Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bạc hà (dọc mùng) – thành phần chủ yếu trong món canh chua rơ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với t́nh trạng tăng acid uric trong máu.
Ấy thế mà số người để ư đến “khe hở” này khi chẩn đoán và điều trị bệnh thống phong lại không nhiều
Tác nhân gây nên chứng gout
Nhiều người nay đă hiểu phần nào về bệnh thống phong (bệnh gout) do tăng chất acid uric trong máu khiến khớp ngón chân, ngón tay bị sưng đau đến độ kêu trời không thấu. Đó là chưa kể đến hậu quả khác như gai cột sống, sỏi thận, bệnh ngoài da… hay thường gặp hơn nữa là t́nh trạng mệt mỏi, đau không ra đau, bệnh không hẳn bệnh. Cũng có nhiều người đă biết tại sao chất acid uric, một loại phế phẩm từ chuỗi phản ứng thoái biến chất đạm thuộc nhóm purin, lại tăng cao trong máu rồi. V́ không được bài tiết kịp thời và đúng mức nên kết tủa trong khớp, trên đường tiết niệu, dưới da… làm khổ bệnh nhân, như trong trường hợp của những người:
Canh chua bạc hà mối liên hệ mật thiết với t́nh trạng tăng acid uric trong máu.
Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương Ăn quá nhiều chất đạm từ ḷng heo, da gà, cá ṃi, lạp xưởng… Uống quá ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc Bị bệnh biến dưỡng như tiểu đường, cường tuyến giáp… Lạm dụng dược phẩm như thuốc cảm, thuốc corticoid… Có bệnh trên đường tiết niệu như ph́ đại tiền liệt tuyến, viêm bàng quang… Lạm dụng rượu bia.
Nhưng không phải ai cũng rơ là acid uric có thể tăng cao, thậm chí tăng rất cao ngay cả ở người không phạm vào các “trường quy” vừa kể.
Những kết quả vừa cập nhật
Từ nhận xét là không ít bệnh nhân bị tăng acid uric thấy rơ nhưng không hề uống bia, cũng không lạm dụng thịt mỡ, chúng tôi đă tiến hành một số khảo sát lâm sàng với kết quả như sau:
Trong số 20 người tuy cũng có thói quen ăn canh chua nhưng là canh chua măng, hay canh chua lá giang, thay v́ bạc hà, th́ tỷ lệ tăng acid uric trong máu chỉ là 15%.
Trong số 50 đối tượng có lượng acid uric trong máu cao hơn 7,5 mol (định mức sinh lư tối đa là 5,5 mol) nhưng không uống bia, không lạm dụng thịt mỡ, có 13 người ăn canh chua mỗi tuần tối thiểu 2 lần. Số c̣n lại, 37 đối tượng, đều có canh chua trong khẩu phần mỗi tuần tối thiểu 4 lần!
Phân tích tiền sử bệnh cho thấy 7 trong 10 trường hợp lên cơn đau như đau cắt ngang khớp kèm theo triệu chứng sưng nóng đỏ xảy ra sau một bữa cơm có canh chua bạc hà.
Trong nhóm thử nghiệm với 30 người có thói quen uống bia và đă bị bệnh gout với xét nghiệm sinh hoá rơ rệt, tất cả đối tượng thường có món canh chua bạc hà trong bữa ăn đều có hàm lượng acid uric cao hơn nhóm không mạnh miệng với món này.
Trị số xét nghiệm của 14 trong số 20 người trước đó có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mol trở lại b́nh thường sau hai tuần không ăn canh chua bạc hà mà không cần dùng thuốc.
Trên hai nhóm thử nghiệm trong 10 ngày liên tục, mỗi nhóm với hai mươi đối tượng đều được điều trị bằng Zyloric 200 x 2 viên/ngày, có thể giảm thiểu đến phân nửa lượng thuốc hàng ngày trên nhóm cữ canh chua bạc hà nhưng hiệu năng vẫn tương đồng với nhóm đối chiếu có món canh chua một lần mỗi 2 ngày.
Hai tháng sau khi đă điều trị ổn định, khi kiểm soát lượng acid uric trong máu cho thấy hiện tượng tái phát chỉ xảy ra ở 7 trong số 30 bệnh nhân ăn canh chua bạc hà một cách tiết độ theo kiểu mỗi tuần 1 lần mà thôi.
Lời kết
Canh chua bạc hà rơ ràng là món ăn có mối liên hệ mật thiết với t́nh trạng tăng acid uric trong máu.
Nhưng nếu phải kiêng món canh chua bạc hà cá bông lau với vị ngọt, chua, cay pha trộn độc đáo th́ thà đừng là người… Việt! Ăn món canh chua mà loại bỏ bạc hà th́ thà chọn món khác c̣n hơn! Nhưng chủ động giảm bớt số lần có món canh chua bạc hà trên bàn ăn nếu đă bị bệnh gout, hay khi lượng acid uric đă mấp mé giới hạn bệnh lư, là quyết định vừa chính xác vừa khôn khéo. Nhờ đó bạn vẫn c̣n cơ hội thưởng thức món canh chua, thay v́ đến lúc nào đó vừa phải nhịn đến phát thèm vừa tốn tiền mua thuốc rồi sinh thêm bệnh… tức cành hông!
theo Sài G̣n tiếp thị