- Bài báo tiến hành so sánh các thông số kỹ thuật, tính năng giữa các loại máy bay vận tải cỡ lớn như Y-20, IL-476, C-17, từ đó đưa ra dự đoán.
Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 tiếp tục bay thử sau khi được sơn lại.
Tờ Hoàn Cầu "dẫn nguồn tin" từ trang “Ngày nay” Nga ngày 13/3 cho biết, nhìn vào tính năng kỹ thuật bay và tính năng kỹ chiến thuật được công bố chính thức, đặc trưng đa năng của máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 của Trung Quốc khá thu hút. Trong 5-7 năm tới, Y-20 sẽ cạnh tranh quyết liệt với IL-476, bất kể là về thông số tính năng hay giá cả.
Báo TQ tuyên truyền rằng, máy bay vận tải quân sự mới IL-476 được Nga tuyên truyền rộng rãi tuy có tính năng tiên tiến, nhưng do thân máy bay tương đối hẹp, khó có thể chứa được vũ khí và trang bị quân sự biên chế cỡ lớn của quân Nga. Vì vậy, sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga từng cho biết, khi cần thiết có thể sẽ điều khẩn cấp máy bay vận tải An-124 để vận chuyển vũ khí trang bị cần thiết.
Đương nhiên, máy bay An-70 do Nga-Ukraine hợp tác nghiên cứu chế tạo cũng chính là trang bị được sản xuất để loại bỏ mâu thuẫn này. Máy bay vận tải quân sự được nghiên cứu chế tạo thời kỳ Liên Xô, về tổng thể, đều sử dụng thân máy bay hẹp, trên thực tế, thân các máy bay An-38, An-72, An-74 gần với tiêu chuẩn của châu Âu.
Máy bay IL-76 cũng như vậy, mặc dù nó có thể vận chuyển vũ khí trang bị có kích cỡ lớn hơn một chút so với khoang hàng của nó, nhưng lại không thể vận chuyển vũ khí trang bị hiện đại mới của quân Nga, bất kể là xe tăng Armata hay tên lửa chiến dịch chiến thuật Iskander, hệ thống tên lửa phòng không S-300, chỉ có thể mang theo xe vận chuyển bọc thép BTR.
Máy bay vận tải IL-76 hiện có của Không quân Trung Quốc, mua của Nga
Do đó, Trung Quốc đang tỏ ra rất lạnh nhạt với việc thực hiện hợp đồng Nga cung ứng máy bay IL-76 cho Không quân Trung Quốc, nhất là trong tình hình Trung Quốc đang thử nghiệm máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 hiện nay.
Báo Nga cho rằng, mặc dù nhiều thông số của máy bay vận tải Y-20 còn đang được giữ kín, nhưng nhìn vào ngoại hình có thể phán đoán, Y-20 có thể vận chuyển vũ khí và trang bị quân sự cỡ lớn cho Quân đội Trung Quốc, bất kể được sản xuất trong nước hay nhập khẩu của Nga.
Dùng động cơ Nga!
Nhìn bề ngoài có thể dễ dàng nhận định, máy bay Y-20 có thân rộng hơn so với máy bay IL-76, sải cánh 49,5 m, cao 14,3 m, trọng lượng rỗng 84.200 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 220.000 kg, tải trọng hiệu quả tối đa 66.000 kg, trọng lượng nhiên liệu 76.100 kg, tốc độ tối đa 830 km/giờ, tốc độ tuần tra 730 km/giờ, thông số tốc độ bay khi nhảy dù và độ cao không rõ,
hành trình tải trọng tối đa 4.400 km, hành trình chuyển tiếp 7.800 km, trần bay thực dụng 13.000 m,
sử dụng động cơ D-30KP-2 do Nga chế tạo, lực đẩy ở trạng thái cất cánh là 4x11.950 kg, lực đẩy trạng thái tuần tra là 4x2.750 kg, đơn vị tiêu hao nhiên liệu trạng thái tuần tra tải trọng tối đa là 200 kg/tấn-km, tổ lái 4 người, khoang chứa hàng dài 25 m, rộng 4 m, cao 3,9 m, cường độ yêu cầu của đường băng cất/hạ cánh bê tông là 29.
