Trong đời sống hàng ngày, có tới hơn 70% người khỏe mạnh vẫn mắc phải hiện tượng ảo giác, đây cũng là hiện tượng vô cùng phổ biến. Dưới góc nh́n nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện tượng ảo giác đă được lí giải hợp lư như dưới đây.
Theo ABC News, ảo giác là hiện tượng khá phổ biến mà con người dễ bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Đó là "nhận thức sai lầm" về thực tại, xuất hiện trên phạm vi nhiều giác quan, nhưng phổ biến mất là ảo giác thị giác và thính giác.
John McGrath, giáo sư ở Viện nghiên cứu Năo bộ Queensland (QBI), Australia, cho biết, gần 1/20 người nghe hoặc nh́n thấy những thứ người khác không thể cảm nhận, trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo.
Thông thường, năo người rất giỏi phân biệt giữa âm thanh hoặc h́nh ảnh đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và âm thanh, h́nh ảnh sản phẩm của trí năo. Nhưng đôi khi, những trường hợp ngoại lệ vẫn xảy ra.
Theo Flavie Waters, giáo sư tâm lư - thần kinh học thuộc Đại học West Australia, ảo giác xảy ra khi mối liên giữa thùy trán của năo và vùng vỏ năo giác quan hoạt động sai lệch.
Ví dụ, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt gặp ảo giác thính giác khi vùng vỏ năo thính giác, một phần năo chịu trách nhiệm xử lư âm thanh, hoạt động quá mức. Tương tự, những người mắc bệnh Parkinson có vỏ năo thị giác hoạt động mạnh, tạo thành h́nh ảnh không có thật. Các loại thuốc tác động đến thần kinh cũng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa phần năo xử lư cảm giác và thùy trán theo cách thức tương tự.
Ảo giác không phải lúc nào cũng tiêu cực và đáng sợ, ngay cả trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Khoảng 70% người khỏe mạnh trải nghiệm ảo giác lành tính khi họ đang ngủ, chẳng hạn nghe ai đó gọi tên ḿnh, nghe thấy chuông điện thoại kêu hay nh́n thấy ai đó ngồi ở cuối giường.
"Chúng tôi đang cố gắng t́m hiểu xem ảo giác có nhiều h́nh thức khác nhau hay chỉ có một loại, và nguyên nhân gây ra ảo giác đau buồn trong một số trường hợp cụ thể", Waters nói.
Sự thiếu ngủ, căng thẳng, đau buồn và chấn thương khiến năo dễ rơi vào ảo giác. "Khi năo của chúng ta hoạt động tốt, bộ năo chính là người điểu khiển chiếc xe, nó quyết định những ǵ sẽ xảy ra và kiểm soát phần năo c̣n lại. Nhưng khi chúng ta thiếu ngủ, căng thẳng, đau buồn, thùy trán ở trạng thái mệt mỏi, không thể giám sát liên tục. Điều này khiến vơ năo cảm giác hoạt động theo cách không mong muốn, tạo ra ảo giác", Waters cho biết.
vbf @ sưu tầm