Ngành sản xuất Việt Nam bắt đầu thấm các ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ khi PMI giảm mạnh c̣n 45,6 điểm, niềm tin kinh doanh cũng xuống mức thấp nhất trong 3,5 năm trở lại đây.
S&P Global vừa công bố Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) – tháng 4/2025, cho thấy ngành sản xuất Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực rơ rệt từ các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đă giảm xuống c̣n 45,6 điểm, thấp hơn đáng kể so với mức 50,5 điểm của tháng 3 và rơi xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm – dấu hiệu cho thấy “sức khỏe” ngành đang suy yếu rơ rệt.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhận định: “Việc Mỹ áp thuế đă khiến ngành sản xuất Việt Nam suy giảm trong tháng 4, khi các doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm rơ rệt của đơn hàng mới, đơn hàng xuất khẩu và sản lượng”.
Hơn nữa, theo vị chuyên gia, nguy cơ các đợt thuế quan bổ sung tiếp tục xuất hiện đă kéo niềm tin kinh doanh xuống một trong những mức thấp nhất từng ghi nhận.
Theo S&P Global, các thông báo về thuế quan mới từ Mỹ đă kéo theo sự suy giảm trở lại của lĩnh vực sản xuất Việt Nam trong tháng 4.
Đáng chú ư, t́nh h́nh suy giảm không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà c̣n lan rộng trong khu vực ASEAN.
Cũng theo dữ liệu từ S&P Global, chỉ số PMI ngành sản xuất của Indonesia giảm xuống 48,7 điểm trong tháng 4, từ mức 50,3 điểm của tháng 3, đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 12/2024 chỉ số này rơi xuống dưới ngưỡng 50 điểm. Tương tự, Malaysia ghi nhận PMI giảm xuống 47,8 điểm, mức thấp nhất trong 10 tháng qua. Philippines là quốc gia duy nhất trong khu vực ghi nhận sự tăng trưởng trong ngành sản xuất, với PMI tăng lên 51,4 điểm trong tháng 4, từ mức 50,9 điểm của tháng 3, cho thấy sự mở rộng nhẹ trong hoạt động sản xuất.
Đơn hàng giảm rơ rệt
Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm mạnh.
Niềm tin kinh doanh cũng xuống mức thấp, do lo ngại về những ảnh hưởng tiếp theo của thuế quan đến sản lượng trong tương lai. Trong khi đó, nhu cầu yếu tiếp tục buộc các doanh nghiệp phải giảm giá bán, dù chi phí đầu vào có xu hướng tăng nhẹ.
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh trong tháng 4, đảo ngược hoàn toàn xu hướng tăng trưởng ghi nhận trong tháng 3. Những người tham gia khảo sát cho rằng sự sụt giảm này là kết quả trực tiếp của việc Mỹ áp thuế, đồng thời phản ánh sự biến động khó lường của thị trường quốc tế.
Đáng chú ư, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới c̣n giảm nhanh hơn tổng số đơn hàng mới – mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 6/2023. Đây cũng là tháng thứ sáu liên tiếp đơn đặt hàng từ thị trường nước ngoài giảm.
Diễn biến này, cùng với chính sách thuế quan, đă khiến sản lượng sản xuất sụt giảm sau khi từng phục hồi nhẹ trong tháng trước.
Hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp, ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ tháng 5/2023. Điều này khiến tồn kho hàng mua cũng giảm theo – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2024.
Sự suy yếu của nhu cầu cũng tác động đến giá cả trong tháng 4. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng do giá một số nguyên vật liệu tăng nhẹ, tuy nhiên đây là mức tăng yếu nhất kể từ tháng 8/2023. Một số doanh nghiệp cho biết chi phí dầu và vận tải đă giảm, góp phần hạn chế đà tăng của chi phí đầu vào.
“Trong bối cảnh bất ổn hiện nay, việc theo dơi sát sao các số liệu PMI trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết để đánh giá xu hướng phục hồi hay suy giảm của ngành sản xuất Việt Nam”, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence khuyến nghị.