Máy bay vận tải cỡ lớn IL-476 Nga, một phiên bản cải tiến sâu sắc của IL-76
Trong khi đó, máy bay vận tải mới IL-476 Nga dài 46,6 m, sải cánh 50,5 m, cao 14,76 m, trọng lượng rỗng 91.350 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 210.000 kg, tải trọng hiệu quả tối đa 60.000 kg, trọng lượng nhiên liệu 86.650 kg, tốc độ tối đa 800 km/giờ, tốc độ tuần tra 750 km/giờ, tốc độ bay khi nhảy dù 220-400 km/giờ, tốc độ thả dù 300-6.000 m, hành trình tải trọng tối đa 5.000 km,
hành trình chuyển tiếp 8.900 km, trần bay thực dụng 12.100 m, khoảng cách chạy cất cánh với tải trọng tối đa là 1.540 m, khoảng cách chạy hạ cánh với tải trọng tối đa là 960 m, sử dụng động cơ PS-90A-76 do Nga chế tạo, lực đẩy ở trạng thái cất cánh là 4x16.000 kg.
Lực đẩy ở trạng thái tuần tra là 4x3.370 kg, đơn vị dầu tiêu hao ở trạng thái tuần tra tải trọng tối đa là 190 kg/tấn-km, trọng tượng tối đa đơn vị vật tư thả dù 18.000 kg, tổ lái 4-5 người, khoang chứa hàng 24,54 m, rộng 3,45 m, cao 3,4 m, cường độ yêu cầu của đường băng bê tông cất/hạ cánh là 42.
So với máy bay Y-20 Trung Quốc và máy bay IL-476 Nga, tính năng của máy bay vận tải quân sự cỡ lớn C-17 của Mỹ và An-70 của Nga-Ukraine đều có điểm mạnh riêng. Máy bay C-17 Globemaster Mỹ đài 53,04 m, sải cánh 51,74 m, cao 16,79 m, trọng lượng rỗng 122.016 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 265.350 kg, tải trọng hiệu quả 76.700 kg.
Trọng lượng nhiên liệu 82.830 kg, tốc độ tối đa 833 km/giờ, tốc độ tuần tra 804 km/giờ, tốc độ bay khi thả dù 213-463 km/giờ, độ cao thả dù 300-6.000 m, hành trình tải trọng tối đa 4.445 km, hành trình chuyển tiếp 8.710 km, trần bay thực dụng 13.715 m, cự ly chạy cất cách tải trọng tối đa 2.360 m, cự ly chạy hạ cánh tải trọng tối đa 915 m, sử dụng động cơ F117-P-100 do Mỹ chế tạo, lực đẩy ở trạng thái cất cánh 4x19.000 kg.
Lực đẩy ở trạng thái tuần tra 4x8.650 kg, đơn vị dầu tiêu hao ở trạng thái tuần tra tải trọng tối đa là 192 kg/tấn-km, trọng lượng tối đa đơn vị vật tư thả dù được công bố là 22.000 kg, số liệu nghiệm chứng là 18.160 kg, tổ lái 4 người, khoang chứa dài 20,79 m, rộng 5,49 m, cao 3,76 m, cường độ yêu cầu đường băng bê tông cất/hạ cánh là 45.
C-17 là máy bay vận tải chiến lược cỡ lớn tiên tiến nhất hiện nay của Quân đội Mỹ và là máy bay vận tải chiến lược có tính năng tổng hợp tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới
Còn máy bay An-70 do Nga-Ukraine hợp tác nghiên cứu chế tạo có thân dài 40,7 m, sải cánh 44,1 m, cao 16,4 m, trọng lượng rỗng 74,090 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 145.000 kg, tải trọng hiệu quả 47.000 kg, trọng lượng nhiên liệu 40.700 kg, tốc độ tối đa 780 km/giờ, tốc độ tuần tra 700 km/giờ, tốc độ bay khi thả dù 200-360 km/giờ, độ cao thả dù 300-4.000 m, hành trình tải trọng tối đa 3.000 km, hành trình chuyển tiếp 7.830 km, trần bay thực dụng 12.000 m, cự ly chạy cất cách tải trọng tối đa 700 m, cự ly chạy hạ cánh tải trọng tối đa 630 m, sử dụng động cơ TVVD D-27 do Ukraine chế tạo, lực đẩy ở trạng thái cất cánh 4x14.400 kg, lực đẩy ở trạng thái tuần tra 4x9.360 kg, đơn vị dầu tiêu hao ở trạng thái tuần tra tải trọng tối đa là 152 kg/tấn-km, trọng lượng tối đa đơn vị vật tư thả dù được công bố là 21.000 kg, số liệu nghiệm chứng 14.700 kg, tổ lái 4 người, khoang chứa dài 22,9 m, rộng 4 m, cao 4,1 m, cường độ yêu cầu đường băng bê tông cất/hạ cánh là 27,5.
