Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nếu chịu “nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản” và “hợp tác tích cực với nhà chức trách” th́ sẽ được xem xét chuyển án tử h́nh thành chung thân.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25 Tháng Tư dẫn lời Luật Sư Nguyễn Ngô Quang Nhật ở Sài G̣n phân tích, nhưng không cho biết con số cụ thể mà bị cáo Lan phải nộp để thoát án tử.
Luật Sư Nhật viện dẫn một điều của Bộ Luật H́nh Sự Việt Nam về “ngoại lệ” dành cho các tử tù đang chờ ngày hành quyết.
Theo lời ông này, sau khi bị cáo Lan chịu nộp thêm tiền “khắc phục hậu quả” trong thời gian tới th́ chánh án phiên xử sơ thẩm sẽ không ra quyết định thi hành án tử h́nh và báo cáo với chánh án Ṭa Án Tối Cao để xem xét chuyển án tử h́nh thành chung thân cho bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trước đó, tại phiên ṭa diễn ra ngày 14 Tháng Tư, Hội Đồng Xét Xử cho biết, ông Nguyễn Ḥa B́nh, phó thủ tướng thường trực, được cử làm trưởng ban “chỉ đạo liên ngành trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát.”
Chủ tọa phiên ṭa nói với bị cáo Lan: “Nếu quá tŕnh thi hành án, bị cáo có thiện chí khắc phục th́ sẽ có chính sách xem xét lại theo hướng có lợi cho bị cáo.”
Tại phiên ṭa nêu trên, bị cáo Lan được giảm án từ tù chung thân xuống c̣n 30 năm tù với các cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “rửa tiền” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”
Tuy được giảm án nhưng bản án cuối cùng của bị cáo vẫn là tử h́nh sau phán quyết của phiên ṭa diễn ra ở Sài G̣n hồi đầu Tháng Mười Hai năm ngoái.
“Bà Trương Mỹ Lan hiện chỉ có thể trông chờ vào chính sách nhân đạo của đảng và nhà nước, bằng thiện chí khắc phục hậu quả trong quá tŕnh thi hành án,” báo Tuổi Trẻ nhấn mạnh.
Báo Người Lao Động hồi đầu tháng này cho hay, từ lúc bị bắt, bị cáo Trương Mỹ Lan đă nộp tổng cộng 8,000 tỷ đồng ($307.2 triệu) tiền “khắc phục hậu quả.”