Câu hỏi ám ảnh Châu Âu: Bỏ điện hạt nhân được hay không? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-26-2011   #1
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Câu hỏi ám ảnh Châu Âu: Bỏ điện hạt nhân được hay không?

Câu hỏi ám ảnh Châu Âu: Bỏ điện hạt nhân được hay không?

Một nhà máy điện nguyên tử của Bỉ ở Tihange. Ảnh chụp ngày 15/3/11. Reuters

Trước những ǵ xảy ra ở Fukushima, các quốc gia, trong đó có Châu Âu đang phải xét lại chính sách nguyên tử của ḿnh. Libération trong hàng tựa lớn trang nhất nêu câu hỏi đang ám ảnh giới lănh đạo ở Châu Âu hiện nay : «Hay là chúng ta nên dừng lại ?». Vấn đề là liệu có thể ngưng được hay không, và ngưng th́ thay thế bằng loại năng lượng nào, nhất là đối với Pháp, nơi mà 76% điện sử dụng là điện hạt nhân.

Bên cạnh t́nh h́nh chính trị Pháp trước ṿng hai cuộc bầu cử địa phương, t́nh h́nh Libya và Nhật Bản vẫn là hai hồ sơ lớn được báo giới Pháp hôm nay rất chú ư. Trong hồ sơ Nhật Bản, hệ quả lớn, có ảnh hưởng đến thế giới là vấn đề hạt nhân. Trước những ǵ xẩy ra ở trung tâm Fukushima, các quốc gia, trong đó có Châu Âu đang phải xét lại chính sách nguyên tử của ḿnh.

Libération trong hàng tựa lớn trang nhất nêu câu hỏi đang ám ảnh giới lănh đạo ở Châu Âu hiện nay : « Hay là chúng ta nên dừng lại ? » Tờ báo ghi nhận là Đức và Ư đang phân vân, trong lúc Pháp th́ cương quyết tiếp tục.
Vấn đề, theo Libération, là liệu có thể ngưng được hay không, và ngưng th́ thay thế bằng loại năng lượng nào, nhất là đối với Pháp, nơi mà 76% điện sử dụng là điện hạt nhân, chỉ có 13% đến từ thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và 11% là nhiệt điện thông thường.

Tờ báo đă thử t́m hiểu xem khả năng Pháp bỏ điện hạt nhân đến đâu, và hậu quả sẽ như thế nào, và nêu bật hai khó khăn lớn : thời gian và giá cả. Đóng cửa nhà máy điện không khó, nhưng phải mất nhiều thời gian;

Theo Libération, về mặt kỹ thuật, đóng nhanh 19 trung tâm điện hạt nhân (58 ḷ phản ứng) không có trở ngại ǵ cả. Nhưng hậu quả là một phần lớn lănh thổ sẽ ch́m trong bóng tối, v́ hơn ba phần tư nguồn điện sử dụng là từ năng lượng hạt nhân, và như vậy hoạt động cả nước sẽ bị tê liệt. Tất cả các chuyên gia kể cả các nhà sinh thái đều đồng ư trên một điểm : kịch bản từ bỏ năng lượng nguyên tử không thể tính trước được trong ṿng 20 hay 30 năm sắp tới.

Libération nhắc lại là vào năm 2002, nước Đức đă quyết định thôi không dùng điện nguyên tử. Cho dù điện hạt nhân chỉ chiếm có 24%, nhưng Đức cũng phải đưa ra thời hạn 18 năm. Ngay cả thời hạn này cũng khó mà thực hiện, cho nên đương kim Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, đă phải cho triển hạn hoạt động của các trung tâm hạt nhân, trước khi tai nạn ở Fukushima làm bà phải thay đổi ư kiến.

Nhưng nếu bỏ năng lượng hạt nhân th́ thay bằng ǵ ? Thay bằng nhiên liệu tái tạo được hay không ? Đối với các nhà sinh thái th́ đây là một khả năng thay thế đáng tin cậy. Có điều phải có một chương tŕnh giảm thiểu tiêu thụ năng lượng một cách đáng kể, và dĩ nhiên là phải nỗ lực đầu tư. Phải mất hàng chục năm mới có được nguồn điện thay thế giá hạ.

Libération đă trích dẫn NégaWatt, một hiệp hội Pháp tập trung khoảng 100 kỹ sư, làm việc từ năm 2003 trên những kịch bản thay thế điện hạt nhân. Họ đă liệt kê những nguồn năng lượng mới cần phải tập trung phát triển, trước tiên là năng lượng gió và điện mặt trời, giá loại điện này tiếp tục giảm, hay điện sinh khối, năng lượng từ biển...v.v.

