Hạt dinh dưỡng mắc ca được bán với giá gần 1 triệu đồng/kg, với giá “chát” đó nhiều người gọi loại hạt này là “hoàng hậu của quả khô”, “hạt cây tỷ đô”. Hiện nay, nhân hạt cây “tỷ đô” mắc ca đang bắt đầu được người tiêu dùng chú ư.
Giá "chat" nhưng bán khá chạy
Hạt mắc ca (Macadamia) được coi là loại hạt ngon nhất, mất nhiều công chăm sóc nhất và đắt đỏ trên thế giới. Hạt có kích cỡ từ 2-3cm, h́nh tṛn, màu crème, rất thơm, nhân mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.
V́ giá trị dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng nên hạt mắc ca được nhiều người Việt yêu thích, đối tượng khách hàng t́m đến loại hạt này chủ yếu là những người có thu nhập khá, Việt kiều hoặc mua để làm quà biếu trong dịp lễ tết.
Chị Hạnh (Ba Đ́nh, HN) cho biết: Dịp lễ, tết nào tôi cũng đặt mua 5-6 kg hạt mắc ca dạng nhân đă được bóc vỏ để làm quà biếu. Tuy giá cả có đắt đỏ, nhưng loại hạt này có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người thích ăn…".
Theo khảo sát của PV Nguoiduatin.vn, quả mắc ca (quả c̣n vỏ cứng, chưa nứt) được bán với giá 300.000-350.000 đồng/kg, quả mắc ca c̣n vỏ cứng, đă nứt được bán với giá 350.000- 400.000 đồng/kg, nhân quả mắc ca: 900.000- 1 triệu đồng/kg (nhân tṛn xoe 100%)
Anh Bảo (Đường Láng, HN), một người chuyên bán hạt mắc ca, điều, hạt dẻ cười,… cho biết: "Tôi bắt đầu nhập hạt mắc ca về bán từ năm 2010, ban đầu nhập về bán cũng hơi lo, v́ loại hạt này giá đắt nên sợ không bán được, lần đầu nhập chỉ dám lấy 3-4kg, không ngờ khi đưa lên mạng xă hội quảng cáo, số lượng người điện thoại đến đặt hàng rất đông. Ngay vụ buôn hạt mắc ca đầu tiên tôi đă bán được hơn 20kg loại hạt này.
Giá loại quả mắc ca khô, c̣n vỏ cứng, chưa nứt được anh Bảo bán ở mức 300.000 đến 350.000 đồng/kg, loại c̣n vỏ nhưng đă nứt giá 400.000 đồng/kg. Riêng nhân đă được tách vỏ giá dao động 900.000 - 1.000.000 đồng/kg.
Theo anh Bảo, do hạt mắc ca hiếm, phải nhập từ thị trường châu Úc nên có giá đắt. Anh cho biết, hiện tại một số vùng ở Việt Nam cũng có trồng được mắc ca, nhưng do kĩ thuật c̣n hạn chế nên sản lượng ít, chất lượng dinh dưỡng chưa cao dẫn đến nguồn hàng không ổn định.
Giá cao, giàu dinh dưỡng, song v́ nhiều người chưa biết đến sản phẩm này nên anh Bảo cho biết, ngày thường cửa hàng chỉ bán được lượng nhỏ. Thường mỗi tháng, cửa hàng anh Tùng bán được 1-2kg hạt mắc ca các loại. Khách hàng chủ yếu là Việt kiều, khách Tây hoặc những người có thu nhập khá.
Có giá đắt đỏ nhưng hạt mắc ca hiện đang được tiêu thụ tốt tại Hà Nội.
Chị Yến, Thụy Khuê, Hà Nội chuyên bán hạt dinh dưỡng cũng cho biết thêm, trong tất cả các loại hạt như óc chó, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt thông... th́ mắc ca khô dù giá cao nhưng lại bán khá chạy.
Chị Yến thường đóng gói hạt mắc ca theo hộp nhỏ, loại 680g tại cửa hàng chị có giá 650.000 đồng/hộp. Chị cho biết, hạt mắc ca ngày càng phổ biến, nên gần đây khách hỏi mua đông hơn. Khác hàng của chị Yến chủ yếu là Việt kiều, ngoài ra c̣n những quán kem, bánh.