Thông qua so sánh những số liệu trên có thể phát hiện, tuy IL-76 vẫn là máy bay vận tải quân sự cỡ lớn tương đối đáng tin cậy và được hoan nghênh, nhưng rất đáng tiếc là phạm vi ứng dụng của nó ngày càng nhỏ. Việc đổi thiết bị hiển thị trong buồng lái phi công, lắp động cơ mới hoàn toàn không tăng cường rõ rệt khả năng của máy bay.
Máy bay vận tải An-70 do Nga-Ukraine cùng nghiên cứu phát triển
Về nguyên tắc, lắp ráp động cơ mới, ngoài máy bay tác chiến thuần túy, bất cứ máy bay nào đều phải là trang bị đa năng, mặc dù IL-476, C-17, Y-20 và An-70 đều không nên phát triển phiên bản chở khách, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng làm máy bay chở hàng dân dụng, bệnh viện bay, máy bay nhảy dù của Bộ Tình trạng khẩn cấp.
Trên thực tế, trước đây, khi Nga chinh phục thị trường từ khu vực Ural đến Bắc Băng Dương, từ Trung Quốc và Thái Bình Dương, các máy bay vận tải An-12, An-22, An-26, An-124 đã đóng vai trò làm nhiệm vụ hòa bình lớn hơn nhiều nhiệm vụ quốc phòng.
Máy bay IL-476 hoàn toàn thích hợp với chức năng nhảy dù của Bộ Tình trạng khẩn cấp, thực hiện nhiệm vụ này bay với tốc độ 220 km/giờ, độ cao thấp nhất 300 m, độ chính xác thả hàng hóa tương đối cao. Khi sử dụng làm máy bay vận tải chở hàng, IL-476 sẽ bị hạn chế bởi chất lượng đường băng cất/hạ cánh, mặc dù máy bay vận tải dòng IL-76 cũng có thể cất/hạ cánh trên đất cứng và mặt băng cứng, nhưng về truyền thống nó hoàn toàn không ưa gì đường băng đất cứng.
Nó cũng bị một số hạn chế khi sử dụng làm bệnh viện bay, nếu buộc phải sử dụng để vận chuyển thương binh hoặc người dân bị nạn, thì không thể tin chắc đường băng của khu vực xảy ra sự việc sẽ thích hợp để IL-476 cất/hạ cánh, hơn nữa, trong tình hình cự ly tương đối gần, về tổng thể có thích hợp dùng IL-476 hay không cũng là một vấn đề.
Máy bay vận tải An-124 Ruslan Nga
Còn về triển vọng thị trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga có nhu cầu mua khoảng 60-70 máy bay vận tải IL-476, quy mô xuất khẩu cũng không lạc quan. Bởi vì, thứ nhất, công dụng chuyên nghiệp của IL-476 tương đối mạnh, đa số vật tư chỉ có thể đưa vào trong máy bay từ khoang chứa hàng ở mặt bên; thứ hai, máy bay Y-20 Trung Quốc 5-7 nữa sẽ cạnh tranh quyết liệt với IL-476, bất kể là về thông số tính năng hay giá cả, đặc biệt là sau khi Y-20 được TQ lắp động cơ mới.
Được biết, Y-20 Trung Quốc có thể dễ dàng hạ cánh trên sân bay đất cứng, tuy tính năng này còn chưa được kiểm nghiệm thực sự, nhưng nhìn vào bánh đáp của Y-20 thì có thể tin rằng nó thực sự có thể hạ cánh trên đường băng đất cứng.
Nhìn vào tính năng kỹ thuật bay và tính năng kỹ chiến thuật do Trung Quốc công bố, đặc trưng đa năng của Y-20 được tuyên truyền tốt, bất kể là quân dụng hay dân dụng, đều tốt hơn so với IL-476, hơn nữa kích cỡ khoang chở hàng của Y-20 cũng lớn hơn một chút so với IL-476.
Mặc dù C-17 của Mỹ chắc chắn là máy bay vận tải quân sự cấp cao nhất, cũng có thể hạ cánh trên đường băng đất cứng trong điều kiện mang theo một nửa trọng lượng, nhưng nó giống như rất nhiều máy bay vận tải khác của Mỹ, có điểm yếu truyền thống về cánh máy bay, giá cả cũng rất đắt, vì vậy, cơ bản không thể tạo ra mối đe dọa cho IL-476 và Y-20 trên thị trường máy bay chở hàng dân dụng.
Ukraine nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225
theo gd