R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
|
Tập đoàn lớn bị coi như “kẻ thù” tại Hàn Quốc
Hiện không phải thời điểm hạnh phúc đối với các chaebol, tập đoàn lớn điều hành theo kiểu gia đ́nh trị tại Hàn Quốc.
Tại Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách gọi các chaebol là “thú dữ”. Nhà báo liên hệ họ với h́nh ảnh các con thú hoang xă cướp đi cuộc sống b́nh thường của nhiều người.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, trước đây từng là đồng minh của chaebol, nay đă rút lại lời hứa giảm thuế cho họ, thay vào đó hối thúc các tập đoàn lớn này hăy cố gắng để người khác tôn trọng họ bằng cách giúp đỡ người nghèo.
Hiện không phải thời điểm hạnh phúc đối với các chaebol, tập đoàn lớn điều hành theo kiểu gia đ́nh trị tại Hàn Quốc.
Ở nước ngoài, họ đang được biết đến nhiều hơn, điện thoại di động và ô tô cạnh tranh rất tốt trên thị trường toàn cầu. Thế nhưng tại nội địa, các tập đoàn bị coi như kẻ thù.
Người Hàn Quốc đă cảm thấy hết sức khó sống khi giá cả tiêu dùng tăng và nợ nần chồng chất khiến chất lượng cuộc sống của họ đi xuống. Trong khi đó, các tập đoàn lớn vẫn kiếm được lợi nhuận lớn và mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Ông Kim Byoung-kweon, chuyên gia kinh tế tại Corea Institute for New Society, nhận xét: “Người ta cảm thấy chán nản khi các tập đoàn vẫn lăi lớn và phát triển bùng nổ tại thị trường toàn cầu nhưng cuộc sống của chính họ ngày một đi xuống.”
Ông Chung Mong-joon, quản lư cao cấp tại tập đoàn đóng tàu Hyundai Heavy Industries có quy mô lớn ở Hàn Quốc, nói: “Nếu bạn thành công ở nước ngoài nhưng thất bại tại đất nước, không thể gọi đó là thành công. Doanh nghiệp cần phải có mối liên hệ chặt chẽ với người dân thường.”
Tập đoàn Hyundai Heavy Industries đă mang đến câu chuyện của một công ty gia đ́nh phát triển thành công thành tập đoàn công nghiệp lớn. Nay, ông và người cùng làm việc với ông đang cố gắng thể hiện trách nhiệm xă hội của ḿnh.
Tháng trước, ông Chung, đồng thời là một chính trị gia ôm tham vọng làm Tổng thống cùng với nhiều người đứng đầu các chi nhánh của Hyundai đă quyên góp 1 ngh́n tỷ won tương đương 930 triệu USD hỗ trợ sinh viên nghèo và người trẻ kiếm việc làm.
Tổng thống Lee coi hành động từ thiện mới đánh dấu thay đổi về văn hóa tại đất nước mà các chính trị gia giàu có thường bị buộc tội chỉ chăm chăm dành của cho con cái mà không bao giờ chia sẻ với người dân.
Chính phủ của Tổng thống Lee trong tuần trước cho biết họ sẽ ngừng giảm thuế đối với doanh nghiệp lớn, tăng trợ cấp cho lao động thu nhập thấp, giảm học phí đại học.
Các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, xét trên phương diện nào đó, đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công mà họ tạo ra.
Sau chiến tranh vào năm 1950 – 1953, trong nỗ lực tái thiết lại nền kinh tế, các nhà cầm quyền tại Hàn Quốc đă dành cho không ít các gia đ́nh chương tŕnh hỗ trợ thuế, tín dụng, điện giá rẻ và nhiều chương tŕnh hỗ trợ khác.
Nhanh chóng, các công ty gia đ́nh phát triển thành tập đoàn lớn. Chính sách này cũng khiến người Hàn Quốc tin rằng họ đă tham gia và hy sinh cho thành công của các tập đoàn lớn.
Hiện nay, nhóm tập đoàn bao gồm Samsung, Hyundai và LG đóng góp khoảng hơn 70% xuất khẩu của Hàn Quốc, tương đương khoảng một nửa GDP. Họ cũng thống trị thị trường ô tô, tivi, thẻ tín dụng và điện thoại di động nội địa.
Họ đă cực kỳ tự hào khi vượt qua được Nhật, đối thủ truyền kiếp của Hàn Quốc, trong nhiều ngành như đóng tàu và sản xuất chip. Tuy nhiên hoạt động của họ gây tranh căi trong suốt nhiều năm qua bởi nhiều chủ tịch hoặc điều hành cao cấp bị buộc tội hối lộ quan chức, lạm dụng tiền công ty và trốn thuế.
Các chính trị gia Hàn Quốc, dù đang cầm quyền hay trong đảng đối lập, ít nhiều đă nhận tiền trái phép từ các tập đoàn để hoạt động chính trị. Cùng lúc đó, họ đưa ra biện pháp hạn chế hoạt động bằng cách yêu cầu các tập đoàn minh bạch hơn về tài chính cũng như cạnh tranh công bằng hơn với nhóm công ty nhỏ. Tuy nhiên nỗ lực thay đổi các tập đoàn cũng có thể bị cản trở bởi lo lắng rằng quá nhiều biện pháp hạn chế sẽ gây hại đến nền kinh tế Hàn Quốc nói chung.
Khi lên nắm quyền vào năm 2008, Tổng thống Lee, một người từng làm điều hành tại Hyundai, cam kết chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Ông giảm thuế và bớt đi quy định với nhóm tập đoàn lớn bởi lập luận nó sẽ giúp kích thích toàn nền kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm.
Tuy nhiên dưới thời của ông, chênh lệch giữa tập đoàn lớn và công ty nhỏ cũng như chênh lệch giàu nghèo trong xă hội Hàn Quốc ngày một lớn hơn.
Quư 2/2011, thu nhập khả dụng của nhóm 20% hộ gia đ́nh giàu nhất tăng 5,3% trong khi con số này với 20% người nghèo nhất đạt chưa đầy 1%.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
|