Theo sách sử Việt ghi lại, thời phong kiến, Hoàng hậu là người đứng đầu hậu cung, được coi là vợ cả của hoàng đế, chủ tŕ, điều hành mọi công việc trong cung cấm.
Chúng ta thường nhầm tưởng rằng triều Nguyễn có lệ “tứ bất” trong đó có không lập Hoàng hậu, tuy nhiên bất lập hoàng hậu chẳng phải là thông lệ xuất hiện từ thời Nguyễn và lệ này cũng chưa điển chế hoá, mà trước đó lệ này đă xuất hiện vào giai đoạn đầu của vương triều Hậu Lê. Nguyên nhân có việc bất lập này đến nay vẫn chưa được làm rơ.
Hoàng hậu là người đứng đầu hậu cung, được coi là vợ cả của hoàng đế, chủ tŕ, điều hành mọi công việc trong cung cấm, viết về vai tṛ của hậu phi nói chung và hoàng hậu nói riêng, sách Đại Việt thông sử ở phần tựa hậu phi truyện có viết: “Kinh Dịch có câu: “Tuyệt vời thay đức đầu của quẻ Khôn, vạn vật nhờ đó mà sinh ra, bèn thuận theo trời”.
Các vị hậu phi là ứng với đức của quẻ Khôn, lấy nhu thuận làm chính, không dự vào các việc bên ngoài. Trong th́ tu sức hậu cung, ngoài th́ dạy bảo con em trong hoàng tộc, rồi sau tiếng tốt phát huy lan truyền, phúc lộc dồn đến, con cháu giữ lấy, thiên hạ ca tụng. Người xưa quư đạo đức mà coi nhẹ sắc đẹp, vợ đích vợ thứ có sự phân biệt, tiến kiến nhà vua có điều độ. Cư xử th́ có lời dạy Bảo A, châm quy th́ có sử đồng quản (bút đỏ ghi gương tốt-TG).
Lễ nghĩa quy củ từ đấy được chỉnh đốn, do đó mới có thể tuyên dương được sự giáo hóa ở bên trong, tưới nhuần công đức ra bốn biển”.
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)
(Ảnh chỉ có tính minh hoạ)
Trong lịch sử các đế vương nước Việt khi lên ngôi thường chọn người nổi bật nhất về tài sắc, đức hạnh để sắc lập làm Hoàng hậu của ḿnh, đến thời Hậu Lê cũng vậy, thậm chí việc sắc lập hoàng hậu c̣n được ghi trong điển chế, có nghi thức, lễ tục cụ thể, rơ ràng. Sách Lê triều hội điển quy định về nghi thức sách lập Hoàng hậu như sau:
“Trước hôm làm lễ một ngày, quan Tư lễ giám đặt ngai của Hoàng hậu ở điện Vạn Thọ, trước ngai có rèm che. Lại đặt án để kim sách ở trước ngai.
Sớm hôm ấy, quan Tư lễ giám đặt án để sách ở mé đông sân Đan Tŕ. Ty Nghi vệ đặt hai chiếc lọng che và tàn vàng ở hai bên án. Hai thự Đồng văn nhă nhạc đặt dàn nhạc ở mé Đông sân Đan Tŕ quay sang phía Tây. Bốn viên khiêng án sách (dùng quan Tự ban) đứng ở phía Đông sân Đan Tŕ. Một viên bưng sách, hai viên Dẫn tán (dùng quan Tự ban) đứng ở mé Đông sân Đan Tŕ (hơn chếch sang Nam).
Hai viên Ty Nghi chế đứng ở hai bên sân Đan Tŕ, hai viên đứng ở hai bên cửa Đoan Môn. Hồi trống đầu, các viên Chấp sự vào sân điện Vạn Thọ trước, đứng ở bên hữu, rước Hoàng thượng đội mũ xung thiên, mặc hoàng bào đai ngọc ngự ra, rồi dẫn ra phía trước, làm lễ 5 lạy 3 khấu đầu xong trở về chỗ cũ, ai vào việc nấy. Chuông bắt đầu nổi. Các quan văn vơ tiến vào hai bên sân Đan Tŕ.
Hoàng thượng ngự trên ngai. Cáp môn xướng: “Bài ban”, xướng: “Ban tề”, xướng: “Cúc cung ngũ bái”, (nhạc nổi), tam khấu đầu, hưng, b́nh thân”, (nhạc ngừng). Xướng: “Bá quan phân ban thị lập”. Bốn viên Tự ban khiêng án để sách đặt giữa đường Ngự đạo xong đi ra đứng hai viên bên tả, hai viên bên hữu. Quan Điển lễ xướng: “Truyền chế”.
