung và rơ nét nhất trong thế hệ trẻ lai Việt - Đài. Em nào giỏi lắm chỉ biết 1 - 2 câu đơn giản, như: xin chào, đói quá... Bé Hoàng Gia Dư, 12 tuổi, và em trai là Hoàng Vũ Sinh, 4 tuổi, cũng không biết một câu tiếng Việt, dù từng về Việt Nam 2 lần. Hỏi mẹ hai bé là chị H.T.M.Linh, 30 tuổi, người Đồng Tháp, đă làm dâu tại TP.Đào Viên 10 năm qua, chị cho biết do lịch học của các bé đă quá nặng, thêm cả học tiếng Anh nên chị chủ trương không dạy con tiếng Việt. “Giờ bắt các con học cả tiếng Việt th́ chúng sao học nổi. Sau này lớn hẵng hay”, chị thẳng thắn nói. Bé Trương Gia Trân, 8 tuổi, hiện đang học lớp 2 rất tinh nghịch và lanh lẹ. Cháu và em trai hay được mẹ là Phạm Thu Trang, người Đồng Tháp, đưa đi tham gia các hoạt động xă hội t́nh nguyện liên quan tới người Việt. Hai cháu cũng được cùng mẹ đại diện cho di dân mới chụp h́nh cùng lănh đạo Đài Loan Mă Anh Cửu tại một điểm vận động bầu cử ở TP.Đài Bắc vào ngày 19.11 vừa qua. Gia Trân khoe cháu biết đếm từ 1-10 bằng tiếng Việt, đă về Việt Nam chơi 5 lần nhưng khi không có mẹ, bé đành chịu, không thể tṛ chuyện với ông bà ngoại hoặc các bác. “Những lúc đó, cháu toàn im lặng, chả biết làm sao. Mẹ quá bận, không có thời gian dạy tiếng Việt cho chúng cháu”, Gia Trân thổ lộ. Tuy nhiên, Gia Trân và em trai thường được nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích Việt Nam bằng tiếng Hoa. Hai con của chị Nhă Tú (người Đồng Nai, 32 tuổi) cũng không hề biết tiếng Việt, dù đứa nhỏ hiện đang học lớp 5. “Lịch học của bọn trẻ kín lắm, lại phải học cả tiếng Anh nữa, nên ḿnh chưa dạy tiếng Việt cho chúng được,” chị Nhă Tú thanh minh. 3 đứa con của chị Đặng Thị Xuân Diễm, người Đồng Tháp, đang sống tại Vùng đô thị mới Đài Bắc cũng không biết một chữ tiếng Việt.

Các bà mẹ quá bận mưu sinh, không c̣n thời gian dạy con học tiếng Việt, chứ chưa nói tới việc dạy lịch sử, những phong tục tập quán, văn hóa... của người Việt. Mặt khác, phần lớn những người chồng Đài Loan lấy cô dâu Việt đều xuất thân từ tầng lớp lao động, thu nhập thấp, đời sống c̣n nhiều khó khăn, nên nhiều người trong số họ c̣n không đủ tŕnh độ và thời gian dạy dỗ con cái, nói ǵ cho con biết thêm văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ... của quê ngoại.


Hai chị em Hoàng Gia Dư và Hoàng Vũ Sinh

Ước mơ của mẹ và con

“Em rất mong được giữ lại quốc tịch Việt Nam, v́ nếu có chuyện ǵ xảy ra, em vẫn có thể quay về quê hương để sinh sống và làm việc, được hưởng mọi chế độ bảo hiểm chăm sóc”, cô dâu Phan Ngọc Huyền 36 tuổi, người Vĩnh Long, tâm sự. Nhiều cô dâu khác cũng cho biết có một số cô dâu sau khi được cấp chứng minh thư và cư trú hợp pháp tại Đài Loan, bị bệnh, nhưng nhà chồng không quan tâm, một ḿnh trên đất khách rất khổ sở, muốn về quê hương để được gia đ́nh ḿnh chăm sóc th́ phải xin visa và gia hạn theo định kỳ, vừa tốn kém, sơ sẩy quên không đăng kư gia hạn th́ bị phạt. V́ vậy không ít cô dâu Việt có cảm giác tủi hổ v́ ḿnh bị quê hương chối từ. Có cô dâu đă được cấp chứng minh thư Đài Loan (xin giấu tên) cho biết, do sơ suất khi mang con về Việt Nam, cô quên không đăng kư khai báo tạm trú cho con, tới khi về lại Đài Loan, phía công an Việt Nam nhất định không cho xuất cảnh, cô đành phải nhờ Pḥng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc can thiệp mới đưa được con về. Rất nhiều cô dâu Việt sống tại Đài Loan tới hơn 10 năm mới chịu xin cấp chứng minh thư Đài Loan, phần lớn đều cho biết không muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam.


