Tối 9/4, nền hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài G̣n) tồn tại một số vũng nước khiến người dân lo công tŕnh có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á này bị thấm.
Xuất hiện nước nhiều nhất là ở vị trí nối đốt hầm thứ 3 và 4 trên làn đường dành cho xe máy theo hướng từ quận 2 sang quận 1. Nước chảy dọc theo khe thu nước, tụ lại thành vũng ở góc hầm rồi tràn vào hệ thống thoát nước. Ngoài ra, ở 2 vị trí khác cũng có vũng nước nhỏ.
Nước chảy dọc theo chân hầm Thủ Thiêm kéo dài đến miệng cống thoát nước. Ảnh:
H.C.
Trao đổi với
VnExpress sáng 10/4, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Trung Tâm quản lư hầm Thủ Thiêm cho hay, chủ đầu tư và nhà thầu đang kiểm tra t́m hiểu nguyên nhân của việc xuất hiện nước trong hầm Thủ Thiêm. Trong khi đó, ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban quản lư đầu tư xây dựng công tŕnh giao thông đô thị TP HCM, đại diện chủ đầu tư) khẳng định đă yêu cầu đơn vị tư vấn và nhà thầu kiểm tra và sẽ có câu trả lời sớm nhất.
Vị trí xuất hiện nước trên nền hầm Thủ Thiêm trùng với các vết nứt vào tháng 12/2012. Ảnh:
H.C.
Trước đó đầu tháng 8/2012, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm xuất hiện nhiều vết ố đen và vết trám kéo dài ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2. Các vết trám h́nh xương cá dài từ vài cm đến vài mét. Ngoài ra, tại vị trí trám bằng keo c̣n có những miếng nhựa vàng được gắn vào nóc hầm.
Theo chủ đầu tư, các dấu vết lạ này là vị trí thấm ở mức độ nhẹ, nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chí kỹ thuật hợp đồng, xuất hiện trong giai đoạn sau khi đưa vào sử dụng (không trùng lắp với các vị trí thấm đă được sửa chữa trước đây) và đă được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra, cho phép sửa chữa trong giai đoạn bảo hành.
Đến tháng 12/2012, nền hầm Thủ Thiêm lại xuất hiện nhiều vết trám dọc ngang ở làn xe máy, ôtô, chiều từ quận 1 sang quận 2 và ngược lại. Các vết trám xuất hiện khá dày, có vết chỉ vài chục cm nhưng có đoạn dài cả mét. Chủ đầu tư khẳng định những vết nứt này do co ngót bê tông bề mặt, hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và chống thấm của bản đáy đường hầm.
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông Tây của TP HCM. Công tŕnh hầm vượt sông Sài G̣n này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra c̣n có 2 làn đường thoát hiểm hai bên. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/h.
Hữu Công - vnexpress