Ư tưởng của Trung Quốc về máy bay không người lái bắt đầu từ một vụ việc: Khi lực lượng an ninh nước này muốn “tóm gọn” một tên trùm ma tuư ẩn náu ở vùng đồi hiểm trở thuộc Myanmar, sau khi hắn đă sát hại 13 thuỷ thủ Trung Quốc.
Những chiếc xe tải chở máy bay không người lái Trung Quốc ASN-207 tham gia diễu binh quân sự kỷ niệm 60 năm quốc khánh Trung Quốc, được tổ chức gần quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 1/10/2009.
Cuối cùng, tên trùm ma tuư đó đă bị bắt và đưa về Trung Quốc xét xử mà không hề có “sự hỗ trợ” nào của máy bay không người lái. Tuy nhiên, ư tưởng manh nha về máy bay không người lái đă thực sự trở thành một “giấc mơ lớn” của người Trung Quốc và những nỗ lực để biến nó thành hiện thực.
Các công ty hàng không Trung Quốc mới đây đă liên tiếp đưa ra các dự án phát triển hàng chục mẫu máy bay không người lái, c̣n gọi là UAV. Nhiều mẫu trong số đó đă xuất hiện tại các triển lăm quân sự, các cuộc diễu binh đ́nh đám và được giới chuyên gia cho là “có nhiều điểm giống” với những chiếc Predator, Global Hawk, Reaper... - những mô h́nh “hiệu quả chết người” của CIA và không quân Mỹ. Thế nhưng, dù là đang đi theo “lối ṃn” của Mỹ hay Israel, giới chức Trung Quốc vẫn tin rằng họ đang “trưởng thành một cách nhanh chóng và đạt tới đỉnh cao của công nghệ giám sát hay tấn công chiến đấu trong lĩnh vực quân sự”.
Ian Easton, đồng tác giả của một báo cáo nghiên cứu về các dự án máy bay không người lái của Trung Quốc đến năm 2049 cho biết: “Cảm giác của tôi là Trung Quốc đang chuyển sang một giai đoạn gọi là điều động UAV trên quy mô lớn”.
Động thái của Trung Quốc trong việc triển khai trên diện rộng mô h́nh phát triển quân sự được xem là một sự thách thức với quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái B́nh Dương. Các chuyên gia cũng xem đây là mối đe doạ đối với các quốc gia láng giềng có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn đang “loan báo” mạnh mẽ về khả năng mang bom, tên lửa, khả năng trinh sát hay thậm chí là vũ khí tấn công trong một cuộc xung đột biên giới giả định nào của UAV do họ sản xuất.
Trong khi các sản phẩm máy bay không người lái của Hoa Kỳ được xem là có “mục đích” như một phương tiện loại trừ các nghi phạm khủng bố ở Pakistan và bán đảo Ả Rập th́ Trung Quốc lại “lờ đi” cái gọi là tiêu chuẩn quốc tế đối với máy bay không người lái được phát triển tại quốc gia này - các chuyên gia lo ngại.
Ông Siemon Wezeman - một chuyên viên cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Hoà b́nh Quốc tế có trụ sở ở Stockholm, Thuỵ Điển cho biết: “Trung Quốc đang đi theo cái gọi là “tiền lệ” của Hoa Kỳ. Dường như Bắc Kinh có tư tưởng rằng: “Nếu Mỹ làm được th́ chúng ta cũng hoàn toàn có thể làm được. Họ là quốc gia lớn với lợi ích an ninh lớn và chúng ta cũng thế”. Tuy nhiên ông Siemon cũng cho hay: “Có thể cách mà Bắc Kinh biện minh cho hành động này sẽ là một lí do đại loại kiểu như đảm bảo an toàn cho người dân của họ trước mọi nguy cơ tấn công Bắc Kinh. Và điều cần đạt được ở đây là giới hạn cho phép”.
Đó là chưa kể, chất lượng các máy bay không người lái của Trung Quốc kể cả loại được “công bố” là tối tân nhất, thiện chiến nhất cũng chưa hề được kiểm chứng trong bất kỳ một “trận chiến” nào.
Như thế, trên hàng loạt các mặt báo, những sự kiện kiểu như: Trung Quốc tiến hành thử nghiệm thành công máy bay không người lái loại nào, mô h́nh nào... v.v rất được quan tâm, nhưng các công ty hàng không vũ trụ tại nước này – cha đẻ của các dự án máy bay không người lái của đại lục luôn từ chối khéo hoặc cung cấp rất ít các thông tin cụ thể cho truyền thông, báo giới.
Trả lời cuộc phỏng vấn chính thức mới đây trên Tân Hoa Xă, ông Yang Baikui, Giám đốc thiết kế của hang Cosic chỉ nói chung chung rằng: “Máy bay không người lái là một dạng vũ khí được sử dụng trong lực lượng quân đội ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và lực lượng vũ trang Trung Quốc cũng đang phát triển loại vũ khí, thiết bị này với mục đích bảo đảm toàn vẹn lănh thổ, an ninh quốc gia và hoà b́nh thế giới. Vấn đề này không gây ra mối đe doạ cho bất kỳ quốc gia nào”.
Để chứng minh cho điều này, Trung Quốc đă cho máy bay tàng h́nh hải quân đến tuần tra tại Tứ Xuyên nhằm thanh sát sau trận động đất gây chết người tại khu vực này hồi tháng trước.
Các chuyên gia phân tích đang tự hỏi, liệu những biện minh kiểu như thế có phải là “ngược đời” khi gần đây, Trung Quốc ngày càng có những hành động liên tiếp “gây hấn” với các quốc gia láng giềng hay mới đây nhất là việc binh sĩ Trung Quốc tiến sâu vào vùng lănh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền tới 20km?
Có lẽ trong một tương lai không xa, người ta sẽ được thấy máy bay không người lái của Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển mà quốc gia rộng lớn này lớn tiếng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Senkaku/Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ “leo thang” căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng là một kịch bản không mấy lạ lùng.
Phát biểu trên báo chí hồi tháng 1 năm nay, tướng Trung Quốc đă nghỉ hưu Peng Guoqian cho biết, máy bay không người lái được sử dụng để chụp ảnh và do thám quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Vô h́nh chung, Trung Quốc đang tạo ra một cuộc “chạy đua” máy bay không người lái giữa quân đội các quốc gia “có máu mặt” về quân sự trên thế giới. Theo dự kiến của các nhà phân tích, Trung Quốc sẽ có hàng trăm thậm chí hàng ngh́n máy bay không người lái, trong khi quân đội Hoa Kỳ rồi sẽ có lượng UAV lớn hơn gấp nhiều lần.
Truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng loại máy bay không người lái Wing Loong đă được xuất khẩu sang các nước Trung Đông và Trung Á. Điều này có nghĩa là “máy bay không người lái” đang ngày một trở nên phổ biến hơn trên thế giới. Giới chức của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Uzbekistan th́ từ chối b́nh luận về vấn đề này.
Hương Mai (Theo
cbsnews/AP