Nếu ai đă từng chơi bài Tây th́ sẽ biết tới sự tồn tại của quân bài K cơ, h́nh của một ông vua đang tự sát. Ít ai biết được rằng, ông vua này có rất nhiều đồn đoán xung quanh, cái chết cũng là do ông ta tự chọn và mọi thứ về vị vua này vẫn c̣n là ẩn số với rất nhiều người. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Cuộc t́m kiếm vị vua tự sát trên quân bài K cơ bắt nguồn từ lịch sử của quân King of Cup trong bộ bài Tarot. Hầu hết người chơi bài Tarot đều cho rằng quân bài này biểu tượng cho một nhà tri thức có khả năng kiểm soát cảm xúc của ḿnh. Trong h́nh các lá bài gốc Tarot trước đây, có rất nhiều nhân vật xuất thân từ truyền thống hoàng tộc ở châu u thời Trung cổ. Mỗi nghệ sĩ chế tạo một bộ bài khác nhau lại vẽ những gương mặt hoàng tộc khác nhau lên đó và nhiều vị vua trong lịch sử đă được vinh danh.
Theo thời gian, một phiên bản đă tồn tại và nổi bật hơn tất cả những phiên bản khác và nh́n vào phiên bản đó, rất nhiều người đă cho rằng, ông vua trên lá bài K cơ đang định tự sát. Từng có nhiều giả thiết đưa ra về con người thực của nhân vật trên quân K cơ. Một bộ phận tin rằng khuôn mặt trong quân bài K cơ chính là h́nh vẽ cách điệu của vua Charles Đại đế (tức Charlemagne).
Tuy nhiên, v́ ông sống thọ 71 tuổi nên mối liên hệ với việc tự sát của nhân vật trên quân K cơ là k đúng. Một số báo cáo khác th́ cho rằng, “ông vua của những trái tim” là Alexander Đại đế, người qua đời ở tuổi 32 vào năm 323 trước công nguyên. Ông bị trụy tim, có thể v́ sốc trước cái chết của người mà ông yêu mến là Hephaestion.
Một nhân vật khác cũng được liệt vào danh sách “ứng viên” hiện diện trên quân K cơ là vua Charles VII của nước Pháp, người đă phát điên v́ chứng ung thư ṿm miệng và chết năm 1461 do không thể ăn hay uống ǵ.
Nhiều câu chuyện đă được “nhào nặn” về việc ông tự tay cắt cổ ḿnh ra sao và cụm từ “Vị vua tự sát” là để mô tả sự cố kinh hoàng này song trên thực tế, điều này cũng không có cơ sở trong lịch sử. Cuối cùng, người ta đưa ra một giả thiết được cho là khả dĩ nhất, theo đó, thực hư về việc “ông vua tự sát” hiện diện trên lá bài K cơ thực chất chỉ là lỗi của người nghệ sĩ.
Theo đó, lập luận được đưa ra là: Không lâu trước năm 1680, một nghệ sĩ đă được thuê để thiết kế những lá bài mới dựa trên các lá bài Rouen của Pháp năm 1516. Tuy nhiên, người này chỉ vẽ phần đầu và phần thân trên thay v́ vẽ toàn bộ chân dung. Có nhiều điểm tương đồng giữa bộ bài tây ngày nay với bộ bài Rouen như quần áo, khuôn mặt của các nhân vật trên các lá bài đầu người và thực tế là trong bộ bài hiện đại, ông vua trên quân K rô cầm một cái ŕu.
Trong bộ bài Rouen, cả hai quân K đỏ đều cầm ŕu, nhưng quân K cơ giơ cao ŕu như thể sắp xung trận. V́ không gian hạn hẹp của lá bài, nghệ sĩ chỉ cho thấy phần chuôi của lưỡi ŕu. Các nghệ sĩ vẽ bài sau đó đă nhầm lẫn phần chuôi ŕu đó với một lưỡi kiếm và
Do nghệ thuật phối cảnh 2D nên thanh kiếm dường như đang kề đầu nhà vua. V́ bộ bài tiêu chuẩn đó được sao chép đến tận hôm nay nên không ít người hiểu lầm rằng, “ông vua của những trái tim” đang tự sát.
vbf @ sưu tầm