Qualcomm đã tạo ra xung đột với Arm khi mua lại công ty thiết kế chip Nuvia và phát triển kiến trúc chip riêng. Nuvia chính là công ty của chồng ca sĩ Bích Tuyền.
Theo lời ca sĩ Bích Tuyền, trước khi nộp đơn kiện, phía Đàm Vĩnh Hưng từng yêu cầu chồng cô phải bồi thường 15 triệu USD (hơn 370 tỷ đồng) cho các tổn thất từ sự cố xảy ra hồi tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, vị tỷ phú thấy bản thân chẳng có lỗi gì trong việc này nên quyết không thỏa thuận. Vì sao Đàm Vĩnh Hưng lại nhắm tới chồng ca sĩ Bích Tuyền? Đây chính là người mà tới nay có ít thông tin được công bố và cũng chính là "điểm yếu" trong một thuyết âm mưu đang được tính toán đến.
Ông Gerard có gần 10 năm làm việc tại Apple từ 2010 với vai trò Giám đốc cấp cao và là người đứng đầu bộ phận thiết kế bộ xử lý cho iPhone từ dòng chip Apple A7. Rời khỏi Apple, chồng ca sĩ Bích Tuyền cùng 2 đồng nghiệp của mình lập nên NUVIA - một startup về thiết kế chip xử lý dành cho các trung tâm dữ liệu trên nền kiến trúc ARM. Không lâu sau khi NUVIA xuất hiện, Qualcomm, một trong các hãng chip lớn nhất thế giới đã quyết định bỏ ra 1,4 tỷ USD để mua lại startup này và bổ nhiệm ông giữ chức Phó chủ tịch cấp cao (SVP) mảng kỹ thuật của tập đoàn.
Năm 2019, ông bị Apple khởi kiện vì các cáo buộc vi phạm hợp đồng và lôi kéo đồng nghiệp tham gia startup của mình. Nhưng đến giữa năm 2023, vụ kiện đã bị hủy bỏ sau khi Apple âm thầm rút đơn kiện.
Cho tới 2024, cái tên NUVIA lại xuất hiện trong một vụ kiện khác, lần này là giữa hãng thiết kế chip ARM và Qualcomm khi hãng ARM cho rằng, thương vụ mua lại NUVIA vi phạm các điều khoản hợp đồng liên quan đến giấy phép thiết kế chip của họ. ARM đã thẳng thừng tuyên bố sẽ ngừng cấp phép bản quyền kiến trúc ARM cho cả Qualcomm và NUVIA - một quyết định có thể làm rung chuyển cả thế giới thiết bị Android.
ARM "có thể" sử dụng vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng để đánh vào Qualcomm khiến tập đoàn này thiệt hại lớn.
Qualcomm là hãng chip di động lớn nhất thế giới, trong khi đó ARM là công ty nổi tiếng với các thiết kế kiến trúc vi xử lý được sử dụng trên nhiều loại chip khác nhau, trong đó có các dòng chip của Qualcomm.
ARM Holdings, tên đầy đủ là Advanced RISC Machines (ARM) Ltd., là một hãng thiết kế vi xử lý có trụ sở ở nước Anh. ARM Holdings được thành lập bởi Hermann Hauser vào năm 1990 và được niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với ký hiệu là ARM và trên sàn chứng khoán NASDAQ với ký hiệu là ARMHY. Hãng nổi tiếng với họ vi xử lý kiến trúc ARM được dùng khá phổ biến trong các thiết bị nhúng và các ứng dụng cầm tay nhờ vào đặc tính ưu việt là ít tiêu thụ điện năng.
Hầu hết máy điện thoại di động và máy PDA hiện nay đều có CPU theo kiến trúc ARM.
Hiện kiến trúc vi xử lý của ARM được nhiều hãng chip sử dụng để thiết kế các mẫu chip của riêng mình, có thể kể đến Apple, Samsung, MediaTek, Huawei, Nvidia, Microsoft, Qualcomm…
Không giống như các tập đoàn sản xuất vi xử lý khác như AMD, Intel, Motorola hay Hitachi, ARM chỉ thiết kế và bán các bản thiết kế của họ mà không sản xuất các vi mạch CPU hoàn chỉnh. Do vậy, có khoảng vài chục hãng sản xuất các bộ xử lý dựa trên thiết kế của ARM.
Tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank Group đã đạt được thỏa thuận mua lại ARM ngày 18/7/2016, được sự chấp thuận của các cổ đông của ARM, định giá công ty ở 23,4 tỷ bảng Anh. Các giao dịch được hoàn tất vào ngày 5/9/2016.
Ngày 22/10, Qualcomm công bố chip mới Snapdragon 8 Elite, sử dụng kiến trúc Oryon thay vì Arm Cortex. Một ngày sau, Bloomberg đưa tin Arm sẽ hủy giấy phép sử dụng kiến trúc chip đối với Qualcomm và công ty Mỹ có 60 ngày để chuẩn bị.
Ngày 31/10 Đàm Vĩnh Hưng được sự hỗ trợ của "thế lực lớn bí ẩn" khởi kiện ông chồng ca sĩ Bích Tuyền.
Arm Holdings, công ty thiết kế chip có trụ sở tại Anh và thuộc sở hữu SoftBank (Nhật Bản), nổi tiếng với kiến trúc Arm hiện có trên phần lớn chip xử lý di động. Còn Quacomm là hãng nắm thị phần chip cho smartphone và thiết bị di động lớn nhất thế giới.
Cả hai là đối tác lâu năm khi hầu hết chip của Qualcomm, như Snapdragon, đều dùng kiến trúc Arm. Ở chiều ngược lại, việc bán bản quyền cho Qualcomm giúp Arm thu bộn tiền.
Tuy nhiên, mối quan hệ trở nên xấu đi từ năm 2021, khi nhà sản xuất chip Mỹ chi 1,4 tỷ USD mua lại Nuvia, công ty do ba cựu nhân viên Apple thành lập năm 2019 và sở hữu công nghệ lõi Oryon trong đó bao gồm chồng ca sĩ Bích Tuyền.
Lõi Oryon hiện có mặt trong chip Snapdragon X dành cho laptop, và mới nhất là Snapdragon 8 Elite cho smartphone, cũng như chip cho kính và đồng hồ thông minh. Tuy nhiên trên thực tế, Oryon không phải kiến trúc hoàn toàn mới bởi nó vẫn dựa trên kiến trúc Arm v8.7-A, thay vì lõi Cortex "Vanilla" đang tồn tại trên hầu hết chip Snapdragon.
Nhưng với lõi này, Qualcomm không còn phụ thuộc nhiều vào Arm.
Theo Android Headlines, trước khi bán mình, Nuvia đã có thỏa thuận riêng với Arm, trong đó có điều khoản cấp phép. Khi Nuvia về tay Qualcomm, Arm không đồng ý chuyển nhượng giấy phép theo kiểu "gián tiếp" như vậy và yêu cầu đàm phán lại hợp đồng.
Arm tuyên bố nếu nhà sản xuất chip Mỹ không tuân thủ các yêu cầu của mình, những thiết kế đã cấp phép với Nuvia sẽ bị hủy. Công ty gửi đơn kiện Qualcomm lên tòa án liên bang ở Delaware (Mỹ), dự kiến phiên xét xử diễn ra vào tháng 12 năm nay. Trong khi đó, giấy phép Arm cấp cho Nuvia cũng bị chấm dứt vào tháng 2/2023 khi các bên không tìm được tiếng nói chung.
Arm tiếp tục tuyên bố đình chỉ các thỏa thuận cấp phép thiết kế chip với Qualcomm. Trong vòng 60 ngày tới, nếu hai bên không đi đến thống nhất, Qualcomm có thể phải ngừng bán chip có lõi Oryon tùy chỉnh, gồm Snapdragon 8 Elite và dòng Snapdragon X. Các mẫu như Snapdragon 8 Gen 3 trở về trước sẽ không bị ảnh hưởng vì sử dụng lõi Arm Cortex.
Qualcomm tỏ ra không quan tâm đến mối đe dọa từ Arm. Họ gọi đây là "thủ đoạn tuyệt vọng" trong bối cảnh vụ kiện sắp diễn ra, đồng thời tự tin về tính không hợp lệ của thông báo hủy bỏ trong vòng 60 ngày. Arm cho biết họ đã "chuẩn bị đầy đủ" cho phiên tòa tháng 12 và "tin tưởng vào phán quyết có lợi" cho công ty.
Android Authority đánh giá việc hủy thỏa thuận cấp phép thiết kế chip có thể khiến Qualcomm thiệt hại nặng. Snapdragon của Qualcomm và một số mẫu chip khác đang sử dụng kiến trúc Arm, tạo ra doanh thu 39 tỷ USD. Qualcomm có thể đối mặt với việc dừng bán hàng, đi kèm hàng loạt tranh chấp pháp lý về sau.
