Ô nhiễm không khí đang gia tăng tại Việt Nam, đe dọa sức khỏe cộng đồng và chất lượng sống. Chuyên gia cho rằng các biện pháp giảm thiểu tác động chưa thực sự hiệu quả.
Theo dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ở Việt Nam có 60.000 ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí. Con số này không chỉ là lời cảnh báo về hậu quả sức khỏe, mà c̣n cho thấy mức độ nghiêm trọng của t́nh trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Bên lề một hội thảo diễn ra tại TP.HCM ngày 9/5, TS Nguyễn Hoàng Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng (IIB), cho biết theo báo cáo mới nhất về môi trường, Việt Nam hiện đứng thứ 23 trong số các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Riêng Hà Nội đă nhiều lần ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí vượt ngưỡng an toàn trong thời gian qua.
“Nguồn phát thải chủ yếu hiện nay là khí thải nhà kính, đặc biệt là carbon từ các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông, khu dân cư và hệ thống điều ḥa tại các ṭa nhà cao tầng, khu chung cư", TS Hiệp cho biết.
Đáng lo ngại, t́nh trạng kẹt xe cũng là yếu tố làm gia tăng khí thải đáng kể. Khi xe bị kẹt hàng giờ trong lúc động cơ vẫn hoạt động, lượng phát thải tích tụ trong khu vực kín rất cao, nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức ghi nhận mức phát thải này.
“Việc thiếu các báo cáo đo lường cụ thể khiến chúng ta khó xây dựng chính sách hiệu quả,” ông Hiệp nhận định.
Không chỉ có không khí ngoài trời bị ảnh hưởng, các không gian làm việc trong nhà như văn pḥng cũng là nguồn phát sinh khí thải đáng kể nhưng lại thường bị bỏ qua. Theo TS Hiệp, một mét vuông nơi làm việc với máy tính, máy in, điều ḥa và hàng loạt thiết bị điện tử khác đều tạo ra khí thải. Thế nhưng chúng ta chưa có công cụ để đo lường và kiểm soát lượng phát thải từ môi trường làm việc, dẫn đến việc bỏ sót một phần lớn nguyên nhân gây ô nhiễm.
TS Hiệp cho hay ô nhiễm không khí không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch, mà c̣n ảnh hưởng đến tuổi thọ và năng suất lao động của người dân. Trước t́nh h́nh này, Việt Nam đă cam kết tại Hội nghị COP26 về mục tiêu phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh việc đạt trung ḥa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, theo ông Hiệp, các giải pháp hiện nay vẫn chưa được triển khai đồng bộ.
Theo báo cáo trong 5 năm trở lại đây, lượng khí thải tại Việt Nam có xu hướng tăng chứ không giảm. Khi một quốc gia tập trung vào phát triển công nghiệp, môi trường chắc chắn sẽ chịu tác động. Từ nhà máy, hệ thống xử lư rác đến giao thông vận tải, tất cả đều góp phần làm tăng lượng khí thải.
“Chúng ta có nhiều ư tưởng như trồng rừng, loại bỏ xe cũ, kiểm soát khí thải nhưng vẫn đang loay hoay chưa chọn được hướng đi cụ thể và hiệu quả. Nếu không có các chính sách rơ ràng và quyết liệt, chúng ta sẽ khó đạt được cam kết khí hậu đă đề ra", TS Hiệp nhấn mạnh.
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà c̣n là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 68% số ca tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời là do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ.
Các hạt bụi mịn (PM2.5) có thể xâm nhập sâu vào phổi, đi vào máu, gây viêm mạn tính, thúc đẩy h́nh thành mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, không khí ô nhiễm c̣n ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch sẵn có.
Theo chuyên gia, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về mật độ cây xanh, khí thải từ văn pḥng, phương tiện vận tải, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Những số liệu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng xây dựng giải pháp giảm khí thải hiệu quả hơn.
VietBF@ sưu tập
|