Quan Truyền chế quỳ giữa đường Ngự đạo tâu: “Truyền chế”, xong phủ phục xuống rồi quỳ lên. Quan Tư lễ bưng chế trao cho quan Truyền chế, quan Truyền chế nhận lấy. Quan Tư lễ nâng sách đặt lên án xong, đi ra đứng quay lưng về phía Đông. Thiên, Bá hộ nâng tàn vàng che hai bên án, quan Truyền chế đi ra đứng quay lưng về hướng Đông. Hai viên Dẫn tán dẫn quan bưng sách đến giữa đường Ngự đạo.
Quan Truyền chế hô: “Hữu chế”, dẫn tán xướng: “Qụy”. Quan Truyền chế tuyên: “Hoàng thượng có chế rằng, nay sắc phong chính cung chức …, họ tên… làm Hoàng hậu, sai các khanh đem sách này đén làm lễ”. Tuyên xong, quan Truyền chế bưng chế đến giữa đường Ngự đạo dâng lên, quan Tư lễ nhận lấy, quan Truyền chế đi về chỗ cũ. Dẫn tán xướng: “Phủ phục, hưng, b́nh thân”, xướng: “Qụy”. Quan Tư lễ bưng sách trao cho quan bưng sách, nhận xong đứng dậy đi ra bên tả đứng. Ty Nghi chế đến giữa đường Ngự đạo quỳ xuống tâu: “Lễ tất”.
Hoàng thượng ngự về cung, quan bưng sách bưng Kim sách từ bên tả vào điện Vạn Thọ để lên án trước ngai. Bá quan đứng theo ban. Quan Tư lễ giám (được chọn sai từ bên đông đến trước án làm lễ). Quan điển lễ đứng bên đông xướng: “Cung cung tứ bái, hưng, b́nh thân”, xướng “Qụy”. Quan tuyên sách bên hữu án. Quan Tư lễ từ bên tả lấy bản sao Kim sách (bằng giấy Kim tiên) trao cho quan Tuyên sách. Tuyên xong lại trao cho quan Tư lễ đặt lên án.
Quan Điển lễ xướng: “Phủ phục, cúc cung tứ bái, hưng, b́nh thân, lễ tất” rồi đi về chỗ cũ đứng. Quan Chấp sự đều về ban ḿnh đứng. Quan Tư lễ đến giữa cung kính ban, Hoàng hậu kính nhận, nâng lên ngang trán rồi trao cho cung nhân. Sau đó làm lễ tạ Thái thượng hoàng, làm lễ tạ Hoàng thái hậu, làm lễ tạ Hoàng thượng.
Lễ xong, Hoàng hậu ngự lên ngai báu (có rèm che). Quan Tư lễ truyền ra, Cáp môn xướng: “Bài ban, ban tề”. Bá quan làm lễ 5 lạy 3 khấu đầu. Lễ xong, đứng theo ban. Ty Nghi chế đến giữa đường Ngự đạo tâu: “Lễ tất”. (Theo bản dịch của Viện Hán Nôm).
Quy định là như vậy nhưng người phụ nữ đầu tiên trở thành hoàng hậu của vương triều Hậu Lê là ai?. Bộ chính sử lớn là Đại Việt sử kư toàn thư cho hay lễ sắc phong hoàng hậu được thực hiện vào đầu năm Bính Dần (1506): “Mùa xuân, trước đây, viên quản lĩnh họ Trần người làng Nhân Mục vốn là cháu ngoại của triều Trần sinh được 2 người con gái, con trưởng tên là Tùng, con thứ tên là Trúc. Vua nghe nói Tùng có sắc đẹp, chọn vào hậu cung, sinh được hoàng tử nhưng mất sớm. Sau Trúc cũng được vào hầu”.
Vị vua Hậu Lê đầu tiên ban chiếu sắc phong Hoàng hậu đó chính là Lê Uy Mục, hoàng đế thứ 8 của vương triều này. Nhà Hậu Lê được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu gọi là thời Lê sơ gồm 11 vua, trị v́ trong 99 năm (1428-1527) th́ bị họ Mạc cướp ngôi, đến năm Qúy Tị (1533) các trung thần t́m con cháu hoàng tộc họ Lê tôn lên làm vua, kế nhau trị v́ dẫn đến cục diện Nam – Bắc triều với cuộc chiến Lê – Mạc cho đến khi chiếm lại được Thăng Long, giai đoạn này gọi là thời Lê Trung Hưng (hay Lê mạt).
