Các chuyên gia an ninh và t́nh báo Mỹ mô tả vụ tổng biên tập Atlantic vô t́nh có mặt trong nhóm tṛ chuyện toàn nhân vật cấp cao Nhà Trắng trên Signal là chưa từng xảy ra trước đây.
Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa gây chấn động khi vô t́nh ṛ rỉ thông tin quân sự về kế hoạch Mỹ tấn công nhóm vũ trang Houthi ở Yemen.
Trong bài viết đăng ngày 24/3, Tổng biên tập Jeffrey Goldberg của The Atlantic tiết lộ ông bất ngờ được thêm vào nhóm tṛ chuyện trên ứng dụng Signal hôm 13/3, với tên gọi "Houthi PC small group".
Trong nhóm chat có 18 người, như Phó tổng thống Mỹ JD Vance, Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth, Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc T́nh báo Quốc gia Tulsi Gabbard, Chánh văn pḥng Nhà Trắng Susie Wiles, Cố vấn An ninh Nội địa Stephen Miller và Đặc phái viên Steve Witkoff.
Ban đầu, ông Goldberg nghi ngờ nhóm tṛ chuyện là hoạt động tuyên truyền thông tin sai lệch từ nước ngoài, nhưng sau đó tin chắc nhóm này được nội các của ông Trump lập v́ giọng điệu và thông tin trùng khớp với kế hoạch thực tế tại Yemen.
Theo Guardian, tin tức này đă dẫn tới lời kêu gọi điều tra toàn diện từ nhiều bên, trong đó Lănh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer gọi đây là "một trong những vụ vi phạm t́nh báo quân sự sốc nhất mà tôi từng chứng kiến".
Ông Trump: "Tôi không biết"
Brian Hughes - phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ - xác nhận báo cáo: "Chuỗi tin nhắn này có vẻ là thật, và chúng tôi đang xem xét lư do một số điện thoại vô t́nh bị thêm vào nhóm tṛ chuyện".
"Những đoạn hội thoại thể hiện sự phối hợp sâu sắc và chặt chẽ giữa các quan chức cấp cao. Thành công liên tiếp trong chiến dịch Houthi cho thấy quân đội hay an ninh quốc gia Mỹ không đối mặt với mối đe dọa nào", ông Hughes nói thêm.
Phóng viên đă đặt câu hỏi cho ông Trump trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/3.
"Tôi không biết ǵ về việc này. Tôi không phải người hâm mộ của The Atlantic. Với tôi, tạp chí này thậm chí c̣n sắp phá sản, tôi không đánh giá cao tạp chí này. Bạn đang đề cập tới chuyện ǵ cơ?", ông Trump đáp.
"Họ (một số quan chức và trợ lư cấp cao trong nội các) dùng ứng dụng Signal để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm", phóng viên trả lời.
"Liên quan tới cái ǵ? Họ đề cập tới chuyện ǵ?", ông Trump dường như chưa rơ. "Houthis á? Ư bạn là cuộc tấn công vào Houthis à?... Tôi khẳng định mọi chuyện rất suôn sẻ. Nhưng tôi không biết ǵ về vụ bạn đang nói. Bạn là người đầu tiên nói cho tôi chuyện này".
Phản ứng của ông Trump cho thấy dường như nhóm của tổng thống không tóm tắt cho người đứng đầu Nhà Trắng về sự cố gây sốc này.
Nhóm chat mật trên Signal có nhiều quan chức cao cấp của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, trong b́nh luận đầu tiên về sự cố, ông Hegseth chỉ trích tổng biên tập Atlantic khi nói ông Goldberg "làm nghề phát tán tin đồn thất thiệt. "Không ai nhắn tin về kế hoạch tấn công", vị bộ trưởng nói thêm sau khi hạ cánh xuống Hawaii hôm 24/3. Ông không làm rơ lư do dùng Signal để thảo luận về hoạt động nhạy cảm cũng như sau cùng "số phận" ông Goldberg trong nhóm chat ra sao.
Thư kư báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt sau đó đưa ra tuyên bố: “Tổng thống Trump vẫn hoàn toàn tin tưởng vào nhóm an ninh quốc gia, bao gồm cả Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz”.
Tại buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tammy Bruce cho biết sẽ không b́nh luận thêm và chuyển câu hỏi tới Nhà Trắng.
