"Suốt nhiều ngày, lực lượng khám nghiệm không thể thu được bất kỳ dấu vết nào. Cuối cùng, toàn bộ phần rác trên nền nhà được gom lại. Anh em đă phải bới t́m từng mảnh vụn trong đống rác này để t́m ra lời giải", đại tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng pḥng Kỹ thuật h́nh sự, Công an Hà Nội cho biết.
2h sáng một ngày tháng 2 giá rét, ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt ở ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Minh Ngân ở ngơ Chùa Liên Phái, phường Cầu Dền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến nhiều người bàng hoàng. Sau khi đội cứu hỏa dập tắt đám cháy, lực lượng chức năng phát hiện thi thể cháy đen nằm trên giường ngủ tại tầng 2 của ngôi nhà.
Cơ quan công an kết luận bà Ngân tử vong do vật cứng đập vào đầu trước khi bị đốt xác. Trước khi tẩu thoát, kẻ thủ ác đă dùng chăn màn, quần áo chất lên người nạn nhân rồi đốt xác phi tang, xóa dấu vết.
"Suốt nhiều ngày, lực lượng khám nghiệm không thể thu được bất kỳ dấu vết nào. Cuối cùng, toàn bộ phần rác trên nền nhà đă được quét và gom lại. Anh em phải bới t́m từng mảnh vụn trong đống rác này để t́m ra lời giải", đại tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng pḥng Kỹ thuật h́nh sự, Công an Hà Nội cho biết.
Từ đống tro tàn, cảnh sát phát hiện thiếu chiếc điện thoại di động của nạn nhân. Hơn một tháng sau, thủ phạm là Trần Chí Công, một đồng nghiệp của bà Ngân đă sa lưới. Trước đó hai người từng quan hệ thân thiết. Do cờ bạc, nợ nần, Công nghĩ cách sát hại bà Ngân để cướp tài sản.
Trong những vụ án đốt xác, hầu như những dấu vết cổ điển như vân tay, vân chân và dấu vết sinh học như mẫu máu, tóc... đã bị mất hết do nhiệt tác động, hoặc quá trình cấp cứu nạn nhân, phun nước chữa cháy. Cán bộ kỹ thuật hình sự phải thu thập và khai thác toàn bộ thông tin tại hiện trường dựa vào những vật dụng còn sót lại sau đám cháy.
"Những chiếc cúc áo, khuyên tai, có khi là dấu than hóa đă tố cáo thủ phạm", thượng tá Lê Tiến Dũng, người từng là Phó pḥng Kỹ thuật h́nh sự tiết lộ.
Cách đây 3 năm, người dân ở phường Trung Ḥa phát hiện xác nữ nhét trong valy có khóa kéo. Xác cô gái trần trụi, co quắp trên khuôn sắt của valy.
|
Thượng tá Lê TIến Dũng cho biết, cuốn sổ đă được than hóa là ch́a khóa giúp cơ quan điều tra phá án vụ KIm Ki Jong. Ảnh: CAND |
Theo thượng tá Lê Tiến Dũng (giờ là Phó Công an huyện Từ Liêm) đêm hôm phát hiện ra vụ việc, Hà Nội đổ mưa, có nơi mưa to nhưng tại hiện trường, mưa chỉ lắc rắc nên những phần than hóa gần như được giữ nguyên vẹn. "Chúng tôi đă thu lại được một quyển sách đă cháy thành tro, khi đưa vào máy soi, lật giở từng trang, "ch́a khóa" của vụ án được làm rơ", ông Dũng kể.
Những ḍng chữ được dịch ra từ tiếng Hàn Quốc có nội dung:
“Tôi đă gặp rất nhiều rủi ro ở Việt Nam… Ngay sau khi gây ra việc này, tôi hy vọng t́nh yêu của Chúa sẽ giúp đỡ cho tôi…”. Phía dưới là một số chữ tiếng Việt được viết với nét chữ nguệch ngoạc. Chỉ vài ngày sau, nghi can Kim Ki Jong, quốc tịch Hàn Quốc đă bị bắt.
