(Minh họa)
HELSINKI, FINLAND (Reuters)
Hôm thứ Năm 25/12, chính phủ Phần Lan đă ra lệnh bắt giữ một chiếc tàu chở dầu của Nga ở Biển Baltic v́ nghi ngờ con tàu này đă gây ra trục trắc kỹ thuật làm ngắt điện trên tuyến cáp điện ngầm kết nối Phần Lan và Estonia một ngày trước đó, đồng thời làm hư hỏng hoặc cho cắt đứt bốn đường dây chạy hệ thống internet.
Một giới chức thuộc cơ quan tuần duyên Phần Lan cho biết tại một cuộc họp báo rằng, chiệc tàu này được đăng kư tại Quần đảo Cook,có tên là
Eagle S, đă bị lực lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan xông lên tàu, tiếp quản và kiểm soát quyền chỉ huy, sau đó đưa chiếc tàu này vào vùng lănh hải của Phần Lan.
"Về phía chúng tôi, đang cho điều tra về vụ phá hoại nghiêm trọng này", ông Robin Lardot, giám đốc Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan cho biết.
"Theo sự hiểu biết của chúng tôi, một chiếc mỏ neo của chiếc tàu này chính là nguồn gốc chủ yếu đă gây ra các thiệt hại này", ông cho biết thêm.
Cơ quan hải quan Phần Lan cho biết họ đă cho tịch thu toàn bộ hàng hóa trên tàu và
Eagle S được cho là thuộc về đội tàu chở dầu cũ kỹ của Nga đang t́m cách né tránh lệnh trừng phạt đối với việc bán dầu thô trái với lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và LHQ.
Cơ quan giao thông và giới truyền thông của Phần Lan
Traficom cho biết hai tuyến cáp quang do công ty
Elisa của Phần Lan đứng sở hữu, kết nối giữa Phần Lan và Estonia đă bị cắt đứt, trong khi tuyến cáp thứ ba giữa hai quốc gia này do công ty Citic của TQ nắm sở hữu cũng bị hư hại nặng.
Cơ quan này cho biết, tuyến cáp internet thứ tư chạy giữa Phần Lan và Đức thuộc về tập đoàn Cinia của Phần Lan cũng được cho là đă bị cắt đứt.
"Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các quốc gia đồng minh và sẵn sàng hỗ trợ cuộc điều tra của họ", người phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, đồng thời nói thêm rằng sự kiện này đă nhấn mạnh đến nhu cầu về sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn trong việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển.
"Chúng tôi đang theo dơi các cuộc điều tra của Estonia và Phần Lan, và chúng tôi sẵn sàng cung cấp thêm sự hỗ trợ cần thiết", Tổng thư kư NATO Mark Rutte cho biết trong một bài đăng trên mạng xă hội X.
Cả chính phủ Phần Lan và Estonia đều đă tổ chức các cuộc họp bất thường vào hôm thứ Năm 25/12 để đánh giá t́nh h́nh, theo nguồn tin cho biết trong các bản tuyên bố riêng biệt.
Các quốc gia vùng Biển Baltic đang ở trong t́nh trạng báo động cao về các hành vi phá hoại tiềm tàng sau một loạt sự kiện bị mất điện, hệ thống viễn thông và đường ống dẫn khí kể từ năm 2022, mặc dù thiết bị dưới nước cũng có thể gặp trục trặc về kỹ thuật và tai nạn ngoài ư muốn.
Liên minh châu Âu cho biết họ lên án mạnh mẽ mọi hành động cố ư phá hoại cơ sở hạ tầng của châu lục này.
"Chúng tôi khen ngợi chính phủ Phần Lan do đă hành động nhanh chóng khi tiếp cận với chiếc tàu bị t́nh nghi", tuyên bố chung của người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas và Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của khối này, cho biết.