Trẻ em lai Việt - Đài thường chơi với nhau - Ảnh: Nguyễn Lệ Chi

C̣n bé Trương Gia Trân tiết lộ ước mơ của ḿnh là trở thành một hộ lư, và được về Việt Nam sinh sống v́ thích ăn nem và cảm thấy sống ở Việt Nam vui hơn. “Cháu từng ăn tết ở Việt Nam một lần. Được nhận rất nhiều tiền mừng tuổi. Thích lắm”, cô bé hồn nhiên khoe. Gia Trân cũng thừa nhận trong lớp 29 bạn, thành tích của bé chỉ xếp thứ mười mấy, và chỉ học tốt những môn về cuộc sống và môi trường. Lớp Gia Trân cũng có 5 học sinh là con lai, nhưng không bao giờ bị các bạn khác trêu ghẹo hoặc ṭ ṃ hỏi về nguồn gốc của mẹ chúng.

Nguyễn Lệ Chi
(từ Đài Bắc), thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #7
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 7: Rẻ rúng tận cùng

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 7: Rẻ rúng tận cùng

Phần lớn bất hạnh của các cô dâu Việt đều bởi hôn nhân không t́nh yêu. Chính việc môi giới gả bán này khiến cuộc đời họ như bị đặt vào một canh bạc đầy rủi ro.


Biển môi giới hôn nhân với cô dâu Việt tràn lan ở Đài Loan - ảnh: sina.com

Tân Hoa xă ngày 24.6.2011 đă công bố rất nhiều bức h́nh chụp về đề tài cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan qua môi giới hôn nhân của nhiếp ảnh gia Mỹ gốc Đài Loan Trương Càn Ḱ.

Trong suốt 4 năm (2004-2008), ông Ḱ bỏ công chụp h́nh cưới từng cặp đôi và bám theo một số nhân vật chụp h́nh qua nhiều giai đoạn: từ chọn cô dâu, đăng kư kết hôn, giao tiền, đặt vé máy bay khứ hồi, đám cưới tập thể, tới khi vợ chồng sinh sống ở Đài Loan, vợ mang bầu, sinh con… Ngoài chụp h́nh, ông Ḱ c̣n dành nhiều thời gian phỏng vấn và nghiên cứu về cuộc sống sau hôn nhân của một số cặp đôi. Từ đó, ông nhận thấy phần lớn cô dâu Việt nhận lời lấy đàn ông Đài Loan nhằm t́m kiếm một cuộc sống tốt hơn và có khả năng tài chính giúp đỡ lại bố mẹ và người thân ở quê. Tuy nhiên, phần lớn cuộc sống hôn nhân của các cô dâu này đều không được như ư, chủ yếu do bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về thói quen sinh hoạt và t́nh cảm quá mỏng manh. Từ số liệu thống kê của ông Ḱ cho thấy khi kinh tế Việt Nam khởi sắc, số lượng các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan đă giảm đáng kể, từ 12.000 cặp đôi trong năm 2004 đă tụt xuống chỉ c̣n hơn 2.400 cặp đôi trong năm 2008.

Quảng cáo xúc phạm

Việc quảng bá môi giới kết hôn với cô dâu Việt tại Đài Loan không chỉ c̣n giới hạn trong các trung tâm môi giới hôn nhân hoặc các công ty du lịch, mà được phát triển tới mức như một sản phẩm chào bán rộng răi trên kênh truyền h́nh mua sắm ở Đài Loan. Kênh này đă phát sóng rộng răi h́nh ảnh các cô gái Việt e lệ trong bộ áo dài truyền thống khi đang học tiếng Hoa, học nấu đồ ăn Đài Loan và học cách ứng xử trong một gia đ́nh Đài Loan kèm theo những lời giới thiệu: “Da trắng, thân thế gia đ́nh trong sạch, không mắc bệnh phụ khoa, tính nết dịu dàng…”.