Vấn đề thậm chí ảnh hưởng sâu rộng hơn với thị trường di động. Việc thiếu chip Qualcomm cao cấp nhất có thể khiến thị trường này rơi vào tình thế khó khăn liên quan đến sự gián đoạn sản xuất và khả năng hoạt động liền mạch của thiết bị chạy chip Snapdragon trong tương lai.
Một số chuyên gia cho rằng động thái của Arm là "đòn gió" để chiếm ưu thế trước phiên tòa. "Vụ kiện có khả năng kết thúc bằng một giấy phép mới, cấp cho Qualcomm quyền tùy chỉnh kiến trúc Arm nhưng với phí bản quyền cao hơn mức Nuvia đã trả", hai nhà phân tích Tamlin Bason và Kunjan Sobhani của Bloomberg bình luận.
Theo Android Headlines, diễn biến của sự việc sẽ còn nhiều bất ngờ, nhưng tin rằng Qualcomm sẽ sớm chuyển sang kiến trúc của riêng mình hoặc thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc nguồn mở RISC-V, vốn là sáng kiến của Qualcomm và Google nhằm ủng hộ hệ sinh thái phần cứng di động công bằng hơn.
Trong quá khứ, Qualcomm cũng không xa lạ với các vụ tranh chấp liên quan đến cấp phép bản quyền. Năm 2019, công ty chiến thắng Apple, buộc nhà sản xuất iPhone bồi thường 31 triệu USD vì vi phạm sáng chế về kết nối Internet, quy trình xử lý đồ họa và thuật toán giúp ứng dụng có thể tải dữ liệu nhanh hơn.
Thông thường, những cuộc chiến pháp lý giữa các hãng công nghệ sẽ chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đơn thuần của các hãng này, ít khi ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng. Nhưng cuộc chiến giữa ARM và Qualcomm thì lại có thể ảnh hưởng đến cả người dùng lẫn thị trường di động toàn cầu.
Sở dĩ có điều này vì Qualcomm đang là hãng chip di động lớn nhất thế giới và hãng đang sử dụng kiến trúc của ARM trên hầu hết các dòng chip di động đang có trên thị trường, từ giá rẻ đến cao cấp.
Nếu Qualcomm không thể tiếp tục sử dụng thiết kế của ARM, điều này sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong việc phát triển và sản xuất smartphone mới do Qualcomm phải bắt tay thiết kế lại từ đầu các loại chip di động khác để thay thế cho những mẫu chip hiện có.
Qualcomm cũng sẽ phải tìm kiếm giấy phép sử dụng thiết kế chip của các công ty khác hoặc phải đầu tư để tạo ra thiết kế chip của riêng mình, điều này cũng sẽ làm tăng cao chi phí chip của Qualcomm, kéo theo làm tăng giá bán của smartphone trên thị trường.
- Nếu ARM và Qualcomm dàn xếp được với nhau bằng một thỏa thuận mới giữa 2 bên, nghĩa là Qualcomm sẽ tiếp tục sử dụng kiến trúc của ARM cho các mẫu chip của mình, điều này sẽ không ảnh hưởng đáng kể gì đến người dùng và thị trường di động, mọi chuyện vẫn sẽ tiếp diễn bình thường.
- Nếu ARM chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý, nhiều khả năng Qualcomm sẽ phải đầu tư tiền để xây dựng các thiết kế chip mới, điều này sẽ khiến giá chip tăng cao và làm tăng giá smartphone sử dụng chip của Qualcomm.
- Nếu Qualcomm giành chiến thắng, hãng chip này sẽ giảm được sự phụ thuộc vào ARM và có thể áp dụng kiến trúc vi xử lý của riêng mình lên nhiều mẫu chip hơn, giúp tạo ra các dòng sản phẩm chip mới của Qualcomm, tạo nên sự đa dạng trên thị trường di động.

Cũng như nói trên vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng nhắm vào chồng ca sĩ Bích Tuyền có thể dẫn tới ông Gerard phải công bố nhiều tài liệu như thu nhập, thuế, tài sản sở hữu và nhiều vấn đề khác. Và những tài liệu này phía ARM có thể lợi dụng trong vụ kiện đối đầu với Qualcomm.