Giám đốc chiến lược phân bổ toàn cầu Phil Camporeale của JP Morgan Asset Management cho biết: “Rủi ro lớn nhất là lạm phát lại xuất hiện vào nửa cuối năm nay”. Lạm phát có thể không giảm mà c̣n tăng nhiều hơn dự kiến, do tăng trưởng tiền lương và giá cả trong các lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng.
Vào thứ Sáu, ngày 21/2, chỉ số Dow Jones đă ghi nhận tuần giảm điểm tệ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Các nhà đầu tư nhận thấy một số dữ liệu tiêu cực, bao gồm khảo sát tâm lư người tiêu dùng của Đại học Michigan ghi nhận số liệu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023. Tâm lư đi xuống là do lo ngại về chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ đón nhận thêm chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Trước khi có những biến động, thị trường chứng khoán Mỹ được hưởng lợi khi lăi suất giảm xuống gần bằng mức đầu năm 2022. Đây là thời điểm trước khi Fed bắt đầu chu kỳ tăng lăi suất mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát.
Giám đốc Camporeale cho biết: "Không có ǵ khiến các nhà đầu tư cổ phiếu lo lắng bằng sự biến động của lăi suất". Nhưng ông cho biết biến động này dường như đang "b́nh thường hóa". Khi lạm phát hạ nhiệt, Fed đă điều chỉnh lại chính sách tiền tệ bằng cách cắt giảm lăi suất vào cuối năm 2024. Cho đến nay, Fed vẫn giữ nguyên lăi suất chuẩn sau cuộc họp tháng 1.
Trong khi thị trường dường như dần chấp nhận t́nh h́nh lạm phát Mỹ vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed, các nhà đầu tư vẫn không loại trừ nguy cơ giá cả tiếp tục tăng cao.
Giám đốc Joanne Hsu phụ trách khảo sát của Đại học Michigan cho biết: “Kỳ vọng của người tiêu dùng về lộ tŕnh lạm phát đă xấu đi đáng kể trong tháng này. Họ rơ ràng đang chuẩn bị tinh thần cho lạm phát gia tăng trở lại. Điều này không nhất thiết là nguyên nhân gây lo ngại. Nhưng nếu quan điểm này vẫn tiếp diễn, nó có thể trở thành vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách”.
Giám đốc cổ phiếu toàn cầu Sameer Samana tại Wells Fargo Investment Institute cho biết chính sách của Fed đă đến mức họ có thể án binh bất động trong một thời gian. Ông nói thêm rằng biến động của thị trường trái phiếu thực sự không c̣n là vấn đề nữa.
Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào thứ Sáu tuần trước kéo theo cả tuần giảm điểm, chỉ số S&P 500 không c̣n xa mức đỉnh lập ngày 19/2. Kết phiên cuối tuần, chỉ số này ở mức 6.013,13 điểm, thấp hơn 2,1% so với mức cao kỷ lục.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng trong năm nay mà không do nhóm công nghệ thông tin dẫn đầu. Dữ liệu của FactSet cho thấy S&P 500 đă tăng 2,2% từ đầu năm đến nay, trong khi lĩnh vực công nghệ giảm 0,3% trong cùng giai đoạn.
VietBF@ Sưu tập
|