Bạn có phải đang trong tình trạng đó, nguy hiểm nhất là hội chứng "ngủ ngày" tuy không phải đêm bạn không ngủ đủ giấc, nhưng hội chứng này rất nguy hiểm. Bạn biết vì sao không? Nó liên quan trực tiếp đến sự mất cân bằng về đường huyết và rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường nếu không điều trị kịp thời.
Một trong các tác giả có đề cập trong báo cáo về “việc mất ngủ” là một yếu tố quan trọng. Thế nhưng cũng không thấy đề cập đến thời gian của giấc ngủ. Tôi không biết chính xác nhưng tôi có cảm giác ý của tác giả là thời gian buồn ngủ vào ban ngày tương đương với việc thiếu ngủ. Nếu đúng như vậy thì tôi nghĩ rằng điều này đã được đánh giá quá đơn giản, vì có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta buồn ngủ mà không phải do thiếu ngủ.
Trong danh sách của tôi, thì đối tượng nghi vấn số 1 là sự mất cân bằng đường huyết, đặc biệt là vào lúc đường huyết thấp. Trên lâm sàng, vấn đề này rất phổ biến, đó là một trong những lý do tôi đề cập nó trong các bài viết và bài giảng của mình.
Tuy nhiên, liệu có mối liên hệ giữa sự rối loạn đường huyết và giấc ngủ kém chất lượng? Theo quan điểm của tôi, câu trả lời khá rõ ràng là “có”.
Khi bị hạ đường huyết, cơ thể sẽ cố gắng huy động từ bên trong để nâng lượng đường huyết lên thông qua việc giải phóng đường từ gan. Để làm được điều đó, cơ thể cần kích thích hệ thần kinh giao cảm vốn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với stress. Như vậy, cơ thể có thể sản xuất các hormone gây stress như adrenaline (ehinephrine). Hormone này cũng kích thích việc giải phóng đường.
Khi stress bị kích thích sẽ ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Trong trường hợp nhẹ nhất, nó làm giảm độ sâu của giấc ngủ và làm cho người ta không cảm nhận được đã thực sự nghỉ ngơi. Tồi tệ hơn là họ hay bị thức giấc tầm 3:30 – 4:00 sáng và không thể ngủ trở lại cho đến khi chỉ còn lại khoảng 30 phút trước khi chuông báo thức kêu.
Hãy điều chỉnh lại ngay nếu bạn gặp phải những vấn đề nêu trên!
Vietbf.com