Theo quy định của luật tổ chức chính phủ nhiều nước trên thế giới, cơ cấu của Chính phủ (nội các) chỉ bao gồm thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ. C̣n theo Luật Tổ chức Chính phủ của Việt Nam, cơ cấu của Chính phủ bao gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Quy định như vậy đă dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động của bộ và hoạt động của Chính phủ, các bộ trưởng coi nặng hoạt động ở bộ mà coi nhẹ hoạt động ở Chính phủ. Các bộ là các cơ quan chuyên môn, đó là các cơ quan tác nghiệp hành chính, trong khi đó Chính phủ là cơ quan chính trị, tức là cơ quan đề ra các chủ trương, quyết sách và thực hiện chức năng điều hoà phối hợp toàn bộ bộ máy hành chính nhà nước. Nếu quan niệm cơ cấu của chính phủ bao gồm bộ và cơ quan ngang bộ th́ các bộ trưởng chủ yếu hoạt động ở văn pḥng bộ, trong khi đó yêu cầu của xă hội là các bộ trưởng phải hoạt động chủ yếu ở trụ sở của chính phủ. Chính phủ các nước trên thế giới thông thường một tuần họp một lần như ở Pháp, một tuần họp hai lần như ở nội các Anh, c̣n trong thời kỳ phong kiến th́ các phiên thiết triều được thiết lập vào các ngày lẻ hoặc ngày chẵn trong tháng và không ít hơn 4 lần.
Chính phủ của chúng ta hiện nay chỉ họp một tháng một lần. Như vậy không thể đảm bảo tính liên tục của hoạt động hành chính. Hoạt động điều hoà, phối hợp của Chính phủ v́ thế cũng không đáp ứng được yêu cầu của xă hội. Có thể đưa ra một số minh chứng để khẳng định điều này. Chẳng hạn việc các đường phố lớn ở Thủ đô Hà Nội như Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh và một số đường phố khác bị đào lên đào xuống nhiều lần thể hiện sự thiếu phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lư đô thị. Gần đây, việc xây dựng các khu đô thị cao tầng rất đẹp, rất hoành tráng ở Mỹ Đ́nh nhưng không hề xây các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nào dẫn đến việc quá tải của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Thủ đô Hà Nội là một ví dụ điển h́nh cho sự thiếu điều hoà, phối hợp giữa các bộ, ngành. Hiện tượng giấy hồng, giấy đỏ, giấy xanh cho nhà đất và hộ khẩu cũng là một ví dụ điển h́nh. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đ̣i hỏi bộ máy hành chính không được tuỳ tiện đưa ra bất kỳ quy định nào trái với luật trong quá tŕnh áp dụng chính sách, tuy nhiên ở Việt Nam, hiện tượng văn bản của cơ quan hành chính cấp dưới trái với văn bản của cơ quan hành chính cấp trên là một chuyện khá phổ biến.
(Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế – PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Chủ nhiệm Khoa Hành chính - nhà nước, Đại học Luật Hà Nội)
5.
Trong bài phát biểu ra mắt cương vị chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) ở Rostock trung tuần tháng 5 vừa rồi, chính trị gia người Đức gốc Việt Philipp Rösler đă so sánh hệ lụy khi người ta hạn chế tự do từng chút một với một câu chuyện về con ếch. Nếu ném con ếch vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức th́, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh rồi đun nóng dần th́ nó sẽ nằm yên cho đến khi bị luộc chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới kết cục như vậy, bởi xă hội dần dần bị mất khả năng đề kháng.
Từ Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 của Hồ Chủ tịch cho đến bản Thông báo cấm biểu t́nh trời ơi đất hỡi ngày 18/8/2011 của UBND Tp Hà Nội là cả một sự thụt lùi ghê gớm của lịch sử. Đối với nhiều người, dường như đến giờ họ mới nhận ra là “chú ếch” Việt Nam đă bị “luộc” từ từ trong suốt 66 năm qua như thế nào, và chính cái thực tế là ở đây “ta lại luộc ta” chứ chẳng phải bọn “đế quốc” hay “phản động” nào cả mới khiến cho nỗi niềm càng thêm chua xót.
Khi chính phủ giành lấy trách nhiệm “lo rau muống và nước lă” cho người dân, thực chất họ đă tước mất một quyền cơ bản của công dân, đó là quyền được tự lo liệu cho cuộc sống của ḿnh. Đến bây giờ th́ những người từng một thời sống dưới chế độ bao cấp ở Việt Nam hẳn đă thấm thía điều này. C̣n nhiều người dân Hy Lạp chắc cũng đă cảm nhận được cái giá của những ngày tháng sống trong ṿng tay bao bọc của chính phủ.