Tuy nhiên Libération cũng ghi nhận là tính toán trên giấy tờ th́ tuyệt vời, nhưng trên thực tế, về mặt giá cả, th́ chỉ có năng lượng gió trên đất liền là có thể cạnh tranh với điện hạt nhân : đắt hơn điện hạt nhân khoảng 20 đến 30%. C̣n đối với những loại năng lượng khác, th́ về mặt kỹ thuật, phải mất đến 20 năm mới có thể khai thác được như năng lượng gió hay điện mặt trời. Libération nhắc lại là ngay đối với nhiệt điện, Pháp vẫn phải tiếp tục sử dụng khí đốt, chưa thể bỏ ngay tuy đang giảm dần. Các chuyên gia NégaWatt dự kiến là phải chờ cho đến năm 2040 th́ mới có thể bỏ loại nhiệt điện này.

Trước mắt, như Le Monde ghi nhận, là sự cố ở Fukushima đă buộc Pháp phải suy nghĩ, xem xét lại vấn đề an toàn hạt nhân của ḿnh, trong đó có vấn đề các nhà máy điện nguyên tử ngày càng cũ kỹ đi, và vai tṛ của các chuyên gia.
Không chỉ có Pháp là đang yêu cầu kiểm tra các nhà máy điện hạt nhân, mà cả các nước láng giềng cũng làm như vậy. Báo Les Echos nêu lên trong hàng tựa trang nhất là Châu Âu sẽ cho thử nghiệm độ bền chắc và an toàn của các ḷ phản ứng hạt nhân. Theo tờ báo, Pháp sẽ đo lường mức an toàn của các nhà máy qua 5 tiêu chí : nguy cơ lụt lội, động đất, mất điện, t́nh trạng ḷ không nguội đi, và cách xử lư trong trường hợp những sự cố quan trọng. Tuy đồng ư trên việc thử nghiệm an toàn, nhưng Les Echos lấy làm tiếc là Châu Âu lại bất đồng trên phương thức và tiêu chí thử nghiệm.

Nhật Bản: T́nh trạng nhiễm xạ tiếp diễn

Trên đây là lời báo động được nhật báo La Croix đưa ra, cho biết là các thử nghiệm đầu tiên trên mẫu nước biển đă chứng minh rằng ô nhiễm phóng xạ có nguy cơ tác hại lâu dài đến nguồn hải sản trong khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Theo La Croix, tập đoàn điện lực Tepco ngày 23/3 vừa qua đă phải công nhận là đợt sóng thần đánh vào Fukushima hôm 11/3 không phải là cao 7 mét như ước tính ban đầu, hay 10 mét như ghi nhận sau đó, mà là 14 mét. Do đó các ḷ phản ứng hạt nhân đă bị hư hỏng nặng v́ chỉ được thiết kế để chịu được sóng thần cao 5,7 mét đối với trung tâm Fukushima Daiichi, và 5.2 mét đối với Fukushima Daini.

Công việc làm nguội ḷ phản ứng vẫn bấp bênh. Hôm qua, ba nhân viên làm việc tại ḷ phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima Daiichi đă bị nhiễm xạ nặng với mức 170-180 mSv (millisievert), hai trong số này đă phải nhập viện. Trên nguyên tắc, bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư khi bị nhiễm xạ với mức 100 mSv trở lên. Theo La Croix, khả năng ô nhiễm phóng xạ lại c̣n tăng thêm do việc hơi nước dùng để làm nguội ḷ phản ứng hạt nhân càng lúc càng tích tụ bên trong. Các chuyên gia đang cân nhắc xem có cần phải xả hơi nước bị nhiễm xạ trong ḷ phản ứng số 1 hay không, để tránh việc áp suất bên trong ḷ bị nổ.

Nguy cơ đất và nước bị nhiễm xạ

Mặt khác, nước chuyển đến các ḷ phản ứng và bể nhiên liệu bị sự cố vẫn chưa đủ sức làm nguội, khiến cho phóng xạ tiếp tục bị thải ra. Theo ông Jean-Christophe Gariel, Giám đốc phụ trách vấn đề môi trường và t́nh trạng khẩn cấp tại Cơ quan An toàn Hạt nhân IRSN, th́ « Nước sử dụng để làm nguội đă bị nhiễm xạ do tiếp xúc với nhiên liệu hạt nhân, và một phần lớn sẽ trở ra biển ». T́nh trạng đất và nước bị nhiễm phóng xạ do đó vẫn tiếp tục.

Theo La Croix, trong những ngày qua, người ta đă lấy mẫu nước biển trên một phạm vi dài 80 km dọc theo bờ biển và ra xa đến 30 km. Khi thử nghiệm, các chuyên gia đă phát hiện ra tỷ lệ iốt 131 và cesium 137 cao hơn mức cho phép.

