STEPHEN B.YOUNG :
" SỰ PHẢN BỘI CỦA HENRY KISSIGER LÀ NGUYÊN CHÍNH KHIẾN VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ SỤP ĐỔ !"
Dường như Henry Kissinger đã làm theo câu nói nổi tiếng của sử gia Thucydides :
- "The strong do what they can, the weak suffer what they must", tác giả Stephen B. Young bình luận với BBC News Tiếng Việt.
'' Kissinger's Betrayal : How America Lost the Vietnam War '' là quyển sách mới nhất của tác giả Stephen B. Young cho thấy cách nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ,
Henry Kissinger đã phản bội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thế nào qua những
thỏa thuận bí mật với Liên Xô, Bắc Việt và Trung Quốc.
Ông Henry Kissinger, 99 tuổi là Ngoại trưởng Mỹ từ năm 1973 đến 1977, và trợ lý cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau đó là Tổng thống Gerald Ford trong các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1969 đến tháng 11/1975.
Quyển sách đề cập đến động cơ sâu xa Henry Kissinger, từ sự
không tin tưởng vào một chiến thắng cho Mỹ ở Việt Nam ngay từ ban đầu,
không xem Việt Nam Cộng hòa có chủ nghĩa dân tộc.
Nguyên nhân gốc rễ là từ
ảnh hưởng tư tưởng của Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ từ năm 1946 đến 1962, theo Giáo sư Stephen B. Young.
Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt từ Minnesota (Hoa Kỳ) ngày 27/03, cựu phó khoa luật Đại học Harvard cho rằng :
- Nền hòa bình mang lại sau Hiệp định Paris ký ngày 27/01/1973 là
"không có danh dự" như Tổng thống Nixon từng mong muốn.
BBC :
Ông có thể nói về quá trình viết sách 'Kissinger's Betrayal:
How America Lost the Vietnam War' ?
Có thể nói đây là quyển sách đầu tiên về
sự phản bội của Henry Kissinger đối với Việt Nam Cộng hòa ?
Giáo sư Stephen B. Young :
Đúng như vậy. Mọi chuyện xảy đến với tôi theo một cách tình cờ.
Tôi đã tìm kiếm tài liệu viết quyển sách này trong hơn 40 năm qua. Nhiều câu chuyện, mà tôi có thể nói theo Tiếng Việt, phải gọi là
"phước của Trời ".
Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Ellsworth Bunker trong quãng thời gian tôi làm việc tại đó. Bunker về hưu năm 1980, và ông ấy mời tôi cùng gia đình đến thăm quê ông ấy ở Vermont.
Khi đó, Bunker đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Khi đó tôi đặt câu hỏi cho ông ấy :
- " Ngài Đại sứ, tôi muốn viết sách, người dân Mỹ cần phải biết những câu chuyện này. Đây là những
câu chuyện hay, rất thú vị mà lại không ai biết về chúng." Và rồi ông ấy đồng ý.
Lá thư Henry Kissinger gửi cho Ellsworth Bunker vào ngày 25/05/1971 (phải), có đoạn :
- " On your point VI we will say that peoples of Indochina should discuss this question among themselves but we not set date."
Và một biên bản từ Nhà Trắng vào ngày 25/05/1971, Sainteny và vợ ăn trưa với Henry Kissinger, và Sainteny truyền đi thông điệp từ Hà Nội (trái)
Khi cùng làm việc với nhau, tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ.
Khi nhìn vào một tủ hồ sơ, tôi
phát hiện những lá thư mật giữa Ellsworth Bunker và Henry Kissinger.
Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger
vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp [indirectly] với Bunker rằng :
- " Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc. Nhưng tôi chỉ có một tài liệu đó.
Vào năm 1971, Đại sứ Bunker không hiểu những gì Kissinger nói, ông ấy vẫn còn nghĩ rằng :
Kissinger vẫn còn
ủng hộ người theo chủ nghĩa dân tộc ở Sài Gòn và do đó, Bunker đã không làm gì.
Và khi tôi đưa bức thư đó cho Bunker xem thì ông ấy
rất thất vọng vì nghĩ rằng lẽ ra mình đã phải nhận ra ngay vấn đề vào thời điểm đó.
Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger
đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.
Ông Ellsworth Bunker là Đại sứ Mỹ tại
Việt Nam Cộng hòa nhiệm kỳ 1967-1973
Tôi cũng tiếp cận Tổng thống Nixon. Kết bạn với Nixon vốn là chuyện không dễ dàng vì tôi phải mất đến 4 đến 5 năm.
Lần đầu tôi gặp Nixon là vào khoảng năm 1981. Vào khoảng năm 1989, khi nghĩ ông ấy đã tin tưởng mình, tôi hỏi ông ấy ở New Jersey :
- " Có phải ông đã ủy quyền cho Henry Kissinger bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa hay không ?", và khi đó ông ấy bị sốc, mặt trắng bệch, ông ấy nói không nên lời.
Ông ấy nói mình không biết Kissinger thật sự làm gì vào năm 1971.
Một yếu tố khác là từ quyển sách :
- " Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ - Kissinger Tại Paris " của tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, những nhà ngoại giao cùng với ông Lê Đức Thọ trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris.
Trong quyển sách đó, hai tác giả viết rằng :
- Vào cuối tháng Giêng năm 1971, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội có cuộc họp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Khi đó Đại sứ Liên Xô cho biết Kissinger vừa mới nói với Đại sứ Liên Xô tại Washington, Anatoly Dobrynin là :
- " Nước Mỹ sẽ rời khỏi Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu mà tôi có được từ tập hồ sơ mật của Bunker.
Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger,
ông ấy nêu vào ngày 09/01/1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.
Đó là tất cả những gì Kissinger viết.
Như vậy chúng ta có thể thấy, chi tiết gặp Đại sứ Liên Xô tại Washington từ hai tác giả Việt Nam và tự truyện của Kissinger có sự liên quan với nhau.
Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin tại Nhà Trắng vào ngày 26/12/1973
****