Gần đây, trước chủ trương sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước Việt Nam, trên các báo đă xuất hiện nhiều tiếng nói tích cực, ủng hộ một sự thay đổi sâu sắc và toàn diện, tránh hiện tượng chắp vá hay chỉ thay đổi bề ngoài, vốn chỉ đưa đất nước vào một giai đoạn phát triển bất ổn mới, bỏ qua nhiều vận hội trước mắt. (10) Tuy nhiên, có nhà nghiên cứu hiến pháp lại đưa ra nhận định: “Ngày hôm nay chúng ta mong đợi một bản hiến pháp hoàn hảo có lẽ hơi ảo tưởng, cũng giống như ảo tưởng một công ty nào đó của Việt Nam có thể tự chế tạo máy bay Boeing hay chip Intel vậy!”. (11) H́nh như lập luận của nhà nghiên cứu hiến pháp này có cái ǵ đấy không ổn:
Hiến pháp không đóng vai tṛ là bộ luật cơ bản nhất, hay khế ước xă hội, hay… chỉ bằng sự hiện hữu của nó. Các giới chức chính trị, các lực lượng có ảnh hưởng trong xă hội phải tôn trọng nó th́ nó mới có giá trị, nó mới có hiệu lực. V́ thế, các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước tới nay phần lớn đều chỉ là mớ giấy lộn không hơn không kém. Thực tế này cũng có nghĩa là một điều kiện cần ở đây là phải phân chia quyền lực nhà nước thành các nhánh độc lập để giám sát và chế ước lẫn nhau.
Năm 1946, khi 95% người Việt Nam bị mù chữ mà chúng ta vẫn có được bản Hiến pháp 1946 th́ không có lư do ǵ khiến chúng ta lại KHÔNG THỂ cho ra đời một bản hiến pháp thật sự phù hợp, khoa học, với tầm nh́n dài hạn vào lúc này (nhất là khi mà dân tộc Việt Nam đă đổ biết bao xương máu, trải qua biết bao thảm cảnh để ngộ ra chân lư như ngày hôm nay). Tại sao bao quốc gia khác không có “nền văn hiến bốn ngàn năm” như chúng ta mà họ lại có được bản hiến pháp dân chủ (Thái Lan, Campuchia, Singapore, v.v.) trong khi chúng ta lại cứ phải “đi từng bước, đừng ảo tưởng”? Từ năm 1992 cho đến khi ra đời bản hiến pháp mới sắp tới (dự kiến vào năm 2013) là 21 năm, tức là mới một “bước” thôi. Vậy liệu chúng ta c̣n phải đi thêm mấy bước nữa để quay lại bản Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp mà ai cũng cho là tiến bộ và dân chủ nhất trong số 4 bản Hiến pháp trước đây của chúng ta và đă ra đời cách nay đến 65 năm, tức là ngót 2/3 thế kỷ? Ai sẽ phải trả giá cho sự chậm trễ này?
Bản Hiến pháp Mỹ ra đời cách đây hơn 200 năm, chứ không phải vừa mới hôm qua. Nó là nền tảng cho sự ổn định và phát triển của nước Mỹ, cho những Boeing hay Intel như ngày nay. Điều đó cũng có nghĩa là không phải đến khi nào người Việt Nam làm ra được những Boeing hay Intel th́ chúng ta mới có quyền “mơ” tới một bản hiến pháp “hoàn hảo”.
Ai ảo tưởng ở đây? Một cá nhân nào đó? Hay cả dân tộc Việt Nam? Cách đặt vấn đề như thế rơ ràng là đă thể hiện một thái độ không đúng mực đối với khát vọng cháy bỏng của cả một dân tộc.
