Theo tính toán của EVN, trong năm 2013, doanh thu điện dự kiến khoảng 138.925 tỷ đồng song chi phí ước tính 139.280 tỷ đồng nên Tập đoàn vẫn lỗ 355 tỷ đồng. Sau 4 tháng đầu năm, doanh thu EVN đă đạt 51.231 tỷ đồng, tăng 22,4% so cùng kỳ.
Doanh thu từ kinh doanh điện của EVN trong 4 tháng đầu năm đă tăng trên 22% so cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu 4 tháng vẫn tăng mạnh
Báo cáo về t́nh h́nh sản xuất – kinh doanh tháng 4 và 4 tháng đầu năm lên cơ quan chủ quản là Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 4, doanh thu bán điện của Tập đoàn ước đạt 13.786 tỷ đồng, tăng gần 20% so cùng kỳ.
Luỹ kế 4 tháng đầu năm, EVN thu về từ riêng hoạt động bán điện 51.231 tỷ đồng, tăng 22,4% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, với doanh thu “khủng” và tăng mạnh như trên, lănh đạo EVN vẫn cho rằng, trong năm 2013, tập đoàn khó cân đối tài chính.
Tại Hội nghị tài chính của EVN vừa tổ chức mới đây, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn đánh giá, 2013 là một năm không thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, tạo sức ép rất lớn cho hoạt động tài chính của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Tin từ EVN cho hay, t́nh h́nh thủy văn diễn biến bất thường, hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam xuống rất thấp. V́ vậy, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xă hội, EVN dự kiến phải sản xuất và mua điện từ các nguồn có giá cao khoảng 1,4 tỷ kWh (sản lượng điện chạy dầu).
Bên cạnh đó, trong tháng 4, giá than cho sản xuất điện đă tăng thêm sát giá thị trường, giá khí và dầu đang tiếp tục điều chỉnh.
Tính toán của Tập đoàn cho thấy, trong khi doanh thu điện dự kiến khoảng 138.925 tỷ đồng th́ chi phí điện khoảng 139.280 tỷ đồng, lỗ 355 tỷ đồng.
Nếu như vậy, kết quả này sẽ đảo ngược so với 2012 khi năm ngoái EVN báo lăi 3.500-4.000 tỷ đồng. Thủ tướng trước đó cũng đă giao cho Tập đoàn kể từ 2012, kinh doanh có lăi.
Thiếu vốn gần 7.000 tỷ đồng
Kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2013 có nhu cầu vốn tăng gần 1,4 lần so với năm 2012, khoảng 106.604 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Tập đoàn cho biết, khả năng huy động chỉ được khoảng 99.827 tỷ đồng, nguồn vốn c̣n thiếu khoảng 6.777 tỷ đồng, trong đó vốn tự có thiếu khoảng 1.204 tỷ đồng, vốn vay thiếu 5.577 tỷ đồng.
EVN đang hoàn thành thủ tục và đàm phán với các tổ chức tài chính và ngân hàng nước ngoài để kư kết vay được khoảng 2,58 tỷ USD cho các dự án điện, đặc biệt là các dự án quan trọng như NĐ Mông Dương 1, NĐ Ô Môn III,IV, cảng Duyên Hải, Duyên Hải 3, Lai Châu…
Gần đây, hồi đầu tháng 1, EVN đă kư hợp đồng vay tín dụng 2.500 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho 2 dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1.
Trong tháng 4, giá trị khối lượng vốn đầu tư của EVN ước thực hiện 5.200 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2013, con số dự kiến đạt được 18.158 tỷ đồng, bằng 17,03% so với kế hoạch năm. Trong đó, đầu tư cho nguồn điện dự kiến sẽ chỉ đạt trên 21% kế hoạch, tương ứng 10.500 tyđồng. Việc trả nợ gốc, lăi vay và góp vốn đầu tư nguồn điện cũng dự toán chỉ ở mức 3.200 tỷ đồng, đạt 10,45% kế hoạch.
Đề cập đến tiết kiệm chi phí, EVN cho biết, mục tiêu tiết kiệm điện trong năm nay ở mức 2.027 triệu kWh, tương đương 2.965 tỷ đồng; giảm tổn thất điện năng tương đương 417 tỷ đồng và tiết kiệm chi phí bằng tiền 200 tỷ đồng.
Bích Diệp