Lư thuyết Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng mỗi mùa mang lại một nguồn năng lượng khác nhau.
Việc duy tŕ sự cân bằng và bảo vệ hệ thống miễn dịch là mấu chốt giữ cho cơ thể khỏe mạnh trong mọi thời tiết. Một vài loại thảo mộc phổ biến của Trung Hoa có thể làm ‘người đồng hành’ dễ thương giúp bạn vượt qua cái giá rét của mùa đông.
Câu kỷ tử
Câu kỷ tử (tên tiếng anh là goji berries) rất phổ biến tại các hiệu thuốc Đông Y và thường có mặt trong nhiều hỗn hợp thảo dược dùng hàng ngày. Loại thảo mộc này được dùng rộng răi từ hàng ngàn năm trong lĩnh vực Y học cổ truyền Trung Hoa, với nhiều công dụng chữa trị như thiếu máu hay làm tăng khả năng miễn dịch.
Không chỉ có hàm lượng vitamin C mà câu kỷ tử c̣n chứa nhiều chất chống oxi hóa. Những cách kết hợp đơn giản trong chế độ ăn uống hàng ngày là trộn thêm vào ngũ cốc như một chất làm ngọt, hoặc là dùng như một món ăn nhẹ vào buổi chiều để cung cấp thêm năng lượng
Các nghiên cứu cũng bắt đầu cho thấy tác dụng ức chế tế bào ung thư và làm giảm nguy cơ phát triển Alzheimer của loại trái nhỏ bé này.
Hỗn hợp câu kỷ tử với một vài loại hạt sấy khô dùng ăn nhẹ (Shutterstock*)
Sinh khương
Sinh khương hay gừng tươi là vị cứu tinh cho những ai hay mắc chứng buồn nôn, đau bụng do ăn quá nhiều, hoặc là sự khởi đầu cho một ngày lạnh.
Gừng tươi được sử dụng với số lượng đáng kể trong các công thức thảo dược Trung Hoa và được biết đến với khả năng kích thích thèm ăn và làm dịu dạ dày. Cơ chế làm giảm buồn nôn chính là tăng lượng dịch tiêu hóa khi hấp thụ và trung ḥa các độc tố và axit dạ dày.
Nước gừng, trà gừng hay là thêm một vài lát gừng vào món súp gà đều có tác dụng chặn đứng dấu hiệu hắt hơi hoặc ho trong những ngày chớm lạnh.
Món trà gừng ấm áp (Shutterstock*)
Quế nhục
Quế nhục hay vỏ cây quế không chỉ là tín hiệu của Lễ Giáng sinh mà c̣n trợ giúp trong việc giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ giảm xuống. Rắc một chút bột quế lên cốc sô cô la nóng hay rượu táo, hoặc là cho vào món bánh tráng miệng trong ngày lễ cũng rất tuyệt vời.
Cốc sô cô la nóng với bột quế bên trên (Shutterstock*)
Vẻ đẹp của Y học cổ truyền Trung Hoa là ngay cả khi chúng ta không thể thay đổi những tác động của tự nhiên đến cơ thể, th́ ít nhất cũng có thể t́m thấy trong tự nhiên những biện pháp hỗ trợ chúng ta vượt qua những ảnh hưởng này.
Cathy Margolin, Dipl Oriental Medicine, L.Ac.,pacherbs,vietd aikynguyen