Nhiều người dân Đài Loan cho biết họ không lạ lẫm ǵ về việc môi giới hôn nhân với cô dâu Việt. Bởi ngoài quảng cáo trên kênh mua sắm, các bảng hiệu giới thiệu về cô dâu Việt đầy rẫy khắp nơi với những lời quảng cáo coi thường nhân phẩm như: “Lấy cô dâu Việt chỉ cần từ 18.000-20.000 Đài tệ (129-144 triệu đồng), cam kết 4 điều: bảo đảm c̣n trinh; bảo đảm 3 tháng cưới được về nhà; bảo đảm không tăng giá; trong một năm nếu cô dâu bỏ chạy, bảo đảm đền một cô khác”. Chính những lời lẽ quảng cáo này đă khiến người dân Đài Loan có cái nh́n khinh miệt và rẻ rúng cô dâu Việt.

Ngay cả báo Văn Hối (Hồng Kông) ngày 26.12.2006 cũng viết một bài cám cảnh cho các cô dâu Việt với nhan đề V́ cuộc sống, cô dâu Việt tại Đài Loan đánh bạc cả tính mạng. Theo bài báo, phong trào lấy cô dâu nước ngoài bắt đầu rộ lên ở Đài Loan từ năm 1994 và vẫn phát triển liên tục cho tới nay, tuy từng bị phản đối mấy năm vừa qua bởi sự lo ngại về một thế hệ tương lai Đài Loan có dân trí thấp và hôn nhân không bền vững.

Theo một số phóng sự truyền h́nh, chỉ riêng năm 2003, số cô dâu Việt được gả sang Đài Loan lên tới 10.000 người và phần lớn gặp cảnh ngộ không may. Tháng 6 vừa qua, chỉ v́ tranh chấp nuôi con sau khi ly dị vợ Việt, một ông chồng Đài Loan đă đâm trọng thương vợ ngay trên phố và một ông chồng khác đă tẩm xăng hỏa thiêu đứa con gái 2 tuổi ngay tại nhà. Ông Ngô Triệu Quân - một nhà tâm lư học ở Đài Loan - thừa nhận thực chất của việc môi giới hôn nhân chính là sự mua bán.

Con sâu làm rầu nồi canh


Theo thống kê của Cục Di dân Đài Loan, tính tới tháng 2.2011, tổng số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan lên tới 254.984 người, trong đó tổng số cô dâu Việt lên tới 43.875 người, vượt xa số cô dâu các nước Đông Nam Á khác tại Đài Loan.

Cũng có một số trường hợp cá biệt cô dâu Việt lừa tiền gia đ́nh chồng, được cấp chứng minh thư xong là lấy cớ đ̣i ly dị, lấy tiền của chồng già đi bao bồ trẻ, đánh bạc, lén lút làm gái bao… Một số cô dâu tham gia các hoạt động xă hội tự nguyện để giúp các cô dâu nước ngoài khỏi bạo lực gia đ́nh cho biết trong vài năm qua, họ từng chứng kiến một số cô dâu Việt “kêu cứu”, vu cáo chồng đánh ḿnh để đ̣i ly dị, nhưng thực chất là họ đă gặp được những người đàn ông khác ở bên ngoài, t́nh nguyện chu cấp cho họ sung túc hơn. Một cuộc hôn nhân có xuất phát điểm là sự đánh đổi về vật chất đương nhiên dễ lung lay khi nó được so sánh về vật chất và có điều kiện được đổi chác. Sau khi vượt qua rào cản ngôn ngữ, sinh sống tại Đài Loan nhiều năm, được đi làm và cọ xát với xă hội, nhiều cô dâu đă không cưỡng lại được cám dỗ, và kết quả là ôm con bỏ trốn hoặc ly dị chồng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến các ông chồng xứ Đài không hề muốn vợ Việt đi làm. “Em từng nhận được không ít lời đề nghị làm nghề mát xa với mức lương ít nhất trên 100.000 Đài tệ/tháng, nhưng em không làm, v́ không thể biết thực chất công việc đó làm ǵ. Tại sao người ta dám trả cao vậy đâu phải vô cớ”, cô dâu Đào Duyên Hải nói. Cô cũng tâm sự một vài người bạn Đài Loan là nam giới cảm thông với hoàn cảnh của cô, từng đưa tiền đề nghị giúp đỡ và chăm sóc cô, nhưng cô đều từ chối. “Em không muốn họ có cái nh́n xấu về tất cả cô dâu Việt là đều ham tiền. Em muốn kiếm sống bằng chính những đồng tiền lương thiện do ḿnh làm ra, dẫu cả tháng lương chỉ hơn 30.000 Đài tệ”, cô nói.