Vô tiền khoáng hậu
Sự cố này làm dấy thêm lo ngại về cách chính quyền Trump xử lư thông tin t́nh báo do các đồng minh lâu năm chia sẻ, đặc biệt khi ông Hegseth từng khẳng định “100% bảo mật tác chiến” ngay giữa lúc một nhà báo đang đọc tin nhắn nhạy cảm. Các chuyên gia an ninh và t́nh báo Mỹ mô tả vụ việc này chưa từng có tiền lệ, xét tới cách nội các ông Trump dùng ứng dụng Signal lẫn sự có mặt của ông Goldberg trong nhóm chat.
Trong quân đội Mỹ, các cấp cao nhất và cơ quan t́nh báo hoạt động theo những quy tắc nghiêm ngặt trong truyền tải thông tin và thảo luận về bảo mật tác chiến, khi chỉ một ṛ rỉ nhỏ cũng gây nguy hiểm tới tính mạng lính Mỹ hoặc ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch.
Theo CNN, chính phủ Mỹ có các hệ thống chuyên dụng để truyền tải thông tin mật, như mạng SIPR (Secret Internet Protocol Router) và JWICS (Joint Worldwide Intelligence Communications System). Các quan chức cấp cao của chính phủ có quyền truy cập vào các hệ thống này gần như mọi lúc, cả trên điện thoại và máy tính xách tay có cấu h́nh đặc biệt.
Một cựu quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ cho hay không thể gửi thông tin từ các hệ thống này sang một mạng chưa được bảo mật. Điều này đồng nghĩa ông Hegseth, hoặc nhân viên, phải tự tay chuyển thông tin.
“Ngay từ đầu, ông ấy phải chuyển hoặc sao chép thông tin để đưa lên Signal theo cách nào đó”, quan chức này nói. “Không thể chuyển tiếp một email mật sang hệ thống chưa bảo mật, nên cần in ra hoặc gơ lại toàn bộ. Do đó, chính ông ấy, hoặc nhân viên, đă làm theo cách thủ công này".
Mặc dù Signal được coi là ứng dụng nhắn tin mă hóa an toàn, điện thoại cài ứng dụng này vẫn có thể bị xâm nhập. Ảnh: Reuters.
Vụ việc cũng có khả năng vi phạm luật liên bang, như Đạo luật Gián điệp (Espionage Act), vốn quy định việc xử lư sai thông tin quốc pḥng là bất hợp pháp. Bộ Tư pháp Mỹ từng viện dẫn đạo luật này khi truy tố ông Trump trong vụ lưu giữ tài liệu mật sai cách sau khi rời nhiệm kỳ đầu tiên.
Thông thường, FBI và bộ phận an ninh quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ sẽ điều tra sai phạm, theo các cựu quan chức. Tuy nhiên, vụ việc vừa rồi khó rơi vào trường hợp này, một phần v́ những quan chức trong nhóm Signal lại chính là những cá nhân có thẩm quyền mở cuộc điều tra. Theo tŕnh tự, Bộ Tư pháp sẽ cần nhận báo cáo vi phạm từ cơ quan sở hữu thông tin quốc pḥng, trong trường hợp này là Bộ Quốc pḥng. Ngoài ra, các quan chức trong nhóm chat có quyền tự giảm cấp độ bảo mật của thông tin để tránh bị xem là vi phạm.
Tuy nhiên, các cựu quan chức khẳng định nếu một người cấp thấp hơn mắc lỗi tương tự, gần như chắc chắn họ sẽ gánh hậu quả, như bị tước quyền tiếp cận thông tin mật. Quy định của Lầu Năm Góc nêu rơ các ứng dụng nhắn tin, bao gồm cả Signal, “không được phép truy cập, truyền tải hoặc xử lư thông tin không công khai của Bộ Quốc pḥng”.
Mặc dù Signal được coi là ứng dụng nhắn tin mă hóa an toàn, điện thoại cài ứng dụng này có thể bị xâm nhập. Các quan chức trong chính quyền ông Joe Biden cũng thường xuyên sử dụng Signal để thảo luận về kế hoạch hậu cần và đôi khi với các đối tác nước ngoài. Song, việc dùng Signal cho kế hoạch quân sự gây rủi ro với an ninh quốc gia Mỹ.
"Họ phá vỡ mọi quy tŕnh bảo mật tài liệu hoạt động trước một đợt tấn công quân sự", một cựu quan chức t́nh báo cấp cao nói.