Một trong những vụ trọng án gây chấn động dư luận là vụ cô giáo tiểu học đốt cả gia đ́nh anh chồng ở huyện Từ Liêm, Hà Nội mà phải hơn một năm sau, cảnh sát mới t́m ra thủ phạm.
Đêm 24 rạng sáng 25/1/2008, một tiếng nổ lớn phát ra từ ngôi nhà 3 tầng c̣n đang xây dở ở Mỹ Đ́nh. Ngọn lửa lớn bùng lên dữ dội biến ngôi nhà của anh Nguyễn Chí Hưng giống ngọn đuốc khổng lồ. Sau nỗ lực để t́m cách thoát thân, vợ chồng chủ nhà cùng con gái 6 tuổi bị chết cháy.
"Không dấu vết, không nhân chứng, nếu không đánh giá kỹ sẽ chỉ là một vụ tai nạn cháy b́nh thường bởi các nạn nhân không bị thủ phạm tấn công như những vụ án giết người, đốt xác phi tang", thượng tá Dũng chia sẻ.
Hiện trường khá ngổn ngang, 3 chiếc xe máy cháy rụi chỉ c̣n trơ khung. Tại bậc lên xuống cầu thang, xác anh Hưng bị cháy đen thui... Khi xảy ra vụ án, cửa sắt vẫn được khóa bên trong nên lực lượng khám nghiệm đă loại trừ khả năng kẻ thủ ác đột nhập vào từ bên ngoài.
Rất nhiều nghi vấn được đặt ra trong vụ án này, tuy nhiên, lực lượng chức năng không thể t́m ra được manh mối do khi cứu hỏa, nước phun làm xóa nhiều dấu vết hiện trường.
|
Trước vành móng ngựa, Nguyễn Thị Thuận (giữa) thi thoảng cười khẩy, đứng bắt chéo chân, giơ tay lên ngắm nghía... Cô ta không thừa nhận hành vi phạm tội. Ảnh: Anh Thư |
Điều tra viên Đào Trung Hiếu, người trực tiếp có nhiều ngày lấy cung Nguyễn Thị Thuận cho biết, khi bị dẫn giải về trụ sở số 7 Thiền Quang, Thuận dọa: "Danh dự của tôi lớn lắm các ông biết chứ?".
"Thuận tin rằng gần một năm trôi qua, thảm án đă chẳng c̣n lại chút ǵ đủ sức bắt cô ta nói thật. Với một chuyên án truy xét, mà đối thủ lại là người có học, có đủ khôn khéo để che giấu tội lỗi, lại được thời gian hỗ trợ, nếu không có những chứng cứ sắc bén, không đời nào Thuận khai", điều tra viên Hiếu kể lại.
|
Hiện trường vụ cháy nhà anh Nguyễn Chí Hưng. Ảnh: Cơ quan điều tra cung cấp |
"Trong hàng tháng trời, các tổ trinh sát của Pḥng Cảnh sát h́nh sự vẫn âm thầm theo dơi hoạt động của những người trong ṿng nghi vấn. Vụ án tưởng chừng như rơi vào bế tắc nhưng không v́ thế mà các trinh sát nản ḷng", thượng tá Dũng nhớ lại.
Cuối cùng đầu tháng 10/2008, kẻ thủ ác được đưa ra ánh sáng. Chỉ v́ mâu thuẫn với chồng, Nguyễn Thị Thuận đă nhờ 2 đồng hương dùng xăng đốt nhà anh chồng (v́ cho rằng đă bênh vực em trai) để đe dọa...
"Trong những vụ án cháy, các vật chứng liên quan bị cháy thành than khiến cho dấu vết dường như bị xóa hoàn toàn gây áp lực khó khăn khiến các điều tra viên phải góp nhặt từng manh mối để đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng, khiến kẻ phạm tội phải tâm phục khẩu phục", đại tá Nguyễn Văn Quyền, Trưởng pḥng Kỹ thuật h́nh sự, Công an Hà Nội chia sẻ.