Trong năm qua, thế giới đă đón nhận thêm hơn 200 tỷ phú mới. Nếu là người có tham vọng làm giàu, hẳn bạn sẽ rất muốn biết các tỷ phú đă đầu tư vào đâu để kiếm lời “khủng” trong khi kinh tế thế giới khó khăn...
Với những ai thường xuyên t́m kiếm cơ hội làm giàu từ những tạp chí như Forbes, điều họ thường dễ nhận ra đó là cậu chuyện về những các tỷ phú thường chỉ cho biết những lĩnh vực đă giúp họ trở lên giàu có chứ không phải những ngành sắp đón nhận thêm nhiều tỷ phú.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể học được ǵ từ những tỷ phú thế giới, nhất là những người vừa mới bước chân vào danh sách của Forbes năm nay. Bởi ít nhất họ là những người mới nhất nắm bắt được cơ hội, t́m kiếm được phân khúc thị trường mới hay có mô h́nh kinh doanh mới.
Sau đây là một số ngành đang đóng góp cho thế giới những tỷ phú mới
1. Thời trang
Nhà thiết kế người Mỹ Tory Burch đă trở thành tỷ phú
Từ lâu thời trang luôn là ngành đem lại rất nhiều tiền, nhưng trong năm qua, những người thành công nhất là những người biết cải thiện hệ thống phân phối, có chiến lược marketing thông minh và không ngừng củng cố doanh nghiệp của ḿnh.
Ví dụ như, Renzo Rosso, nhà sáng lập thương hiệu quần jean Diesel, đă trở thành tỷ phú sau khi mua lại nhiều thương hiệu khác. Ngoài ra c̣n có nhà thiết kế người Mỹ Tory Burch, nữ tỷ phú tự lập trẻ thứ hai xứ cờ hoa, chỉ sau một nữ tỷ phú ngành thời trang khác là Sara Blakely.
2. Bán lẻ phân khúc tầm trung
Amancio Ortega đang phất lên mạnh nhờ phân khúc bán lẻ tầm trung
Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc đầu tư vào các nhà bán lẻ b́nh dân như Walmart, Target hay Dollar General có vẻ như khôn ngoan. Nhưng danh sách các tỷ phú thế giới lại cho thấy những công ty nhắm vào thị trường tầm trung, nơi khách hàng có xu hướng phô trương hơn một chút mới là những nơi đầu tư đáng tin cậy.
Năm qua, tỷ phú Tây Ban Nha Amancio Ortega chính là người bứt phá mạnh nhất trên bảng xếp hạng các tỷ phú. Ông là cổ đông lớn của tập đoàn bán lẻ quần áo hàng đầu thế giới Inditex với thương hiệu đ́nh đám Zara, một trong nhiều nhà bán lẻ trong phân khúc tầm trung đang rất phát đạt. Anders Povlsen, chủ sở hữu của chuỗi bán lẻ Bestseller cũng nằm trong số các tỷ phú mới của Forbes năm nay.
3. Sẵn sàng chinh phục thị trường lạ
Fernando Belmont, ông chủ tập đoàn Yanbal
Trong khi các thị trường lớn chủ chốt của thế giới như Mỹ và châu Âu gặp khó, rất nhiều công ty tại những nước này vẫn tăng trưởng mạnh nhờ đầu tư ra bên ngoài. Và không ít tỷ phú mới nhất của thế giới cũng giàu lên theo cách này.
Ví dụ Fernando Belmont, ông chủ của tập đoàn mỹ phẩm Yanbal International tại Peru đă phất lên nhờ đẩy mạnh hoạt động bán hàng giao tại nhà ở thị trường Mỹ Latinh. Một tấm gương khác là doanh nhân gốc Ấn Độ Yusuff Ali, CEO của tập đoàn LuLu Group, một trong những nhà bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
4. Dược phẩm
Tỷ phú người Israel Mori Arkin
Với bất kỳ ai để ư tới t́nh h́nh nhân khẩu học tại các nước phát triển những năm gần đây, khả năng sinh lời từ lĩnh vực dược phẩm có lẽ không phải điều bất ngờ. Tại Israel, tỷ phú Mori Arkin chính là người đang khai thác triệt để xu hướng này.
Ông đă bán công ty dược phẩm của gia đ́nh để mua cổ phần tại một công ty dược lớn hơn. Sau đó ông lại đầu tư thêm vào nhiều doanh nghiệp ngành y khác. Tương tự, tỷ phú người Nam Phi Stephen Saad cũng đă lọt vào danh sách của Forbes nhờ thành công tại Aspen Pharmacare, công ty dược lớn nhất trên sàn chứng khoán Johannesburg
5. Tạo ra công cụ sáng tạo
Tỷ phú người Nga Arkady Volozh
Sự thành công của Facebook những năm qua đă khẳng định một điều rơ ràng: kỷ nguyên dân chủ hóa nội dung trên web đang diễn ra. Và những người dẫn đầu xu hướng này đang ngày càng trở nên giàu hơn nhờ cung cấp cho người dùng internet nhiều thông tin hơn và nhiều công cụ hơn để sáng tạo.
Arkady Volozh, nhà sáng lập công cụ t́m kiếm lớn nhất nước Nga mới đây đă trở thành tỷ phú. Trong khi đó Lei Jun, CEO của Xiaomi, một trong những công ty điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc cũng đă có trong tay 1,75 tỷ USD.
Thanh Tùng
Theo Business Insider