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #8
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 61
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 7: Rẻ rúng tận cùng

Cô dâu Việt ở Đài Loan - Kỳ 7: Rẻ rúng tận cùng

Phần lớn bất hạnh của các cô dâu Việt đều bởi hôn nhân không t́nh yêu. Chính việc môi giới gả bán này khiến cuộc đời họ như bị đặt vào một canh bạc đầy rủi ro.


Biển môi giới hôn nhân với cô dâu Việt tràn lan ở Đài Loan - ảnh: sina.com

Tân Hoa xă ngày 24.6.2011 đă công bố rất nhiều bức h́nh chụp về đề tài cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan qua môi giới hôn nhân của nhiếp ảnh gia Mỹ gốc Đài Loan Trương Càn Ḱ.

Trong suốt 4 năm (2004-2008), ông Ḱ bỏ công chụp h́nh cưới từng cặp đôi và bám theo một số nhân vật chụp h́nh qua nhiều giai đoạn: từ chọn cô dâu, đăng kư kết hôn, giao tiền, đặt vé máy bay khứ hồi, đám cưới tập thể, tới khi vợ chồng sinh sống ở Đài Loan, vợ mang bầu, sinh con… Ngoài chụp h́nh, ông Ḱ c̣n dành nhiều thời gian phỏng vấn và nghiên cứu về cuộc sống sau hôn nhân của một số cặp đôi. Từ đó, ông nhận thấy phần lớn cô dâu Việt nhận lời lấy đàn ông Đài Loan nhằm t́m kiếm một cuộc sống tốt hơn và có khả năng tài chính giúp đỡ lại bố mẹ và người thân ở quê. Tuy nhiên, phần lớn cuộc sống hôn nhân của các cô dâu này đều không được như ư, chủ yếu do bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về thói quen sinh hoạt và t́nh cảm quá mỏng manh. Từ số liệu thống kê của ông Ḱ cho thấy khi kinh tế Việt Nam khởi sắc, số lượng các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan đă giảm đáng kể, từ 12.000 cặp đôi trong năm 2004 đă tụt xuống chỉ c̣n hơn 2.400 cặp đôi trong năm 2008.

Quảng cáo xúc phạm

Việc quảng bá môi giới kết hôn với cô dâu Việt tại Đài Loan không chỉ c̣n giới hạn trong các trung tâm môi giới hôn nhân hoặc các công ty du lịch, mà được phát triển tới mức như một sản phẩm chào bán rộng răi trên kênh truyền h́nh mua sắm ở Đài Loan. Kênh này đă phát sóng rộng răi h́nh ảnh các cô gái Việt e lệ trong bộ áo dài truyền thống khi đang học tiếng Hoa, học nấu đồ ăn Đài Loan và học cách ứng xử trong một gia đ́nh Đài Loan kèm theo những lời giới thiệu: “Da trắng, thân thế gia đ́nh trong sạch, không mắc bệnh phụ khoa, tính nết dịu dàng…”.

Nhiều người dân Đài Loan cho biết họ không lạ lẫm ǵ về việc môi giới hôn nhân với cô dâu Việt. Bởi ngoài quảng cáo trên kênh mua sắm, các bảng hiệu giới thiệu về cô dâu Việt đầy rẫy khắp nơi với những lời quảng cáo coi thường nhân phẩm như: “Lấy cô dâu Việt chỉ cần từ 18.000-20.000 Đài tệ (129-144 triệu đồng), cam kết 4 điều: bảo đảm c̣n trinh; bảo đảm 3 tháng cưới được về nhà; bảo đảm không tăng giá; trong một năm nếu cô dâu bỏ chạy, bảo đảm đền một cô khác”. Chính những lời lẽ quảng cáo này đă khiến người dân Đài Loan có cái nh́n khinh miệt và rẻ rúng cô dâu Việt.