Công ty điều hành
Fingrid cho biết trong một tuyên bố rằng việc sửa chữa đường dây liên kết Estlink 2 dài 170 km (106 dặm) sẽ mất đến nhiều tháng và sự kiện bị mất điện sẽ làm tăng nguy cơ căng thẳng về nguồn cung cấp điện trong mùa đông này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Estonia Kristen Michal cho biết đất nước ông vẫn có đủ điện trong mọi sinh hoạt đời sống.
Theo đánh giá của Reuters về số liệu theo dơi tàu
MarineTraffic, chiếc tàu chở dầu
Eagle S Panamax đă đi ngang qua cáp điện Estlink 2 lúc 10h26 GMT vào hôm thứ Tư, trùng hợp với thời điểm Fingrid cho biết sự kiện bị mất điện đang xảy ra.
Caravella LLCFZ có trụ sở đặt tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, theo số liệu của MarineTraffic là chủ nhân của tàu
Eagle S, đă không trả lời ngay lập tức yêu cầu được b́nh luận.
Theo
MarineTraffic, Peninsular Maritime, đơn vị quản trị kỹ thuật cho chiếc tàu nói trên, cũng đă từ chối b́nh luận ngoài giờ làm việc của công ty.
"PHÁ VỠ VÀ NGĂN CHẶN"
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Estonia Margus Tsahkna cho biết trong một tuyên bố báo chí rằng, sự thiệt hại đối với các cơ sở ngầm dưới biển ở Biển Baltic hiện đă trở nên quá thường xuyên và lớn lao đến mức khó có thể tin rằng nguyên nhân chỉ là do tai nạn ngoài ư muốn hoặc do tŕnh độ vận hành đi biển kém của thủy thủ đoàn.
Tsahkna cho biết:
"Chúng ta phải hiểu rằng mức thiệt hại xảy ra đối với cơ sở hạ tầng ngầm đă trở nên có hệ thống hơn và do đó phải được coi là các cuộc tấn công vào các cấu trúc quan trọng của chúng ta".
Công ty điều hành
Fingrid cho biết sự kiện bị mất điện của Estlink 2 với công suất 658 megawatt (MW) đă bắt đầu xảy ra vào lúc giữa trưa giờ địa phương hôm thứ Tư, khiến cho Estlink 1 chỉ c̣n hoạt đông với công suất là 358 MW giữa hai quốc gia.
Ngày 16/2, 12 quốc gia phương Tây cho biết họ đă nhất trí về các biện pháp nhằm "phá vỡ và ngăn chặn" hạm đội tàu ngầm của Nga nhằm chặn đứng mọi hành vi vi phạm lệnh trừng phạt và gia tăng chi phí cho Moscow trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraine.
"Chúng ta phải có khả năng ngăn chặn những rủi ro do các tàu thuộc hạm đội ngầm của Nga cố ư gây ra", Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho biết trong bài đăng trên mạng xă hội X vào hôm thứ Năm 25/12/2024.
Bộ trưởng Bô Ngoại giao Litva Kestutis Budrys cho biết số vụ phá hoạingày càng gia tăng ở vùng Biển Baltic là lời báo động nghiêm khắc và cấp bách cho NATO và Liên minh châu Âu nhằm tăng cường đáng kể việc bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước tại nơi đây.
Cảnh sát Thụy Điển đang chỉ đạo cuộc điều tra về vụ xâm nhập phá hoại vào tháng trước tại hai tuyến cáp viễn thông dưới Biển Baltic, một sự kiện mà Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Đức Boris Pistorius cho biết ông cho rằng là do bàn tay phá hoại của phía Nga.
Riêng cảnh sát Phần Lan và Estonia vẫn đang tiếp tục điều tra mức thiệt hại đă gây ra vào năm ngoái cho đường ống dẫn khí Balticconnector kết nối giữa Phần Lan và Estonia, cũng như một số tuyến cáp viễn thông, và cho biết nguyên nhân có thể là do một con tàu cố t́nh cho kéo neo để phá hoại.
Năm 2022, đường ống dẫn khí đốt Nord Stream từ Nga sang Đức chạy dọc đáy biển tại cùng vùng biển này đă bị nổ tung, trong một vụ vẫn c̣n đang được nước Đức điều tra.