Giáo sư thực vật học Nicholas Money đă công bố nghiên cứu của ḿnh về một loại nấm có khả năng phát tán hàng chục ngàn bào tử vào không khí mỗi giây. Những bào tử này chính là nguyên nhân để tạo ra mưa. Nghiên cứu này đă tạo ra sự ngạc nhiên không nhỏ cho dư luận.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Nicholas Money - giáo sư thực vật học trường Đại học Miami (Mỹ) được công bố trên tạp chí PLOS ONE tuần trước, đưa ra gợi ư rằng nấm có thể tạo ra mưa.
Thực tế, một cây nấm điển h́nh có thể phát tán hàng chục ngàn bào tử vào không khí mỗi giây. Trong môi trường ẩm ướt, những giọt chất lỏng có thể h́nh thành trên bề mặt của bào tử ngay cả khi nó đă bay vào không gian. Từng giọt nhỏ này cứ lớn dần, lớn dần lên cho đến khi nó tạo ra những giọt mưa.
Hầu hết những nhà nghiên cứu nấm đều cho rằng giọt chất lỏng sẽ ngừng hoạt động khi bào tử được phát tán vào khí quyển. Tuy nhiên, giáo sư Money đă chứng minh điều ngược lại. Theo ông, phát hiện này cho thấy nấm đă tiến hóa một cách tuyệt vời, tự chăm sóc và bảo vệ bản thân bằng cách tạo ra những hạt mưa để giúp ḿnh phát triển.
“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất của nghiên cứu này là nâng câo nhận thức của con người về mối quan hệ nhạy cảm giữa đa dạng sinh học với cách thế giới đang vận hành trong một khuôn mẫu có sự ảnh hưởng của con người”, giáo sư Money cho biết.
Giáo sư Money hi vọng phát hiện của ḿnh sẽ nâng cao nhận thức của con người về loài nấm và đa dạng sinh học nói chung.
“Nếu chúng ta chặt phá rừng hoặc làm tổn hại đến quần thể nấm, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các loại nấm, mà sau cùng là ảnh hưởng đến chính loài người chúng ta”, Money nói thêm.
Arturo Casadevall - một nhà sinh vật học chuyên ngành nấm tại Đại học Johns Hopkins, người không tham gia vào nghiên cứu này, đồng t́nh: “Bào tử nấm đang rất phổ biến. Chúng được tạo ra bởi tính chất lan truyền tự nhiên trong không khí. Thế giới của nấm đang bị lăng quên, nhưng điều này có khi lại là bằng chứng cho thấy chúng có một vị trí quan trọng hơn mọi người vẫn nghĩ”.
vietbf @ sưu tầm