Như Bản Kiến nghị của các nhân sỹ, trí thức ngày 10/7 về việc Bảo vệ và phát triển đất nước trong t́nh h́nh hiện nay và Thư ngỏ gửi lănh đạo Việt Nam về hiểm họa ngoại bang và sức mạnh dân tộc của các trí thức Việt kiều ngày 21/8/2011 đă chỉ rơ, bối cảnh lịch sử lại một lần nữa đặt đất nước chúng ta trước một nguy cơ mới. Liệu chúng ta có tận dụng được thời cơ để đầy lùi mối nguy và vươn lên mạnh mẽ hay không là trách nhiệm đang đặt lên vai các nhà lănh đạo Việt Nam hiện nay. Họ đang có cơ hội để sửa chữa sai lầm và hơn thế, c̣n tạo dựng được chỗ đứng của ḿnh trong lịch sử. Đất nước Việt Nam vốn đă chịu nhiều đau thương và bất công này không thể v́ sai lầm của bất kỳ một cá nhân nào để rồi lại một lần nữa phải ngậm ngùi nh́n thời cơ lịch sử trôi qua. Và nên nhớ rằng chỉ riêng việc chúng ta kư Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ chậm chưa đầy một năm thôi cũng đă khiến cho đất nước bỏ lỡ biết bao cơ hội rồi. (12) Để kết thúc bài viết, xin mượn lời của ông Nguyễn Đ́nh Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, khi ông nhắc lại những cơ hội nhỡ nhàng vô cùng đáng tiếc chỉ do quyết định hơi muộn mằn đó: “Thời đại thay đổi, ḿnh cũng phải thay đổi theo. Không thể cứ bám riết cái đă rất cũ của ḿnh, chỉ làm thiệt ḿnh và bắt dân tộc ḿnh phải trả giá.” (13)
Lê Anh Hùng
Quảng Trị, 10/10/2011
(1)Báo Thanh Niên ngày 26/9/2011: Xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ qua mặt Thái Lan (
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...-thai-lan.aspx).
(2) Báo Dân Trí ngày 28/1/2010: Campuchia xét xử đối tượng nhổ cọc phân giới với Việt Nam (
http://dantri.com.vn/c25/s36-375843/...i-viet-nam.htm)
(3) Báo Dân Luận ngày 18/11/2009: Sự xuống cấp của đạo đức xă hội trong nền kinh tế thị trường và thủ phạm của nó (danluan.org/node/3286).
(4) Báo Công An Nhân Dân ngày 4/10/2011: Ai hưởng lợi từ chính sách b́nh ổn giá? (
http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/.../157353.cand); Báo Lao Động ngày 29/8/2011: Giá hàng b́nh ổn vẫn cao hơn giá thị trường (
http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Gia-ha...truong/56395); Báo Dân Trí ngày 26/7/2011: Loạn giá hàng b́nh ổn (
http://dantri.com.vn/c76/s76-501959/...ng-binh-on.htm).
(5) Báo VnExpress ngày 1/4/2011: Nhà thu nhập thấp bị rao bán gấp đôi giá gốc (
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/b...-doi-gia-goc); Báo VTC News ngày 5/8/2011: Nhà thu nhập thấp, giá chung cư cao cấp (
http://vtc.vn/1-296175/kinh-te/nha-t...-cao-cap.htm); Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày 20/8/2011: Nhà ở cho người thu nhập thấp: Thất bại lớn (
http://dddn.com.vn/20110818024630777...at-bai-lon.htm).
(6) Chủ nghĩa bảo trợ (clientelism): một thuật ngữ dùng để mô tả một hệ thống chính trị mà trái tim của nó là mối quan hệ bất tương xứng giữa giới chính trị gia và các nhóm chịu sự bảo trợ của họ.
(7) OpenDemocracy: The causes of the Greek crisis are in Greek politics (
http://www.opendemocracy.net/openeco...greek-politics).
(8) Từ điển Bách khoa mở Tiếng Việt:
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n.
(9) Báo Sài G̣n Tiếp Thị ngày 16/6/2011: Bộ máy ph́nh to, nhưng vẫn đẩy việc cho Thủ tướng (
http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/14635...Thu-tuong.html).
(10) Báo Sài G̣n Tiếp Thị ngày 4/8/2011: Sửa đổi Hiến pháp: phải rạch ṛi ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (
http://www.sgtt.com.vn/Goc-nhin/1488...tu-phap.html); Báo Vietnamnet ngày 21/9/2011: Góp bàn về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam (
http://wwwz.vietnamnet.vn/vn/chinh-t...iet-nam.html); Báo VTC News ngày 23/9/2011: Cởi nút thắt cho cải cách (
http://vtc.vn/2-302740/xa-hoi/coi-nu...o-cai-cach.htm).
(11) Báo Vietnamnet ngày 6/10/2011: Sửa hiến pháp: Đi từng bước, không ảo tưởng (
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...khong-ao-tuong).
(12) Báo Vietnamnet ngày 8/7/2010: BTA và cơ hội bị bỏ lỡ (
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...o-hoi-bi-bo-lo).
(13) Báo Vietnamnet ngày 8/7/2010: BTA và cơ hội bị bỏ lỡ.
Thongluan