"Vũ khí hóa" luật pháp, được xem như một cách lạm dụng luật pháp, để đối phó với các đối thủ chính trị đang trở thành nỗi lo mới ở Mỹ và nỗi lo này không dừng lại ở giới chính trị.
Đầu tuần tới, vào ngày 20.1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức. Tuy nhiên, ông cũng trở thành tổng thống đầu tiên của xứ cờ hoa bị tuyên án trọng tội.
Liên tục 2 đời chủ nhân Nhà Trắng đều cho rằng bản thân là nạn nhân của việc “vũ khí hóa” pháp luật
Từ cáo buộc "đ̣n thù" chính trị
Cụ thể, đúng 10 ngày trước khi Nhà Trắng chính thức đổi chủ, vào ngày 10.1, Thẩm phán Juan Merchan tại bang New York (Mỹ) đưa ra phán quyết đối với Tổng thống đắc cử Trump về vụ chi tiền bịt miệng một diễn viên phim người lớn vào năm 2016 và làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu.
CNN dẫn lời công tố viên Joshua Steinglass, tại phiên tuyên án, nói rằng phán quyết của bồi thẩm đoàn là hoàn toàn nhất trí và phải được tôn trọng, theo CNN. Ông Steinglass cũng lưu ư rằng tội danh của ông Trump có thể bị lănh án tù hoặc các h́nh phạt khác nhưng với việc ông đắc cử tổng thống, các công tố viên đề nghị bản án "miễn tù vô điều kiện". Dù không bị tuyên phạt tù, nhưng phán quyết vừa nêu đă chính thức hóa việc ông Trump bị tuyên án trọng tội.
Phản ứng lại, Tổng thống đắc cử Trump đă bác bỏ bản án và chỉ trích rằng vụ án trên cùng các cáo buộc h́nh sự lẫn các vụ kiện dân sự đối với ông đều là chiêu tṛ "vũ khí hóa" hệ thống tư pháp để tấn công ông Trump.
Đến ngày 14.1, Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo của công tố viên đặc biệt Jack Smith, đă từ chức, kết luận rằng ông Trump đă tham gia "hành vi phạm tội h́nh sự chưa từng có" nhằm níu giữ quyền lực sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Báo cáo cũng khẳng định có đủ chứng cứ để truy tố ông Trump, nhưng bất thành v́ ông đă tái đắc cử. Sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo, ông Trump cũng lên tiếng phản ứng và cho rằng đó cũng là nỗ lực "vũ khí hóa" luật pháp để chống ông.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden cũng cho rằng bản thân là nạn nhân của việc "vũ khí hóa" pháp luật v́ mục đích chính trị. Đầu tháng 12 vừa qua, ông Biden đă dùng quyền hành pháp để ân xá cho con trai là ông Hunter Biden - người bị tuyên có tội liên quan cáo buộc sở hữu súng tại bang Delaware và bản thân trước đó nhận tội trốn thuế ở bang California.
Quyết định này đi ngược lại với tuyên bố trước đó của ông. Liên quan vụ việc, tờ The Washington Post dẫn lời ông Biden nói rằng: "Không một người lư trí nào nh́n vào sự thật vụ án của Hunter có thể đưa ra kết luận nào khác ngoài việc Hunter bị chỉ trích chỉ v́ nó là con trai tôi. Tôi hy vọng người Mỹ sẽ hiểu lư do một người cha, cũng là một tổng thống, đưa ra quyết định này".
Đến nguy cơ cho doanh nghiệp
Mới đầu tháng 1 này, Ủy ban Tư pháp - Hạ viện Mỹ đă công bố báo cáo về t́nh trạng "vũ khí hóa" pháp luật ở nước này. Theo đó, t́nh trạng này không chỉ xảy ra giữa các đối thủ chính trị, mà c̣n nhằm vào cả doanh nghiệp. Báo cáo trích dẫn sức ép pháp lư từ chính quyền Mỹ nhằm vào các tập đoàn công nghệ lớn đă khiến Facebook bị Nhà Trắng ép phải kiểm duyệt các nội dung liên quan đến người Mỹ. Tỉ phú Mark Zuckerberg, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Meta (tập đoàn sở hữu Facebook), từng công khai thừa nhận điều này. Thậm chí, những người lên tiếng chỉ trích có thể bị trả đũa bởi Bộ Tư pháp và Cục Điều tra liên bang (FBI) của Mỹ.
Giữa bối cảnh sự phân hóa đang diễn ra sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ th́ rủi ro trên càng trở nên lớn hơn. Song song, trước t́nh h́nh cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong kinh doanh th́ các doanh nghiệp "mượn tay" các cơ quan chức trách để lạm dụng pháp lư nhằm triệt hạ đối thủ.
VietBF@sưu tập