Lại nói về việc sắc lập Hoàng hậu, thời Lê sơ có đến 11 vị hoàng đế, nhưng phải đến đời vị hoàng đế thứ 8 mới lập Hoàng hậu, như vậy 7 vị hoàng đế trước đó không có Hoàng hậu. Ai đă đặt ra lệ này và nó được quy định ở đâu?.
Ccâu trả lời rất sơ lược được ghi lại trong sách Đại Việt thông sử như sau: “Triều Lê ta gia pháp rất đúng, giáo dục luân thường rất rơ ràng, kén chọn phi tần, tất lấy trong con em các ḍng họ công thần lớn và con nhà tử tế; mà lễ trật phân biệt, tôn ti rạch ṛi, không có cái tệ bất chính trong chốn buồng the của đời trước. Nhưng từ vua Thái Tổ (tức Lê Lợi) không lập vương hậu, lại trải 5 đời vua, quen lấy đó làm phép thường. Các bà Cung Từ, Tuyên Từ, Quang Thục, Huy Gia đều do các vị tự quân lên nối ngôi rồi mới dâng tôn hiệu (hoàng thái hậu), chứ chưa có ngôi vị (hoàng hậu) trong cung từ trước. Việc giúp thiên tử để lo việc sửa trị bên trong, so với phép tắc của cổ nhân th́ c̣n thiếu sót nhiều”.
Theo ghi chép nói trên và dựa vào các sử liệu chính thống có thể biết Cung Từ tên thật là Phạm Thị Ngọc Trần (vợ Lê Thái Tổ và là mẹ Lê Thái Tông), Tuyên Từ tên thật là Nguyễn Thị Anh (vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Nhân Tông), Quang Thục tên thật là Ngô Thị Ngọc Dao (vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Thánh Tông) và Huy Gia tên thật là Nguyễn Thị Hằng, có tên khác là Huyên (vợ Lê Thánh Tông, mẹ Lê Hiến Tông).
Ngoài ra c̣n một số người là vợ vua cũng được phong hiệu như trên, đó là bà Trang Thuận Nguyễn Thị Ngọc Hoàn (vợ Lê Hiến Tông, mẹ Lê Túc Tông) và Chiêu Nhân Nguyễn Thị Cẩn (vợ Lê Hiến Tông, mẹ Lê Uy Mục), chưa kể tới những bà đă mất, sau đó mới được truy phong danh hiệu.
Riêng với Lê Nghi Dân, Lê Túc Tông là hai vua ở ngôi trong thời gian ngắn, chưa đầy một năm th́ người bị lật đổ, người lâm bệnh mất sớm nên việc nội cung chưa sắp xếp rơ ràng, sử sách cũng không nhắc đến việc lập họ phi tử, cung tần. Như vậy có tổng cộng 5 đời vua đều không sắc lập hoàng hậu.
Trong cuốn sách Đại Việt thông sử của ḿnh, Lê Qúy Đôn chỉ ghi rằng đó là phép thường từ đời Lê Thái Tổ, các đời vua sau quen làm theo mà thôi. Thế nhưng v́ sao Lê Thái Tổ lại không lập hoàng hậu, v́ sao những người kế vị sau đó lại coi đấy “làm phép thường”, không có thay đổi ǵ trong khi về mặt chính trị, pháp luật họ đều có những đổi mới, nhất là dưới triều Lê Thánh Tông đă thực hiện cuộc cải cách toàn diện về mọi mặt của đời sống xă hội.
Việc giữ nguyên tổ chức chốn hậu cung không có Hoàng hậu là người quản lư bị đời sau chê trách là “c̣n thiếu sót nhiều”, lư do thực chất là ǵ, phải chăng các vua đầu thời Hậu Lê sợ rằng bài học của nhà Lư, nhà Trần và gần nhất là nhà Hồ, chuyện thay đổi ngôi vua, lật đổ vương triều đều do ngoại thích là người thân thuộc của Hoàng hậu thực hiện?.
Việc không lập Hoàng hậu chính là cách để ngăn ngừa mối họa ngoại thích đó, bảo vệ vương vị cho ḍng họ ḿnh tránh khỏi sự nḥm ngó của họ khác, nhất là họ đó có mối quan hệ hôn nhân, thông gia với hoàng tộc. Điều này có phải là lư do chính hay không, đó mới chỉ là giả thuyết, c̣n sự thực chuyện bỏ trống ngôi vị chốn hậu cung của các vua thời Lê sơ đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Lê Thái Dũng
DanViet