Ngay cả báo Văn Hối (Hồng Kông) ngày 26.12.2006 cũng viết một bài cám cảnh cho các cô dâu Việt với nhan đề V́ cuộc sống, cô dâu Việt tại Đài Loan đánh bạc cả tính mạng. Theo bài báo, phong trào lấy cô dâu nước ngoài bắt đầu rộ lên ở Đài Loan từ năm 1994 và vẫn phát triển liên tục cho tới nay, tuy từng bị phản đối mấy năm vừa qua bởi sự lo ngại về một thế hệ tương lai Đài Loan có dân trí thấp và hôn nhân không bền vững.

Theo một số phóng sự truyền h́nh, chỉ riêng năm 2003, số cô dâu Việt được gả sang Đài Loan lên tới 10.000 người và phần lớn gặp cảnh ngộ không may. Tháng 6 vừa qua, chỉ v́ tranh chấp nuôi con sau khi ly dị vợ Việt, một ông chồng Đài Loan đă đâm trọng thương vợ ngay trên phố và một ông chồng khác đă tẩm xăng hỏa thiêu đứa con gái 2 tuổi ngay tại nhà. Ông Ngô Triệu Quân - một nhà tâm lư học ở Đài Loan - thừa nhận thực chất của việc môi giới hôn nhân chính là sự mua bán.

Con sâu làm rầu nồi canh


Theo thống kê của Cục Di dân Đài Loan, tính tới tháng 2.2011, tổng số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan lên tới 254.984 người, trong đó tổng số cô dâu Việt lên tới 43.875 người, vượt xa số cô dâu các nước Đông Nam Á khác tại Đài Loan.

Cũng có một số trường hợp cá biệt cô dâu Việt lừa tiền gia đ́nh chồng, được cấp chứng minh thư xong là lấy cớ đ̣i ly dị, lấy tiền của chồng già đi bao bồ trẻ, đánh bạc, lén lút làm gái bao… Một số cô dâu tham gia các hoạt động xă hội tự nguyện để giúp các cô dâu nước ngoài khỏi bạo lực gia đ́nh cho biết trong vài năm qua, họ từng chứng kiến một số cô dâu Việt “kêu cứu”, vu cáo chồng đánh ḿnh để đ̣i ly dị, nhưng thực chất là họ đă gặp được những người đàn ông khác ở bên ngoài, t́nh nguyện chu cấp cho họ sung túc hơn. Một cuộc hôn nhân có xuất phát điểm là sự đánh đổi về vật chất đương nhiên dễ lung lay khi nó được so sánh về vật chất và có điều kiện được đổi chác. Sau khi vượt qua rào cản ngôn ngữ, sinh sống tại Đài Loan nhiều năm, được đi làm và cọ xát với xă hội, nhiều cô dâu đă không cưỡng lại được cám dỗ, và kết quả là ôm con bỏ trốn hoặc ly dị chồng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến các ông chồng xứ Đài không hề muốn vợ Việt đi làm. “Em từng nhận được không ít lời đề nghị làm nghề mát xa với mức lương ít nhất trên 100.000 Đài tệ/tháng, nhưng em không làm, v́ không thể biết thực chất công việc đó làm ǵ. Tại sao người ta dám trả cao vậy đâu phải vô cớ”, cô dâu Đào Duyên Hải nói. Cô cũng tâm sự một vài người bạn Đài Loan là nam giới cảm thông với hoàn cảnh của cô, từng đưa tiền đề nghị giúp đỡ và chăm sóc cô, nhưng cô đều từ chối. “Em không muốn họ có cái nh́n xấu về tất cả cô dâu Việt là đều ham tiền. Em muốn kiếm sống bằng chính những đồng tiền lương thiện do ḿnh làm ra, dẫu cả tháng lương chỉ hơn 30.000 Đài tệ”, cô nói.

Nguyễn Lệ Chi, thanhnien.com.vn
megaup_is_offline  
Old 12-18-2011   #9
Song Song
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Oct 2007
Posts: 1,330
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 19
Song Song Reputation Uy Tín Level 1
Default

cảm ơn bạn nhiều
Song Song_is_offline  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12369 seconds with 12 queries