Theo chị Yến, khách thường mua loại quả khô, vỏ nứt về chế biến hoặc rang lên ăn liền. Hiện nay, ngày b́nh thường chị Yến bán được trung b́nh khoảng gần chục hộp. Những dịp lễ, Tết lượng bán tăng gấp 3-4 lần. Chị Yến cho biết, phải nhập hạt mắc ca ở Hawaii, Mỹ, v́ Việt Nam hiện chưa có nơi phân phối chính thức loại hạt này.
Anh Trung (Cầu Giấy, HN) cho biết: "Tôi biết đến hạt dinh dưỡng mắc ca từ hồi c̣n du học bên Mỹ, về Việt Nam tôi vẫn "nghiện" loại hạt này nên thường xuyên mua về ăn. Hạt mắc ca vừa giàu dinh dưỡng, lại có thể giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch nên bố mẹ tôi cũng rất thích. Cứ 2 tuần là nhà tôi "tiêu thụ" hết 1kg loại hạt này...".
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu chúng ta phát huy tốt các nguồn lực th́ có thể đưa ngành mắc ca Việt Nam thành một ngành kinh tế có thu nhập cao (hàng tỷ USD/năm).
Cây mắc ca- cây tỷ đô
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc với tên gọi đầy đủ là Macadamia, khi du nhập vào VN được gọi tắt là Macca. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt macca nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là "hoàng hậu của các loại hạt".
Kể từ năm 2002, cây macadamia được đưa về VN để khảo nghiệm, đến nay, đă có thể khẳng định là Việt Nam có đầy đủ các yếu tố và hoàn toàn có khả năng để phát triển cây macca thành một ngành kinh tế mới với tiềm năng vô cùng to lớn.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người đưa cây mắc ca đầu tiên về Việt Nam cho biết sau gần 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lư và khí hậu của Việt Nam đă xác định được hai vùng đó là Tây bắc và Tây Nguyên. Đây là hai vùng khí hậu hiếm có rất thuận lợi cho cây macca sinh trưởng và cho năng suất cao không phải nơi nào trên thế giới cũng có được.
Điều này giải thích lư do v́ sao nhu cầu mắc ca trên thế giới rất cao nhưng khả năng đáp ứng hiện lại rất thấp.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhấn mạnh: "Đây là một lĩnh vực đầu tư đột phá cần phải nhanh chóng triển khai. Tận dụng thế mạnh này có thể mở ra cơ hội vô cùng lớn cho nông nghiệp Việt Nam".
VN đă quy hoạch phát triển 200.000 ha mắc ca tại Tây Nguyên và 50.000 ha tại Tây Bắc. Mục tiêu phấn đấu đạt 200.000 tấn hạt (năm 2025), tạo ra giá trị thương mại hàng tỷ USD sau năm 2025.
Các sản phẩm mắc ca đă được đón nhận như những thực phẩm cao cấp, rất giàu dinh dưỡng, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, công nghiệp...
TS Nguyễn Trí Ngọc, Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Thành Tây cho biết so với các sản phẩm nông nghiệp khác, mắc ca có giá trị vượt trội bởi các sản phẩm chế biến từ macca rất đa dạng, giàu dưỡng chất đem lại giá trị kinh tế cao gấp 2 -3 lần cây cà phê, hạnh nhân... Một cây mắc ca có ṿng đời khoảng 60 năm, thậm chí đến 100 năm.
Cụ thể, tính trung b́nh 1ha mắc ca mang tới thu nhập 2.000- 3.000USD cho nông dân (15usd/kg). Trong sản xuất thức ăn, giá trị có thể gấp 3 lần và trong sản xuất mỹ phẩm, giá trị sẽ tăng lên 20 lần, tương đương với 280 USD/kg.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu chúng ta phát huy tốt các nguồn lực th́ có thể đưa ngành mắc ca Việt Nam thành một ngành kinh tế có thu nhập cao (hàng tỷ USD/năm), có tính ổn định lâu dài và tạo cơ hội rất tốt để thay đổi diện mạo nông nghiệp và nông thôn.
Ngọc Anh
Theo
www.nguoiduatin.vn