Huyết áp cao hay thấp đều không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những cách giúp bạn kiểm soát huyết áp để tránh được những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách kiểm soát chứng huyết áp cao
Huyết áp cao kéo theo một loạt các nguy cơ về bệnh tim mạch, tiểu đường…Kiểm soát huyết áp cao là việc làm hết sức cần thiết và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
Cách giúp bạn kiểm soát huyết áp.
Cân nặng có tác động lên huyết áp. Thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều, dẫn đến cao huyết áp. Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng huyết áp cao.
Muối và natri có thể làm tăng huyết áp, do đó, điều quan trọng là bạn nên đọc nhãn thực phẩm. Nếu bạn ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến, và tiện nghi, mua các thương hiệu thấp natri. Thức ăn nhanh có thể chứa nhiều natri, vì vậy nếu bạn ăn thức ăn nhanh lựa chọn các mặt hàng có chứa ít muối và natri. Giảm lượng muối ăn của bạn sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp cao.
Những người có mức huyết áp bình thường, huyết áp tương đối cao hoặc huyết áp cao có thể giảm huyết áp bằng cách giảm lượng muối. Hướng dẫn 2010 về Chế độ ăn cho người Mỹ khuyến nghị những người bị cao huyết áp nên hạn chế lượng muối dưới 1.500 mg/ngày.
Cách kiểm soát huyết áp thấp
Để kiểm soát bệnh huyết áp thấp, tốt nhất người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết; Nên ăn mặn hơn người bình thường; Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga.
Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách cà phê, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp vitamin khi bị tụt huyết áp.
Đi lại từ tốn, ăn đủ chất gồm hạt toàn phần, rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường.
Cần khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam