Quyết định của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) cấm nhập khẩu vào Mỹ những sản phẩm cũ của hăng Apple (Mỹ) là thắng lợi rất bất ngờ và rất quan trọng đối với hăng Samsung (Hàn Quốc). Lư do được ITC đưa ra là ở những sản phẩm cũ này, hăng Apple có sử dụng trái phép một số phát minh sáng chế của Samsung.
Quyết định này gây bất ngờ lớn ở chỗ cuộc kiện tụng lẫn nhau giữa Apple và Samsung về bản quyền phát minh sáng chế dai dẳng từ nhiều năm nay và đă qua nhiều phiên toà xét xử nhưng đây là đầu tiên Samsung thắng trên đất Mỹ.
Hơn nữa, trước khi ITC đưa ra quyết định này, ṭa án ở Mỹ đă xem xét và cho rằng Apple không sử dụng trái phép phát minh sáng chế của Samsung.
Quyết định của ITC có ư nghĩa rất quan trọng đối với Samsung ở chỗ quyết định nói trên của ITC có nghĩa là xác nhận Apple đă vi phạm luật lệ về sở hữu bản quyền phát minh sáng chế, cụ thể là của Samsung, cũng như ở chỗ bác bỏ sự xác nhận của ṭa án Mỹ.
Như vậy, thắng lợi của Samsung đồng nghĩa với thất bại của cả Apple lẫn ṭa án ở Mỹ. Cho dù tới đây Apple có thể khiếu nại và thậm chí đích thân đương kim tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sử dụng quyền phủ quyết để vô hiệu hoá quyết định nói trên của ITC. Dẫu có vậy cũng vẫn không thể xoá tan được hoàn toàn mọi ngờ vực về tính đúng đắn và công minh của phán quyết của ṭa án ở Mỹ trong chuyện kiện tụng lẫn nhau này và để ngỏ khả năng có thể chế khác ngoài ṭa án phán xử vụ việc.
Ṭa án được coi là trọng tài và phán quyết của ṭa thường là sự phân định cuối cùng. Vậy mà lại có một cơ quan khác quyết định khác bất lợi đối với thể diện của ṭa án và hiệu lực thực tế của kết luận của ṭa án.
Thật thú vị khi thấy ở Mỹ, ṭa án có thể sử dụng đặc quyền tư pháp để làm chính trị và cơ quan quản lư sử dụng đặc quyền hành pháp để đưa ra những phán quyết mang tính tư pháp.
Hạ Nham