Cú va đập mạnh khiến vùng bẹn b́u bên trái của người đàn ông sưng đau. Các bác sĩ chẩn đoán tinh hoàn của ông đă bị vỡ.
Chấn thương tinh hoàn có thể xảy ra khi chơi thể thao hay do tai nạn giao thông. Ảnh: Shutterstock.
Khi điều khiển xe máy, ông N.V.S. (50 tuổi, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) không may vấp phải ổ gà, khiến vùng bẹn b́u bên trái va đập mạnh vào phần trước của xe. Sau tai nạn, ông được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ với t́nh trạng sưng đau và bầm tím vùng bẹn b́u trái.
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Văn Tuấn, Phó trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ, cho biết qua thăm khám và chụp CT Scanner, bệnh nhân được chẩn đoán vỡ tinh hoàn trái. Ê-kíp phẫu thuật đă quyết định lấy máu tụ, khâu bao trắng tinh hoàn, bảo tồn tinh hoàn và đặt dẫn lưu.
Sau 10 ngày điều trị tích cực, ông S. đă hoàn toàn hồi phục, hết sưng đau, có thể đi lại b́nh thường và xuất viện trong trạng thái khỏe mạnh.
Chấn thương tinh hoàn là một loại chấn thương hiếm gặp, do tinh hoàn thường nằm giữa hai đùi và được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, các tai nạn như va chạm xe đạp, xe máy, hoặc chấn thương trong thể thao đối kháng vẫn có thể gây tổn thương nghiêm trọng. Một số trường hợp khác xảy ra ở bệnh nhân tâm thần do tự gây tổn thương.
Theo ThS.BS Nguyễn Cao Thắng, khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hầu hết bệnh nhân bị chấn thương tinh hoàn đều được điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn. Những trường hợp này thường không bị ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh tinh và nội tiết. Ngược lại, những bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn sẽ gặp giảm số lượng tinh trùng, cùng với sự gia tăng các hormone LH và FSH, ảnh hưởng đến chức năng tuyến sinh dục.
Bác sĩ Thắng nhấn mạnh chấn thương tinh hoàn cần được phát hiện và xử trí kịp thời để giảm nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn và ngăn ngừa các biến chứng.
"Việc xử lư sớm không chỉ giúp bảo tồn chức năng sinh sản mà c̣n đảm bảo bệnh nhân nhanh chóng hồi phục lại cuộc sống b́nh thường," ông khuyến cáo
VietBF@ sưu tập