T́nh h́nh đặc biệt đáng lo ngại gần bờ, cách 700 mét và 7.000 mét. Nồng độ i-ốt đă có thể lên đến mức 6000 becquerels (Bq) mỗi lít cho và hàm lượng cesium là 2000 Bq. Theo ông Jean-Christophe Gariel, « I-ốt th́ có thể tan biến, nhanh chóng được loại bỏ, nhưng cesium sẽ có tác động lâu dài, đọng lại trong lớp trầm tích, và cá sẽ không c̣n tiêu thụ được nữa ».

Trên đất liền, theo La Croix, các thông tin chưa đầy đủ cho thấy rằng trong khu vực cách nhà máy từ 20 đến 30 km, nơi mà dân cư được khuyến cáo là nên ở trong nhà, chỉ cần ở ngoài trời một vài ngày là người ta có thể bị nhiễm mức phóng xạ của nguyên một năm. Sản phẩm tươi sống đă bị cấm bán trong khu vực bốn tỉnh xung quanh nhà máy Fukushima.

Thái độ b́nh tĩnh đáng khâm phục của người Nhật trong cơn hoạn nạn

Nh́n lại Nhật Bản, Le Figaro có bài phóng sự dài mô tả Nỗi hoang mang của người dân vùng Đông Bắc – tựa bài báo ở trang 2.

Đặc phái viên Le Figaro đến tận thành phố Hachinohe, thành phố cảng thứ nh́ của vùng bị thiên tai. Tại đây một chiếc tàu đánh cá lớn vẫn c̣n nằm nghiêng trên một đường phố. Tác giả bài phóng sự, Arnaud De La Grange đă t́m gặp những người sống sót, nhưng hoàn toàn trắng tay.

Điều làm cho nhà báo Le Figaro thán phục là sự b́nh tĩnh của người dân, cho dù họ vô cùng hoang mang, không thể tưởng tượng nổi tương lai ḿnh sẽ ra sao. Ví dụ như cụ già mà tác giả bài báo đến tiếp xúc : bà Hanaoi Toshi, 80 tuổi. Bà ăn mặc rất tử tế như là đón một người đến uống trà. Từ hai tuần lễ nay bà ngủ dưới đất trên 3 chiếc mền, tại trung tâm cứu trợ ở ngoại ô Hachinohe.

Bà tỏ vẻ rất mạnh dạn, nước mắt chỉ tuôn trào khi bà nhắc lại cảnh ngôi nhà bị nước cuốn đi không khác ǵ một ḥn gạch nhỏ. Nhưng với giọng b́nh tĩnh, bà giải thích: « Tôi rất muốn xây lại ngôi nhà của ḿnh, nhưng với tuổi của tôi, nhẩm đếm những năm tháng c̣n lại th́ tôi không biết c̣n đủ sức để xây lại hay không. Tôi chỉ có đồng lương hưu để sống ».

Le Figaro cho là trường hợp của bà Hanaoi là trường hợp điển h́nh tại vùng Đông Bắc này, nơi những người lớn tuổi rất đông. Và thái độ b́nh tĩnh từ tốn của bà, cũng là thái độ điển h́nh của những người Nhật mà tác giả bài báo đă gặp trong vùng.

Le Figaro kết luận: Tỏ ra hoảng hốt, khóc lóc trước người khác, có lẽ là một hành động mà ngựi Nhật xem là vô lễ, cho dù người ta vẫn cảm nhận ra nỗi tuyệt vọng hoang mang của họ qua bề ngoài điềm tĩnh đó.
Không những thế, Armaud De La Grange c̣n khâm phục tinh thần trách nhiệm. Theo bài báo, ngay ngày thứ hai đầu tuần sau thiên tai, công nhân ở Kuji đă đến trước nhà máy của họ bị ‘’trơ xương’’ sau trận sóng thần. Nhiều công nhân ở đấy cả ngày. Lời giải thích của họ rất đơn giản: « Đây là một ngày làm việc ».

Libya: Lực lượng nổi dậy vừa thiếu tổ chức, vừa kém tinh thần tiến công

T́nh h́nh sôi bỏng ở Trung Đông là một hồ sơ lớn khác đă lấn át phần nào thời sự thế giới. Cũng như các đồng nghiệp, Le Figaro lược qua t́nh h́nh trên 4 trang báo, với các hàng tít lớn, đi từ Libya đến Syria, nơi mà các cuộc biểu t́nh được tờ báo gọi là « Mùa xuân Syria đang làm chao đảo chế độ Assad ».

Về t́nh h́nh Lybia, tờ báo ghi nhận trước tiên là cuộc oanh kích nhắm vào quân đội Libya gia tăng cường độ, trong lúc mà Liên hiệp Châu Phi đang cố làm trung gian giữa thành phần ủng hộ chế độ và thành chống dối.
Riêng Liên hiệp Châu Âu th́ nghiên cứu các kịch bản hậu chiến tranh. Theo Le Figaro, Châu Âu đang t́m cách cổ vũ cho sự ḥa giải dân tộc ở Lybia.

Về phản ứng trước chiến dịch ở Libya, tờ báo chú ư đến Bắc Kinh, đă « chỉ trích mạnh cuộc tấn công », một tít lớn trên trang quốc tế. Le Figaro nhắc lại rằng Trung Quốc đă không sử dụng quyền phủ quyết, và hiện nay Bắc Kinh lên tiếng cảnh báo là Liên quân sẽ bị sa lầy.

Nhưng yếu tố trong chiến dịch hiện nay ở Libya được cả Le Figaro lẫn Le Monde chú ư là sự kiện lực lượng nổi dậy đă không tranh thủ được lợi thế từ các cuộc oanh kích để đánh bạt quân đội Libya vẫn đe dọa những thành phố phía Đông mà phe nổi dậy đă chiếm đóng.

Trong hàng tít lớn trang nhất Le Monde nh́n thấy là việc can thiệp ở Libya đang vấp phải sự thiếu tổ chức của lực lượng nổi dậy. Lư do, theo tờ báo, đó là v́ trên hiện trường lực lượng nổi dậy vẫn tỏ vẻ chần chừ, không tiếp tục cuộc tấn công để giành lại những thành phố đă bị quân đội Libya chiếm lấy. Đặc phái viên của Le Monde, Rémy Ourdan, cùng đi với lực lượng nổi dậy trên đường đến thành phố Ajdabya, đă mô tả trong bài phóng sự thái độ chần chừ của họ, như đang chờ đợi « trận đánh lớn ».

Theo Rémy Ourdan, bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, thiếu trang thiết bị, không được huấn luyện, lực lượng nổi dậy dĩ nhiên không hay biết ǵ về cuộc tranh luận liên quan đến mục tiêu cuộc can thiệp hiện nay. Họ cũng không hiểu tại sao nhà báo nước ngoài cứ đặt những câu hỏi như trách móc họ không tấn công một cách nhanh chóng.

Theo Le Monde, câu hỏi lớn hiện nay đối với lực lượng nổi dậy cũng như đối với giới quan sát, là những người trong quân đội Kadhafi đă đào ngũ hiện đang ở đâu. Lực lượng trẻ đang đợi họ đến huấn luyện, hướng dẫn trên tuyến đầu. V́ thế họ cảm thấy hoang mang, thắc mắc về cuộc chiến « bất động » hiện nay.

Cách mạng Libya đang mất hơi sức?

Le Figaro cũng nh́n về Ajdabiya, chạy tít : « Ở phía Đông, phe nổi dậy bị khựng lại trước Ajdabiya ». Tác giả bài phóng sự ví von : ngọn gió cách mạng Libya đă nhường chỗ lại cho gió cát. Nếu ngọn gió đầu đă xẹp xuống, th́ ngọn gió thứ hai đang thổi ào ạt trên xa lộ băng qua sa mạc về phía Nam. Chân trời mù mịt, không thấy bóng dáng xe vũ trang của lực lượng nổi dậy. Thỉnh thoảng một chiến xa của quân đội Libya bắn một vài quả pháo, nhưng có vẻ cảnh cáo hơn là tấn công thực sự. Sau đó t́nh hinh yên tĩnh trở lại. Không ai nhúc nhích ǵ cả.

Hiện giờ không ai biết là quân đội Libya trấn giữ Ajdabya là bao nhiêu người, nhung từ chủ nhật, họ vẫn ngăn chặn bước tiến của phe nổi dậy, mà phe này cũng cho thấy là chẳng muốn đánh đuổi họ mà chỉ ngồi chờ.

Họ chờ cái ǵ ? Theo Le Figaro, có lẽ là họ chờ lực lượng Kadhafi tự rút lui hoặc là bị liên quân oanh tạc tiêu diệt. Nhưng dù sao th́ lực lượng nổi dậy tại đây có vẻ như loại trừ hẳn khả năng chính họ mở cuộc tấn công.
Cuối cùng Le Figaro kết luận : phong trào cách mạng đă hết hơi, đă mất sức bật. Lực lượng của họ không có khả năng chủ động bất kỳ điều ǵ. Bằng chứng là chỉ một số rất ít lính của Kadhafi cũng đă ngăn chặn được họ ở Ajdabya.

Tờ báo cũng ghi nhận là các cuộc biểu t́nh cũng đă giảm cường độ, và thành viên Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe nổi dậy cũng không thấy tăm hơi, họ hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Mai Vân
(RFI)
adams_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	thumb_.jpg
Views:	26
Size:	19.5 KB
ID:	272795
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12328 seconds with 14 queries